Nhà nước phải bồi thường oan sai hơn 38,4 tỷ đồng
“Từ đầu năm 2013 đến nay, số tiền Nhà nước phải bồi thường do các hoạt động tố tụng, thi hành án và người dân kiện yêu cầu tòa án bồi thường lên đến 38,4 tỷ đồng. Số tiền này tăng gấp 5 lần trung bình 3 năm trước”.
Đây là thông tin được Bộ Tư pháp đưa ra tại buổi họp báo công tác tư pháp quý III năm 2013 ngày 17/10.
Theo số liệu báo cáo của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và các bộ, ngành, địa phương từ ngày 1/10/2012 đến ngày 30/9/2013, có 82 đơn yêu cầu bồi thường; trong đó đã thụ lý 61 đơn và 21 đơn không đủ điều kiện để thụ lý.
Các cơ quan Nhà nước đã giải quyết xong 48 vụ với tổng số tiền Nhà nước phải bồi thường được xác định trong các văn bản giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật lên đến hơn 38,4 tỷ đồng.
Kết quả giải quyết bồi thường năm 2013 cho thấy số vụ việc thụ lý cao hơn 34% so với năm 2012 và các năm trước, nhưng số vụ việc đã giải quyết xong trong năm 2013 lại thấp hơn 30%. Số tiền Nhà nước phải bồi thường trong năm 2013 tăng gần 5 lần số tiền bồi thường trung bình 3 năm trước đây.
Theo bà Nguyễn Thị Tố Hằng – Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước, số vụ việc yêu cầu bồi thường tăng nhưng vẫn chưa phản ánh hết tình hình khiếu kiện yêu cầu đòi bồi thường của công dân.
Bà Hằng cho rằng, nguyên nhân là do Luật Bồi thường Nhà nước quy định căn cứ yêu cầu bồi thường phải có văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường. Bên cạnh đó, là do tâm lý của người bị thiệt hại, rất e ngại khi phải đối đầu với cơ quan Nhà nước.
Video đang HOT
Theo Đình Quang
Giao thông vận tải
Thực hư câu chuyện rao bán cây sưa với giá 50 tỷ đồng
Tất cả các cây sưa ở đây bán theo kiểu đấu giá, nếu ai được thì hưởng không được thì thôi. Về cây sưa 200 năm tuổi nếu ai bỏ ra 50 tỷ đồng thì sẽ được bán thẳng.
Xung quanh câu chuyện này để hiểu rõ hơn, phóng viên đã tìm về thôn Đông Cốc, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh khảo sát.
Thực tế cho thấy, người dân ở thôn Đông Cốc vẫn đang lo lắng khi nghe thông tin cây sưa 200 năm tuổi ở trong Đình Đông Cốc đang được rao bán với giá 50 tỷ đồng.
Trong vai một người dân đi mua cây sưa, chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Tuế (67 tuổi, thủ từ Đình Đông Cốc), ông Tuế cho biết: Tất cả các cây sưa ở đây bán theo kiểu đấu giá, nếu ai được thì hưởng không được thì thôi. Về cây sưa 200 năm tuổi nếu ai bỏ ra 50 tỷ đồng thì sẽ được bán thẳng.
Khi chúng tôi hỏi hiện nay việc mua bán cây sưa đang bị nghiêm cấm, ông Tuế cho rằng: Khi bán, các cụ sẽ đóng 10% thuế, cho nên thoải mái, không phải lo lắng gì. Còn việc rao bán cây sưa trong Đình Đông Cốc là do các cụ tự quyết.
Khi chúng tôi ra về, ông Tuế không quên nhắc lại nhớ lấy điện thoại để khi nào đấu giá lại báo cho chúng tôi.
Cây sưa 200 năm tuổi đang được rao bán với giá 50 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, trước đây có một người tên Hải đã đến đặt cọc 200 triệu với mục đích mua cây sưa, nhưng vì nhiều lý do khách quan nên vẫn chưa đóng đủ tiền và chưa bán được. Số tiền đặt cọc đó theo như lời ông Tuế thì đã được chính quyền và các cụ đã rút và tiêu hết rồi. Ông Tuế cho hay.
Khi chúng tôi đặt vấn đề về việc gỗ sưa được rao bán, ông Nguyễn Văn Hiến - Chủ tịch xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành cho biết: Trước đây (khoảng năm 2011), các cụ bô lão, ban quản lý thôn có đề xuất việc bán cây sưa trên để trùng tu lại đình, xây dựng nông thôn mới, xây dựng các công trình phúc lợi...
Phía UBND xã đã có đề xuất và làm tờ trình gửi lên các cấp trên (tuyến huyện, tỉnh) để có ý kiến trả lời cụ thể.
Sau khi gửi đề xuất lên các cấp trên, phía xã cũng có ý kiến và gửi lên Cục di sản nhưng đến nay chưa thấy trả lời.
Theo Ban quản lý di tích tỉnh, cây sưa 200 tuổi nằm trong khuôn viên Đình Đông Cốc, đây là một di tích đã được xếp hạng, hơn nữa đây là loại cây nằm trong sách đỏ muốn khai thác và sử dụng phải được sự đồng thuận, cho phép của các cấp có thẩm quyền. Nếu được khai thác thì phải sử dụng nguồn tài chính trên đúng mục đích.
Thời gian gần đây, có một cây sưa nằm ở ngoài đình bị cưa trộm, sau đó được BQL di tích đình bán với giá 350 triệu đồng, ông Hiến cho hay, mình không biết sự việc trên và cũng không nghe thôn báo cáo.
Đến thời điểm hiện tại, vẫn có những đối tác về mua nhưng họ đi thẳng vào thôn chứ không hề qua chính quyền. Phía UBND xã cũng chưa đồng ý cho việc bán hay rao bán cây gỗ sưa. Ông Hiến cho biết thêm.
Cây sưa 400 năm tuổi trong đình Đông Cốc.
Làm việc với phóng viên, ông Lê Xuân Bắc - Trưởng phòng Văn hóa huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cho biết: Việc xin được bán cây sưa để trùng tu di tích Đình Đông Cốc là có thật. Theo đó, vào năm 2012, xã Hà Mãn có làm đơn gửi lên cả Sở Nông Nghiệp, cơ quan quản lý về lâm nghiệp của tỉnh xin được bán cây sưa. Đến tháng 11.2012, tôi xuống kiểm tra được biết có đơn vị định đặt cọc 200 triệu đồng nhưng do có sự chấn chỉnh nên không đặt nữa. Ông Bắc khẳng định.
Mới đây, việc 1 cây sưa khi bị cưa trộm, được các cụ phát hiện và bán giá 350 triệu đồng nhưng ông Bắc cũng không nắm được. Tương tự, việc cây sưa 200 tuổi bị khoan thăm dò 2 lỗ ông Bắc cũng không biết.
Theo ông Bắc, những cây sưa cổ thụ trên có từ lâu đời, nằm trong khuôn viên đình Đông Cốc nên thuộc sở hữu của BQL di tích đình. Tuy nhiên, đây là di tích quốc gia nên việc khai thác tài sản trong di tích phải được sự cho phép của cấp Bộ. Còn việc cây sưa 200 năm tuổi được rao bán 50 tỷ là tin đồn.
Theo Cao Nguyên
Lao động
Mời tổ chức quốc tế nghiên cứu công nghệ sửa chữa mặt cầu Thăng Long Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã đề nghị JICA giúp đỡ nghiên cứu và tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long, đề nghị này đã được JICA chấp thuận. Hiện JICA đang tiến hành khảo sát và lập các phương án kỹ thuật. Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT thừa nhận việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long...