Nhà nước chính thức sở hữu 100% cổ phẩn Ngân hàng Xây dựng
Sáng nay 5/3, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông cáo báo chí về việc mua toàn bộ cổ phần và chuyển đổi Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng thương mại TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Cũng trong sang nay, Ngân hàng Nhà nước đã bổ nhiệm lãnh đạo mới của Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam. Theo đó, ông Nguyễn Văn Tuân giữ cương vị Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng. Ông Đàm Minh Đức tiếp tục đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc.
Ông Nguyễn Văn Tuân là Phó tổng giám đốc phụ trách mảng ngân hàng bán lẻ của Vietcombank, được ngân hàng điều động sang giúp ổn định tình hình VNCB năm ngoái sau sự cố nguyên lãnh đạo VNCB bị bắt giam.
Ông Nguyễn Văn Tuân sinh ngày 16/9/1969, là Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ tháng 6/2007. Trước đó ông Tuân làm trưởng phòng, trợ lý của Tổng giám đốc Vietcombank.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay: Thời gian qua, hoạt động của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) đã bộc lộ nhiều yếu kém, việc quản trị, điều hành ngân hàng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật.
Trước tình hình đó, để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã quyết định đặt Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Thời gian qua, hoạt động của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB)đã bộc lộ nhiều yếu kém, việc quản trị, điều hành ngân hàng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật.
Với tổn thất tài chính nặng nề, trong khi Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam không có các giải pháp tái cơ cấu khả thi theo yêu cầu của NHNN, nên NHNN đã quyết định mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.
Quyết định này được NHNN đưa ra nhằm xử lý dứt điểm các vấn đề của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, căn cứ quy định của Luật các TCTD, Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 1/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
NHNN khẳng định: “Đây là biện pháp can thiệp của Nhà nước cần thiết nhằm đảm bảo mục tiêu giữ ổn định hệ thống các TCTD, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp cũng như giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội theo đúng định hướng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.
Theo đó, NHNN trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam với sự tham gia quản trị, điều hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), một trong các NHTM nhà nước lớn, có uy tín nhất hiện nay.
Sau khi tiếp quản Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, NHNN sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai phương án tái cơ cấu xử lý những tồn tại, yếu kém đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồng thời triển khai các giải pháp phát triển Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam hoạt động an toàn, đúng pháp luật
“Với vai trò của NHNN trong việc tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng, cùng sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, phương án tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng sẽ đạt được các mục tiêu đề ra”, NHNN nhấn mạnh.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã tuyên bố quyết định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của VNBC với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần.
Với việc NHNN nắm quyền sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và Ngân hàng TMCP Ngoại thương tham gia quản trị, điều hành VNBC, VNBC có điều kiện thuận lợi hơn trong việc triển khai thành công phương án tái cơ cấu được duyệt và phát triển hoạt động kinh doanh theo hướng an toàn, hiệu quả hơn. Đồng thời, các quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại VNBC sẽ tiếp tục được đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Tiếp nhận Bộ bản đồ và tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Sáng 2-3, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trao tặng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử".
180 tư liệu, bản đồ được trao tặng là một phần trong số các tư liệu thu thập được tại Việt Nam và một số nước trên thế giới, có giá trị pháp lý và lịch sử trong việc khẳng định và chứng minh "Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ rất sớm, bằng con đường hòa bình và được các triều đại phong kiến, các Nhà nước Việt Nam sau này liên tục thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo này". Nhiều tư liệu, bản đồ do Nhà nước phương Tây và Trung Quốc công bố hàng trăm năm qua cho thấy, Trung Quốc không có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Bộ bản đồ và tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử". Ảnh: Minh Nhã
Tại buổi lễ trao tặng, Ban tổ chức đã trưng bày Bộ sưu tập 19 Châu bản của Vương triều Nguyễn, có niên đại từ thời Minh Mạng (1820-1841) đến triều Bảo Đại (1925-1945) phản ánh quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền dưới triều Nguyễn, do Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) nghiên cứu, tuyển chọn, biên dịch, công bố, nhà nghiên cứu Phan Thuận An sưu tầm, hiến tặng; Phiên bản 5 văn bản Hán Nôm từ năm Gia Long thứ 2 (1803) đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) ghi lại việc thành lập đội quân ra khảo sát các xứ của Hoàng Sa; Tập bản đồ gồm 60 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay; Một số hình ảnh về Trường Sa ngày nay...
Tư liệu "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử" trưng bày tại buổi lễ. Ảnh: Minh Nhã
Các tư liệu được trao tặng lần này đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các nhà khoa học, địa phương, tổ chức sưu tầm, thẩm định và tổ chức 22 cuộc triển lãm tại 15 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh, các tư liệu trao tặng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng lần này sẽ góp phần tri ân những chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Tổ quốc, đồng thời tri ân đồng bào, đồng chí trong và ngoài nước đã dày công sưu tầm, lưu giữ những tư liệu quý giá về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo Khánh Huyền
Quân đội nhân dân
Lỗi "chết người" ở những nạn nhân của "siêu lừa" Huyền Như Vì tin tưởng "sếp", Tuyết Anh đã tình nguyện lấy tài khoản của mẹ chồng đưa cho Huyền Như sử dụng. Tuy nhiên, cô không hề biết, hành động của mình đã vô tình giúp sức cho "sếp" lừa đảo số tiền khủng lên đến 210 tỉ đồng. Cũng vì điều này, trong phiên tòa sơ thẩm, Tuyết Anh đã phải nhận mức...