Nhà nông xứ sen hồng giã biệt thuốc lá
Với việc làm tốt công tác truyền thông, đặc biệt mở nhiều lớp tập huấn phòng chống tác hại thuốc lá… nên giờ đây nhận thức của nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp về tác hại của thuốc lá đã thay đổi rõ rệt. Nhiều nông dân đã từ bỏ thuốc lá, hoặc biết hút thuốc lá đúng nơi quy định.
Hào hứng tham gia
Là nông dân đã nhiều năm hút thuốc lá, ông Lê Văn Hải (63 tuổi ở xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) từng nghe nói hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, thế nhưng ông không tin. Ông Hải cho biết: “Cách đây 2 tháng, tôi đi khám, bác sĩ nói tôi viêm phổi. Nghe thông tin vậy, con cháu giận lắm, cấm tôi hút thuốc. Tôi cũng muốn bỏ hút thuốc nhưng chưa biết phải cai thế nào vì cứ lúc buồn thèm…”.
Đang loay hoay tìm cách cai nghiện thuốc lá thì tháng 7 vừa qua, ông Hải được Hội ND xã, Hội ND huyện mời tham gia lớp tập huấn phòng chống tác hại thuốc lá. Ban đầu ông nghĩ mình đã cao tuổi, đi học cũng ngại, nhưng nhờ sự động viên của các hội viên nông dân khác nên ông Hải đã tham gia lớp tập huấn.
Nông dân tham gia tập huấn phòng chống tác hại thuốc lá ở huyện Cao lãnh (Đồng Tháp). Ảnh: P.V
“Thông qua các câu lạc bộ nông dân với pháp luật, Hội ND tỉnh đã yêu cầu các cấp hội phải tuyên truyền lồng ghép nhiều thông tin quan trọng như chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Luật Giao thông, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và cả Luật Phòng chống tác hại thuốc lá…”.
Video đang HOT
Bà Phan Thị Kim Nhung
Ông Hải tâm sự, không ngờ tham gia lớp tập huấn lại được cập nhật nhiều kiến thức hay vậy. “Trước đây tôi không hề biết là có quy định cấm hút thuốc lá trong nhà hàng, khách sạn và trong nhà…, thế nên đôi lúc vẫn hút thuốc lá ở những vị trí này. Giờ biết rồi thì sẽ tuân thủ quy định thôi” – ông Hải nói.
Đặc biệt, điều khiến ông Hải vui mừng nhất là, thông qua lớp tập huấn, ông được bác sĩ hướng dẫn, tư vấn cho địa chỉ để hỗ trợ ông cai nghiện thuốc lá. Ông dự tính sẽ cai nghiện dần và bỏ hút thuốc lá trong thời gian tới.
Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Văn Phúc – Trưởng Khoa truyền thông (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đồng Tháp) là người trực tiếp đứng lớp tập huấn cho nông dân về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bác sĩ Phúc cho biết, qua lớp tập huấn, nhận thức của các nông dân đã thay đổi rõ rệt. Phần đông tỏ ra lo sợ vì tác hại của thuốc lá, số khác thì nhận thấy trách nhiệm trong việc giữ gìn không khí trong lành cho cộng đồng và quyết tâm từ bỏ hút thuốc lá.
Ông Phúc cũng cho biết, nhiều nam nông dân quan tâm tới chế tài xử phạt; nơi cai nghiện thuốc lá; chi phí cai nghiện thuốc lá…
“Ngoài phòng cai nghiện thuốc lá ở Bệnh viện Phổi Đồng Tháp, tôi cũng hướng dẫn những người có nhu cầu cai nghiện gọi điện qua đường dây tư vấn thuốc lá miễn phí của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) là 18006606 để được hỗ trợ” – ông Phúc nói.
Ông Phúc cho biết, điều khó nhất lúc này là hệ thống phòng khám, phòng cai nghiện thuốc lá ở Đồng Tháp còn quá ít. Những người có nhu cầu cai nghiện thuốc lá thì chưa được hỗ trợ kinh phí nên một thời gian sau họ từ bỏ ý định đó luôn.
Hơn 1.000 nông dân được tập huấn
Bà Phan Thị Kim Nhung – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Đồng Tháp cho biết, năm 2020 tỉnh tổ chức triển khai 11 lớp tập huấn phòng chống tác hại thuốc lá cho nông dân ở các cấp hội.
Gần đây nhất, ngày 22/7, Hội ND tỉnh và Ban Xã hội – Dân số, Gia đình (T.Ư Hội NDVN) vừa phối hợp tổ chức 6 lớp tập huấn về phòng, chống tác hại thuốc lá cho 990 cán bộ chi, tổ hội, hội viên, nông dân ở các khóm, ấp thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn các huyện Lấp Vò, Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, TP.Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự.
“Các lớp tập huấn đã trang bị những kiến thức cơ bản giúp cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện tốt công tác phòng chống tác hại thuốc lá. Đồng thời đây cũng là kênh giúp nam nông dân gương mẫu, tự giác chấp hành các quy định về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, hạn chế tác hại của việc hút thuốc lá trong cộng đồng” – bà Nhung nói.
Cũng theo bà Nhung, ngoài các lớp tập huấn phối hợp với T.Ư Hội, tỉnh hội còn phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp mở thêm nhiều lớp tập huấn cho nông dân 11/12 huyện, thị xã của tỉnh. Đến nay tỉnh hội đã mở được 11 lớp tập huấn cho hơn 1.000 nông dân, hội viên và cả cán bộ hội nòng cốt. Trung bình mỗi lớp từ 100 -120 thành viên.
“Điều đáng mừng là qua tập huấn nhận thức của nông dân về việc hút thuốc cũng thay đổi. Tình trạng hút thuốc lá trong đám cưới, đám hỏi, ma chay… cũng giảm rõ rệt. Nhiều nam nông dân hiểu hút thuốc lá có hại nên hạ quyết tâm bỏ thuốc ” – bà Nhung nói.
Lợi thế lớn từ dân số ổn định
Những năm gần đây, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân. Nhờ vậy, tỉnh đã thu được một số kết quả quan trọng.
Già làng dân tộc Cơ Ho ở huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) nói chuyện với con cháu về kế hoạch hóa gia đình.
Để người dân nắm bắt kịp thời những kiến thức về dân số một cách cặn kẽ, Chi cục DS-KHHGĐ Lâm Đồng chủ động phối hợp các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện triển khai tuyên truyền các hoạt động: Chăm sóc sức khỏe sinh sản; tác hại của hủ tục tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh; lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sàng lọc sau sinh; thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình... Công tác truyền thông đã có nhiều đổi mới, phù hợp từng đối tượng, từng vùng cụ thể, trong đó ưu tiên những nơi có mức sinh cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hay tập trung nhóm đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và sinh con một bề, nhóm đối tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, vị thành niên và thanh niên. Công tác đào tạo, tập huấn về chuyên môn, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết cho cán bộ, người dân, nhất là đội ngũ làm công tác dân số - y tế cũng được triển khai đồng bộ. Bên cạnh đó, tỉnh quan tâm mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Nhờ vậy, đến nay, người dân đã nhận thức được những lợi ích khi thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ. Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ dần chấp nhận quy mô gia đình nhỏ "mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con". Các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội lồng ghép nội dung dân số vào chương trình công tác của từng đơn vị. Chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã quan tâm đến sức khỏe của bản thân, chú trọng sức khỏe sinh sản, khám phụ khoa và tự nguyện tham gia các chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ. Mặt khác, người dân đã hiểu được tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sàng lọc sau sinh, hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh...
Chi cục trưởng DS - KHHGĐ tỉnh Lâm Đồng Đinh Đức Thọ cho biết: Hằng năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đều ban hành các văn bản liên quan đến công tác dân số và chỉ đạo sát sao các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan lồng ghép công tác dân số vào chương trình công tác và đánh giá hằng năm của các đơn vị. Đáng chú ý, công tác dân số trên địa bàn có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tham gia tích cực của những người có uy tín trong cộng đồng, như già làng, trưởng bản trong việc vận động người dân thực hiện chính sách dân số. Ngay sau khi Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về "Công tác dân số trong tình hình mới" được ban hành, Chi cục DS - KHHGĐ chủ động tham mưu Sở Y tế trình Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW trên địa bàn. Qua gần ba năm triển khai thực hiện đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu Chiến lược Dân số và sức khỏe tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017 - 2020 và một số đề án đã và đang triển khai. Để Nghị quyết số 21-NQ/TW đi vào cuộc sống, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã chỉ đạo tất cả 12 huyện, thành phố ban hành nghị quyết thực hiện kế hoạch của Tỉnh ủy, căn cứ tình hình thực tế của địa phương để đề ra nhiệm vụ và giải pháp có hiệu quả.
Công tác dân số không chỉ dừng lại ở việc sinh con ít hay nhiều mà đã được mở rộng với nhiều vấn đề như: Chất lượng dân số, quy mô và cơ cấu dân số; mất cân bằng giới tính và những vấn đề mới đặt ra... đúng như tinh thần Nghị quyết số 21 là chuyển công tác DS - KHHGĐ sang dân số và phát triển. Nhờ triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, cho nên công tác dân số ở Lâm Đồng đã có những chuyển biến tích cực, người dân đã tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Một số chỉ tiêu cơ bản của công tác dân số đã đạt và vượt như: Tổng tỷ suất sinh giảm xuống còn 2,11 con/phụ nữ; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn 11,58%; tỷ số giới tính khi sinh xuống còn 110 trẻ trai/100 trẻ gái; tuổi thọ trung bình của người dân trên địa bàn là 73,9 tuổi (nam là 71,2 và nữ là 76,6 tuổi).
Phật giáo Đắk Lắk sơ kết Phật sự 6 tháng đầu năm Sáng 20-7, tại chùa Phổ Minh (P.Tự An, TP.Buôn Ma Thuột), BTS GHPGVN tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm. Quang cảnh hội nghị Phát biểu khai mạc, HT.Thích Châu Quang, UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Đắk Lắk cho biết đây là dịp để nhìn lại những việc đã làm được...