Nhà phân tích Ấn Độ: Trung Quốc mới là lý do khiến Mỹ rút khỏi hiệp ước INF
Rajiv Nayan – nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng có trụ sở tại Delhi, Ấn Độ đã đưa ra một trong những ý kiến cho rằng việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF là gây bất ổn cho hòa bình thế giới. Nói với hãng tin Sputnik, ông cho rằng khả năng có một hiệp ước tương tự giữa các cường quốc thế giới trong tương lai gần là rất khó.
Những tên lửa SS-23 bị phá hủy
“Lý do chủ yếu khiến Mỹ rút khỏi INF không phải Nga. Đó chính là Trung Quốc – quốc gia mà Mỹ muốn ngăn chặn trên trường quốc tế. Rõ ràng, Mỹ sẽ cố gắng hết sức để đưa Trung Quốc và một số nước khác như Ấn Độ vào tham gia một hiệp ước tương tự với INF. Tuy nhiên, tôi e rằng một loại hiệp ước như vậy sẽ không có trong tương lai gần, đặc biệt là khi Mỹ là nước đầu tiên đơn phương rút khỏi” – ông Rajiv Nayan nói.
Ông Nayan là người có chuyên môn về vũ khí tiêu diệt hàng loạt và kiểm soát vũ khí.
Washington đã tuyên bố tên lửa 9M729 của Nga vi phạm hiệp ước INF, điều mà Moscow bác bỏ. Ngược lại, Tổng thống Nga Putin khẳng định rằng việc Mỹ sử dụng các tên lửa mục tiêu và triển khai những bệ phóng Mk 41 ở châu Âu kể từ 2014 là sự vi phạm trực tiếp đối với INF.
Video đang HOT
Hiệp ước INF được ký năm 1987 nhằm chấm dứt cuộc đua vũ trang giữa Mỹ và Xô viết khi đó.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói rằng Moscow sở hữu tất cả các phương tiện kỹ thuật quân sự cần thiết để phản ứng với những mối đe dọa từ việc Mỹ rút khỏi INF tạo ra.
Trong thông điệp liên bang hôm 5/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng chính quyền của ông sẽ cố gắng đàm phán một hiệp ước khác để thay thế hiệp ước INF trong khi buộc tội Nga “liên tục vi phạm” các điều khoản của thỏa thuận này.
Hải Yến
Theo GD&TĐ
Ấn Độ có sẵn vũ khí đối trọng với tên lửa Nasr
Sau khi Pakistan tuyên bố phóng thành công tên lửa Nasr có thể khắc chế được S-400, Ấn Độ đã tìm ra cách khác vô hiệu tên lửa này.
Hãng Sputnik dẫn nguồn tin quân sự Pakistan cho biết, lực lượng tên lửa nước này vừa thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Nasr/Hatf-IX. Islamabad tuyên bố tên lửa này có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ tốt nhất của Ấn Độ, bao gồm cả các tổ hợp S-400 New Delhi mua từ Nga.
Các chuyên gia quân sự quan ngại sự xuất hiện của Nasr có thể làm gia tăng nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân tại Nam Á và trên toàn cầu. Thông tấn Nga cho rằng, quân đội Pakistan đã đưa tên lửa Nasr vào biên chế từ năm 2017. Theo mô tả, Nasr là "hệ thống bắn và chạy cơ động với độ chính xác cao".
Pakistan phóng tên lửa Nasr.
Tầm bắn của Nasr lên tới 70 km hoặc xa hơn nữa và nó được thiết kế để đối phó với học thuyết "Cold Start" của Ấn Độ, một kế hoạch tác chiến có tính cơ động cao của quân đội Ấn Độ trong trường hợp xảy ra chiến tranh quy mô hạn chế với Pakistan.
Dù chưa biết khả năng thực sự của Nasr thế nào khi phải đối đầu với S-400 nhưng theo nguồn tin quân sự Ấn Độ, nước này đã có sẵn kịch bản đáp trả khủng khiếp hơn nhiều bằng tên lửa Prithvi-II nếu xung đột xảy ra.
Tên lửa đạn đạo của Ấn Độ có tầm bắn 150 km và sẽ là loại tên lửa lấp vào chỗ trống giữa hệ thống pháo phản lực phóng loạt Pinaka có tầm bắn 70 km và tên lửa Prithvi-II có tầm bắn 350 km hiện tại đang được Ấn Độ tự sản xuất và sử dụng trong quân đội nước này.
Ấn Độ hiện cũng đang nhập khẩu một loại pháo phản lực từ phía Nga có tầm bắn lên tới 90km tuy nhiên đây vẫn là đạn pháo phản lực không dẫn đường. Loại tên lửa Prithvi của Ấn Độ được thiết kế để có thể mang được nhiều loại đầu đạn khác nhau, trong đó có đầu đạn Omni.
Đây là loại đầu đạn được thiết kế để tiêu diệt được cả các mục tiêu chiến lược cũng như chiến thuật. Prithvi là loại tên lửa chỉ có một tầng phóng, sử dụng nhiên liệu rắn và có chiều dài tối đa 7,3 mét, đường kính 42 cm.
Tên lửa có thể triển khai và phóng trong thời gian dưới 1 phút và hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết. Ví dụ như hôm thứ năm vừa rồi khi diễn ra vụ thử, thời tiết đang có mưa lớn nhưng vụ thử vẫn diễn ra đúng như kế hoạch. Loại tên lửa này có trọng lượng tổng cộng 1.280kg trong đó đầu đạn nặng 200 kg.
Phía Ấn Độ chưa tiết lộ chi phí sản xuất của tên lửa đạn đạo Prithvi. Tuy nhiên nước này khẳng định, đây là loại tên lửa có hiệu suất/giá thành tốt nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài phương án dùng đòn đáp trả bằng Prahaar nếu xảy ra xung đột, Ấn Độ còn tính đến việc dùng hệ thống đánh chặn để đối phó với tên lửa tấn công từ đối thủ.
Theo Datviet
Những cuộc chạy đua vũ trụ ở châu Á Không chỉ Mỹ hay Nga, nhiều quốc gia ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc cũng đang tập trung phát triển công nghệ hàng không, vũ trụ. Các quốc gia châu Á bắt đầu cuộc chạy đua không gian. Ảnh minh hoạ: Getty Châu Á hiện nay đang có khoảng 14 chương trình nghiên cứu không gian...