Nhà nước Hồi giáo âm mưu giả làm dân tị nạn
Ngày 5-10 (giờ địa phương), đài phát thanh Deutsche Welle (Đức) đưa tin cơ quan tình báo Mỹ đã nghe lén điện đàm của thủ lĩnh phiến quân Nhà nước Hồi giáo và phát hiện âm mưu tấn công châu Âu.
Tổ chức này sẽ cử một toán bốn tên giả làm dân tị nạn chạy từ Syria sang Thổ Nhĩ Kỳ, kế tiếp toán này dùng hộ chiếu giả đến Tây Âu tổ chức tấn công khủng bố, trong đó có Đức. Kết quả nghe lén cũng cho thấy Nhà nước Hồi giáo đã bị cấm đi lại bằng máy bay vì các sân bay kiểm tra an ninh quá nghiêm ngặt.
Cùng ngày, tổ chức thánh chiến Ai Cập Ansar Bait al-Maqdis (Đội biệt động Jerusalem) đã đăng trên trang Twitter băng video hành hình bốn con tin được cho là làm gián điệp cho quân đội Ai Cập và cơ quan tình báo Israel. Tổ chức Ansar Bait al-Maqdis đã nhiều lần tuyên bố ủng hộ Nhà nước Hồi giáo. Trong băng có hình ảnh vào giữa tháng 9, tên phát ngôn Nhà nước Hồi giáo hô hào các phần tử khủng bố ở Sinai sát hại các binh sĩ Ai Cập. Đây là băng video hành hình thứ hai được Ansar Bait al-Maqdis phát tán.
Trong khi đó tại Iraq, chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo sắp gia tăng cường độ. Cuối tuần trước, lần đầu tiên Mỹ đã điều trực thăng Apache không kích. Ngày 5-10, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian thông báo với chín máy bay Rafale, Pháp sẽ tăng cường tuần tra lên hai phi vụ mỗi ngày.
Video đang HOT
Chiều 5-10, lần đầu tiên máy bay F-16 của Bỉ đã ném bom phiến quân Nhà nước Hồi giáo ở Iraq. Cùng ngày, các máy bay F-16 của Hà Lan lần đầu tiên bay trên không phận Iraq và sẵn sàng tham gia không kích. Đêm 5-10, các máy bay Super Hornet của Úc cũng đã bắt đầu bay trên không phận Iraq làm nhiệm vụ ngăn chặn và hỗ trợ đường không.
Theo H.DUY
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh
Đài Loan: Tập trận chống Trung Quốc, chiến đấu cơ hạ cánh trên đường cao tốc
Đài Loan đã phô diễn khả năng của chiến đấu cơ và máy bay cảnh báo sớm của nước này bằng cách cho máy bay hạ, cất cánh và tiếp nhiên liệu trên đường cao tốc, trong cuộc tập trận với giả định các căn cứ không quân của hòn đảo này bị Trung Quốc tấn công.
Cuộc tập trận đầu tiên kiểu này kể từ năm 2011 là nhắc nhở cho thấy sự thù địch vẫn còn giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục, bất chấp mối quan hệ giữa hai bên đã nồng ấm trong thời gian vừa qua.
"Viễn cảnh của cuộc tập trận là các căn cứ không quân bị hư hại nặng sau các đợt tấn công dồn dập của tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của Trung Quốc", Thiếu tướng Hung Kuang-min cho biết với các phóng viên.
3 chiến đấu cơ, một chiếc F-16, một Mirage 2000-5 và một chiến đấu cơ do Đài Loan tự phát triển Indigenous Defence, đã tập hạ cánh xuống đường cao tốc ở huyện Chiayi, miền nam Đài Loan, và tiếp nhiên liệu, chất tên lửa, đạn dược, trước khi cất cánh trở lại.
Cuộc diễn tập hôm nay lần đầu tiên có sự tham gia của E-2K, một máy bay cảnh báo sớm do Mỹ sản xuất.
Khoảng 1.200 binh sỹ đã được huy động cho cuộc diễn tập. Đây là một phần của cuộc tập trận có mật mã "Han Kuang 30", nhằm đánh giá khả năng tự vệ của Đài Loan trước một cuộc xâm lược của Trung Quốc đại lục.
Mối quan hệ Trung-Đài đã cải thiện đáng kể từ năm 2008, sau khi ông Mã Anh Cửu lên nắm quyền, thúc đẩy du lịch và thương mại giữa hai bên. Năm 2012, ông đã tái trúng cử.
Song Trung Quốc từ chối loại bỏ sử dụng vũ lực nếu Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập. Đài Loan và Trung Quốc đại lục bị chia cắt vào cuối cuộc nội chiến năm 1949.
Trung Anh
Theo Dantri/ AFP
Chiếc F-16 của Mỹ từng nhận lệnh "tự sát" trong vụ khủng bố 11/9 Một trong hai chiến đấu cơ F-16 đầu tiên cất cánh vào sáng ngày 11/9/2001 có nhiệm vụ ngăn chặn chuyến bay số 93 của United Airlines mà không hề có vũ khí. Sáng sớm ngày 11/9 lịch sử, thiếu uý Heather "Lucky" Penney đang ở trên đường băng ở Căn cứ không quân Andrews và đã sẵn sàng tung cánh lên trời....