Nhà ở xã hội diện tích tối đa 90 m2
Tại dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề xuất tăng diện tích tối đa của một căn hộ nhà ở xã hội lên 90 m2, thay vì 70 m2 như hiện nay.
Ảnh minh họa
Theo quy định tại Nghị định 188/2013/NĐ-CP hiện hành, về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội, trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo dự án bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước là nhà chung cư thì tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ tối thiểu là 30 m2, tối đa không quá 70 m2, không khống chế số tầng nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chủ đầu tư dự án được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70 m2, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tại dự thảo, Bộ Xây dựng đề xuất quy định về loại nhà và tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội như sau: Trương hơp nhà ở xã hội la nha chung cư thi căn hô phai được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bao đam tiêu chuân, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế mỗi căn hộ có diện tích tối thiểu là 25 m2 sàn, tối đa không quá 90 m2sàn, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tỷ lệ số căn hộ trong dự án phát triển nhà ở xã hội có diện tích sàn từ 25 m2 đến dưới 30 m2 và từ trên 70 m2 đến dưới 90 m2 không quá 20% tổng số căn hộ.
Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 90 m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần và phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tỷ lệ số căn nhà ở xã hội liền kề thấp tầng trong dự án phát triển nhà ở xã hội có diện tích đất xây dựng từ 70 m2 đến dưới 90 m2 không quá 10% tổng số căn nhà.
Video đang HOT
Dự thảo nêu rõ, trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội liền kề thấp tầng thì phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh chấp thuận. Đối với dự án phát triển nhà ở xã hội tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì UBND cấp tỉnh trước khi chấp thuận có trách nhiệm lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
Việc thiết kế nhà ở xã hội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng phải bảo đảm chất lượng xây dựng, phù hợp với quy hoạch và điều kiện tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
Theo_Báo Chính Phủ
Sẽ hạ tiêu chuẩn "giỏi ngoại ngữ" của thứ trưởng
Trao đổi với PV, Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Trung thừa nhận tiêu chuẩn về ngoại ngữ với thứ trưởng là quá cao, song đây mới là dự thảo lần đầu, sẽ sửa ngay cho phù hợp.
Bộ Nội vụ vừa ra dự thảo nghị định về tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước để xin ý kiến nhân dân. Xin ông giải thích việc dự thảo đặt ra tiêu chuẩn về ngoại ngữ rất cao. Chính Bộ trưởng GD-ĐT cũng thừa nhận dạy và học ngoại ngữ ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa đạt chuẩn, vậy đặt ra tiêu chuẩn này có phải là "đánh đố" quá không?
Thực ra đây là dự thảo lần đầu, cho nên không khỏi còn nhiều khiếm khuyết, hoặc có điểm chưa phù hợp và đang được gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, đăng trên trang tin điện tử của Bộ Nội vụ để xin ý kiến nhân dân.
Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, các nhà quản lý, nhà khoa học và nhân dân để hoàn thiện dự thảo.
Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Trung. Ảnh: Lê Anh Dũng
Tiêu chuẩn về ngoại ngữ nêu ra trong dự thảo có thể là yêu cầu quá cao so với thực trạng trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Chúng tôi cũng đang trao đổi với Bộ GD-ĐT để xác định mức tiêu chuẩn ngoại ngữ cho phù hợp với thực tế nhưng cũng phải bảo đảm được yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay và lâu dài. Chúng tôi sẽ điều chỉnh ngay cho phù hợp.
Dự thảo đưa ra những tiêu chuẩn như có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, vậy những tiêu chuẩn này sẽ được đánh giá như thế nào, dựa trên các tiêu chí nào?
Những tiêu chuẩn liên quan đến tinh thần yêu nước, tận tụy phục vụ nhân dân là sự kế thừa quy định hiện nay đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trước đây, hiện nay và trong thời gian tới, người lãnh đạo, quản lý đều phải và luôn luôn phải có tinh thần yêu nước, tận tụy phục vụ nhân dân.
Các tiêu chuẩn này phải được thể hiện thông qua các tiêu chí như: kết quả, thành tích đã đạt được, sự tận tâm, tận lực giải quyết các yêu cầu của nhân dân, như Bác Hồ đã nói: "Những gì có hại cho dân thì hết sức tránh, những gì có lợi cho dân thì hết sức làm", là không gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ... Đó cũng chính là đạo đức công vụ.
Dự thảo nghị định cũng đặt ra các tiêu chuẩn như đang giữ ngạch chuyên viên cao cấp, có lý luận chính trị cao cấp... Xét nền hành chính của nước ta hiện nay, để đạt những tiêu chuẩn này không thể không mất thời gian, vậy có phải là trở ngại đối với những người trẻ tuổi không?
Đây là các tiêu chuẩn được xây dựng không phải chỉ để phục vụ cho việc bổ nhiệm, mà còn để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch nguồn cán bộ và bản thân cán bộ, công chức phấn đấu, đạt tiêu chuẩn. Qua đó, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
Đối với những người trẻ tuổi thì sẽ không có trở ngại gì vì cơ quan có thẩm quyền quản lý phải có trách nhiệm tạo điều kiện để hoàn thành đủ các tiêu chuẩn quy định. Mặt khác, chính các quy định này còn tạo động lực cho lớp trẻ phấn đấu tự khẳng đinh mình.
Là cơ quan soạn dự thảo này, Bộ Nội vụ có liên hệ thực tế ngay trong cơ quan mình để đưa ra những tiêu chuẩn phù hợp và khả thi không?
Khi xây dựng dự thảo này, chúng tôi cũng phải tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung cũng như nghiên cứu yêu cầu của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương và các nhà khoa học, nhà quản lý đóng góp cho dự thảo luôn được chúng tôi quan tâm nghiên cứu và tiếp thu để hoàn thiện.
Bộ Nội vụ cũng đang chuẩn bị tổ chức một số cuộc hội thảo để trao đổi, thảo luận về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau để hoàn thiện, bảo đảm tính khả thi trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến phản biện của các cơ quan, tổ chức, các nhà quản lý, nhà khoa học và nhân dân để hoàn thiện dự thảo.
Theo VNN
Thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai Hiện nay, nhiều người dân muốn mua nhà ở nhưng không đủ lực về tài chính. Một giải pháp tốt cho nhu cầu này là việc các ngân hàng cho phép thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã công bố Thông tư liên tịch hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành...