Nhà ở Trung Quốc rung lắc, vỡ kính vì Triều Tiên thử hạt nhân
Người dân Trung Quốc sống ở biên giới cho biết nhà cửa bị rung lắc, cửa kính vỡ tan khi Triều Tiên thử bom hạt nhân lần thứ 5 sáng nay.
Ông Kim Jong-un trò chuyện với các nhà khoa học hạt nhân Triều Tiên. Ảnh: KCNA.
“Nhà biên kịch Tiểu Lục”, một người dùng Weibo kể anh bị đánh thức lúc 8h30 bởi một trận động đất khiến đồ vật trong nhà rơi xuống, cửa kính vỡ tan, theo SCMP. Tiểu Lục nói anh đã rất sợ hãi và vội chạy ra khỏi nhà ở Diên Biên, khu tự trị dân tộc Triều Tiên, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.
Một người dùng Weibo khác sống tại huyện Trường Bạch, Diên Biên, cho biết khi cảm nhận động đất rõ rệt vào sáng nay, điều đầu tiên cô nghĩ tới là Triều Tiên thử hạt nhân.
“Nơi này không nằm trên vành đai địa chấn, cũng không phải nơi có mỏ dầu, vì thế nếu mặt đất rung lắc mạnh như vậy thì chắc chắn do ông Kim Jong-un cho thử hạt nhân”, cô viết.
Triều Tiên hôm nay tuyên bố thử thành công vụ nổ đối với một đầu đạn hạt nhân, đúng ngày kỷ niệm 68 năm quốc khánh nước này 9/9 và đánh dấu lần thứ 5 Bình Nhưỡng thử hạt nhân. 4 lần thử trước đó diễn ra vào các năm 2006, 2009 và 2013 và đầu năm nay.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết có rung chấn mạnh 5,3 độ Richter xảy ra tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri, Triều Tiên. Mỹ đã cử máy bay thu thập mẫu không khí để xem có bụi phóng xạ gần bãi thử.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên khẳng định không có bụi phóng xạ lọt ra không khí và vụ thử không gây tác động xấu với môi trường.
Số liệu của Trung Quốc cho thấy không có bụi phóng xạ ở hai tỉnh biên giới với Triều Tiên là Cát Lâm và Liêu Ninh.
Video đang HOT
Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay lên án vụ thử hạt nhân của Triều Tiên và kêu gọi nước này ngừng các hành động làm tình hình xấu đi. Trung Quốc cũng cam kết tiếp tục nỗ lực giải giáp hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên qua bàn đàm phán 6 bên, gồm nước này, Mỹ, Nga, Nhật và hai miền Triều Tiên.
Triều Tiên đang phải chịu lệnh trừng phạt khắc nghiệt từ Liên Hợp Quốc do các lần thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân trước đây.
Theo Vnexpress
Đã có câu trả lời chuyện Trung tâm cứu nạn không đưa tàu đi cứu ngư dân gặp nạn
Đại diện nghiệp đoàn nghề cá cho rằng, tàu cứu hộ không cử tàu đi cứu khiến ngư dân tử vong.
Tàu cứu hộ SAR 412 chỉ có tầm hoạt động 270 hải lý
Tử nạn trên biển vì không được cứu chữa
Chiều 22-8, ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), cho hay tàu cá QNg 96569 TS bị nổ bình gas trên biển đã về đến bờ.
Tuy nhiên, 1 trong 2 ngư dân bị thương khi bình gas phát nổ đã tử vong do vết thương quá nặng.
Theo các ngư dân trên tàu, trong lúc đang đánh bắt cách đảo Cô lin (quần đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam) khoảng 60 hải lý thì bất ngờ nghe tiếng nổ lớn từ khoang lái. Lúc này, thuyền trưởng Nguyễn Văn Lượng (42 tuổi) và anh Lê Văn Khuân (40 tuổi, cùng trú Lý Sơn) ở gần bình gas nên bị thương nặng.
Các ngư dân đã nhanh chóng gọi điện báo cho Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải để cầu cứu. Ông Chinh cho hay, ngay sau đó đã báo cho Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Danang MRCC) để yêu cầu cứu nạn.
Nhân viên Danang MRCC trong 1 lần cứu nạn ngư dân
"Tôi cũng gọi ra tận Hà Nội để nhờ các cơ quan chức năng phối hợp với Bộ Ngoại giao lên phương án cứu nạn.
Tôi gọi lúc 18 giờ nhưng đến tận 23 giờ tối mới nhận được câu trả lời. Họ nói rằng Danang MRCC không thể đưa tàu ra cứu nạn.
Lúc này, các ngư dân trên tàu phải tự dựa vào nhau để đưa tàu về cảng.
Anh Lượng do bị mất máu trong 1 thời gian quá dài nên đã tử vong. Nếu được cứu chữa kịp thời, hy vọng sống của anh Lượng cao hơn", ông Chinh nói.
Không thể đi cứu nạn vì tầm hoạt động hạn chế
Trao đổi với PV về sự việc trên, ông Bùi Tấn Nguyên, Giám đốc Danang MRCC, cho biết trung tâm có nhận được thông tin về tàu cá QNg 96569 TS yêu cầu cứu nạn.
Ngay sau đó, Danang MRCC đã xác định vị trí của tàu cá gặp nạn.
"Vị trí tàu gặp nạn cách bờ đến 370 hải lý.
Việc cứu nạn cho tàu vượt quá tầm hoạt động của các tàu cứu nạn SAR.
Lực lượng tàu SAR mang tiếng chuyên dụng nhưng tầm hoạt động cũng hạn chế, chỉ khoảng 270 hải lý", ông Nguyên giải thích.
Tàu cứu nạn của Danang MRCC không thể tiếp cận tàu cá QNg 96569 vì khoảng cách quá xa
Theo ông Nguyên, sau khi xác định không thể tiến hành cứu hộ, tàu cá có ngư dân gặp nạn đã liên lạc với Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để thực hiện tư vấn y tế.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng liên hệ với Bộ ngoại giao Trung Quốc nhờ giúp đỡ.
"Trung tâm đã làm hết sức mình. Tuy nhiên, tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi sau đó bị mất liên lạc.
Đây là trường hợp đáng tiếc chứ không bao giờ có chuyện Danang MRCC bỏ mặc ngư dân trong khả năng có thể cứu được ngư dân", ông Nguyên khẳng định.
Theo Soha News
Singapore bị Trung Quốc cảnh cáo về biển Đông Trung Quốc cảnh cáo Singapore phải tôn trọng quan điểm của Trung Quốc về phán quyết của Tòa Trọng tài về biển Đông, cũng như với sự thống nhất mà Trung Quốc đạt được với ASEAN. Singapore bị Trung Quốc cảnh cáo về biển Đông Trung Quốc vừa lớn tiếng yêu cầu Singapore tôn trọng quan điểm của Trung Quốc về phán quyết...