Nhà nước Hồi giáo thách phương Tây chiến đấu trên mặt đất
Trong video mới do phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) công bố, John Cantlie, con tin người Anh bị ép làm tuyên truyền viên bất đắc dĩ, cho biết IS đang chờ một cuộc chiến trên mặt đất với các nước phương Tây, còn anh thì đang chờ bị hành quyết.
John Cantlie (phải) đến Syria hồi năm 2012. Ảnh: AP
Theo Mirror, Cantlie nói rằng nhóm phiến quân IS “đang nóng lòng chờ” một cuộc chiến trên mặt đất với các nước phương Tây và cảnh báo nó không phải là một “cuộc phẫu thuật gọn gàng”. Cũng trong đoạn video, Cantlie cho biết anh đang chờ đến lượt mình bị hành quyết.
Với thần sắc xanh xao và căng thẳng, Cantlie vẫn nói rõ: “Bất kỳ ai hy vọng về một cuộc phẫu thuật đẹp, sạch gọn mà tay không vấy bẩn là một điều cực kỳ đáng ngạc nhiên một khi nó xảy ra”. Đoạn video được cho là ghi ngay sau khi tài xế Anh Alan Henning bị hành hình.
Các phiến quân IS còn công bố bài viết 2.000 từ của Cantlie trên tạp chí của tổ chức này là Dabiq.
“Bốn bạn tù của tôi đã bị IS hành hình theo cách đáng kinh sợ nhất sau khi chính phủ Anh và Mỹ rõ ràng đưa ra một quyết định chung là không thảo luận về các điều khoản để trả tự do cho chúng tôi. Và giờ, trừ khi có điều gì đó thay đổi rất nhanh và rất căn bản, tôi chờ đến lượt mình (bị hành quyết). Tôi đã chứng kiến khi James Foley, Steven Sotloff, David Haines và Alan Henning bước ra khỏi cửa, cứ hai tuần một người, từ ngày 18/8, biết rằng họ sẽ bị sát hại”.
Cantlie miêu tả họ rất thân thiết khi bị giam chung, an ủi nhau và cùng cầu nguyện mỗi ngày, và giờ chỉ còn anh trong căn phòng tối. Gửi tới vợ, bạn bè, gia đình và truyền thông, Cantlie thúc giục họ gây áp lực với chính phủ Anh để thực hiện điều mà các nước châu Âu khác đã làm là trả tiền chuộc cho phiến quân IS, theo The Times.
Cuối bài báo, Cantlie bày tỏ không sợ hãi trước cái chết, anh đã sống trong điều kiện cầm tù trong một thời gian dài. “Nhưng nếu đó (cái chết) là điểm đến cuối cùng của mình, tôi muốn nhìn nó ở khía cạnh đây là một cuộc chiến công bằng và không phải là một thỏa hiệp giả dối”.
Video đang HOT
Một số bạn của Cantlie và là chuyên gia về IS nói họ tin bài báo là do chính Cantlie viết. Olivier Guitta, một cố vấn về an ninh cho rằng cách viết và tâm trạng của người bị cầm tù hai năm cho thấy đó có thể là Cantlie. Gia đình anh cũng thúc giục chính phủ Mỹ và Anh thay đổi quan điểm, đối thoại với các phiến quân IS.
Nhà báo Anh Cantlie bị bắt cóc ở Syria vào tháng 7/2012. Trong video công bố hôm 29/9, Cantlie chỉ trích Mỹ về chiến lược không kích và hỗ trợ các lực lượng bộ binh chống lại nhóm cực đoan. Cha Cantlie hôm 3/10 khẩn cầu IS trả tự do cho con trai, sau khi phiến quân chặt đầu tài xế Anh Alan Henning.
Cuối tuần qua, sau 5 năm kết thúc hoạt động quân sự tại Iraq, Anh điều 12 huấn luyện viên của quân đội đến Erbil, Iraq để giúp lực lượng người Kurd sử dụng súng máy chống lại các phiến quân IS.
Khánh Lynh
Theo Vnexpress
Những đại dịch khủng khiếp giết chết nhân loại
Kể từ năm 541, dịch hạch đã nhiều lần thành đại dịch trên thế giới giết chết hàng trăm nghìn người. Dịch tả, cúm và SARS cũng từng gây khủng hoảng toàn cầu.
Đại dịch đầu tiên là bệnh dịch hạch Justinian những năm 541 và 542, lấy đi sinh mạng của 5.000 người ở châu Âu, Bắc Phi và Nga, được mệnh danh là "Cái chết đen". Yersinia Pestis là virus gây bệnh dịch hạch này. Người mắc bệnh có những triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi, hoại tử (các mô trong cơ thể bị chết) và sưng hạch bạch huyết, đặc biệt ở nách và háng. Bản đồ này cũng chỉ ra đại dịch "Cái chết đen" giai đoạn 1346-1350 lan rộng làm rung chuyển Châu Âu, Trung Đông, Nga và phía bắc châu Á. 2/3 số người bị nhiễm bệnh thiệt mạng chỉ trong vòng 4 ngày.
Một đại dịch hạch khác xảy ra vào năm 1665, được gọi là Dịch bệnh lớn của London (Anh), giết chết khoảng 100.000 người (15% dân số London vào thời điểm đó). Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis qua vết cắn của bọ chét ký sinh trên cơ thể chuột nhiễm bệnh.
Không rõ nguyên nhân gây ra bệnh dịch hạch, vì thế thời kỳ ấy người London dùng các biện pháp mê tín dị đoan để bảo vệ họ bao gồm việc đeo bùa may mắn, dùng bột sừng lân và lông gà để hút các chất độc ra khỏi cơ thể. Một số biện pháp thực tế hơn như hút thuốc lá, đặt tiền vào trong bát dấm để diệt khuẩn cũng được sử dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch hạch.
Đại dịch tả năm 1829-1851 ảnh hưởng đến hầu hết vùng bán cầu Bắc. Dịch bùng phát dọc theo đồng bằng sông Hằng và sông Ấn, từ đó lây lan khắp các tuyến đường thương mại với châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ vào năm 1829 và kéo dài hơn 20 năm. Các triệu chứng bao gồm nôn mửa và tiêu chảy. Căn bệnh này đã giết chết hơn 100.000 người.
Năm 1919, đại dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát trùng với giai đoạn kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Dịch sau đó tấn công toàn thế giới.
Đó là một trong những đại dịch ghê gớm nhất trong lịch sử, giết chết ít nhất 75 triệu người từ năm 1918 đến 1923. Triệu chứng ban đầu của bệnh là sốt, ớn lạnh, nhức đầu, hắt hơi, đau họng và mệt mỏi.
Bản đồ cho thấy dịch hội chứng hô hấp cấp (SARS), xảy ra vào năm 2002.
Bệnh bắt đầu ở Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng khắp châu Á trong 12 tháng, giết chết khoảng 775 người.
Năm 2014 nhân loại chứng kiến đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử - dịch Ebola (EVD) với tỷ lệ tử vong khoảng 50% người nhiễm bệnh, hiện hơn 3.800 người đã chết. Các khu vực bị ảnh hưởng của Tây Phi được thể hiện trên bản đồ.
Cả thế giới đang chung tay chống dịch Ebola với sự lo ngại bệnh lan rộng toàn cầu với tốc độ chóng mặt. Bệnh chưa có thuốc chữa cũng như văcxin phòng ngừa. Hiện dịch hoành hành ở 4 nước Tây Phi, đã xuất hiện người bệnh ở Mỹ, Tây Ban Nha... và nguy cơ lớn lây sang Châu Âu.
Thử nghiệm văcxin Ebola cho các tình nguyện viên đầu tiên ở Châu Phi. Các chuyên gia y tế đang hy vọng sẽ sớm tìm ra thuốc chữa bệnh Ebola để ngăn chặn cơn đại dịch lan rộng. Ảnh: BBC.
Thi Trân
Sai lầm thường gặp khi ăn sáng Ăn quá nhiều vào bữa sáng làm cơ thể buồn ngủ và lười hoạt động. Ăn thức ăn với nước trái cây hoặc nước sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa. Buổi tối khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi thì não vẫn hoạt động nên buổi sáng cơ thể cần nạp năng lượng. Để có bữa sáng tốt nhất, cần tránh...