Nhà nông “sống dở chết dở” vì thông tin thất thiệt trên báo
Gần đây, khái niệm liên kết “6 nhà” gồm nhà nông – Nhà nước – nhà đầu tư – nhà băng – nhà khoa học – nhà phân phối đã được đề cập đến nhằm đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ nông sản. Nhưng có lẽ, trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, một thông tin thiếu khách quan có thể “giết” cả một vùng sản xuất thì nên chăng cần có vai trò của một “nhà” thứ 6 là… nhà báo?
Những ngòi bút vô tình… gây họa
Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà ( Hải Dương) đang vào vụ thu hoạch rộ, nhưng trước đó, những thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ đã “ nóng” trên các diễn đàn, mạng xã hội. Đáng chú ý, clip người đàn ông tức giận ném vải xuống sông vì giá bán quá rẻ mạt, hình ảnh vải vứt đầy ven đường làm người dân hoang mang. Không chỉ vậy, một phóng sự của một đài truyền hình uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp được phát phản ánh tình trạng tiêu thụ khó khăn của những người trồng vải.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang có thư mong muốn báo NTNN hỗ trợ tiêu thụ vải thiều. Ảnh: I.T
“Theo tôi, báo chí phải như những chiến sĩ trinh sát, phát hiện những mô hình hay, cách làm độc đáo và cả những bất cập, hạn chế còn tồn tại để phản ánh; mô hình hay cho mọi người tham khảo, điều còn hạn chế để chính quyền, ngành chức năng tiếp thu, rút kinh nghiệm”. Ông Vũ Tiến Nam -
Giám đốc Công ty TNHH
Nông sản Organic
Ngay lập tức, các ý kiến phản đối “dậy sóng” cư dân mạng, ngành chức năng tỉnh Bắc Giang cũng lập tức có thông cáo gửi các cơ quan báo chí trấn an dư luận vì thời điểm đó vải thiều “xịn” chưa vào vụ, chỉ cần một thông tin trái chiều, tiêu cực cũng có thể khiến việc tiêu thụ vải của bà con gặp nhiều khó khăn.
Năm 2016, một doanh nghiệp chuyên kinh doanh nhãn lồng Hưng Yên cũng “sống dở chết dở” vì thông tin thất thiệt trên báo chí. Ông Vũ Tiến Nam – Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Organic, đơn vị tham gia cung ứng nhãn cho nhiều thị trường trong và ngoài nước cho biết: “Chỉ có 2 từ trong một bài báo không được cắt nghĩa rõ ràng cũng khiến doanh nghiệp của tôi lao đao. Công nghệ bảo quản nhãn tôi mua của một chuyên gia có uy tín, có tích hợp cả công nghệ của Úc, áp dụng công nghệ bảo quản này tôi đã đưa 2 công nhãn vào TP.HCM, xuất khẩu sang Mỹ thuận lợi.
Sau đó, có một bài báo nói tôi dùng lưu huỳnh để xông với hun bảo quản nhãn. Thực tế, xông hay hun là cách làm thủ công, còn công nghệ của tôi là sử dụng lưu huỳnh để bảo quản sinh tiết khô, công nghệ này đã được giám định đảm bảo chất lượng và an toàn”.
Bài báo đó đã khiến hoạt động kinh doanh, xuất khẩu nhãn của doanh nghiệp ông Nam chững lại. “Mọi thứ đang lưu thông một cách tự nhiên, theo guồng quay nhất định, bỗng dưng khựng lại, không chỉ doanh nghiệp của tôi bị ảnh hưởng mà cả những nông dân tham gia chuỗi liên kết cũng lao đao theo” – ông Nam nói.
Trong năm 2015, thông tin nông dân đồng bằng sông Cửu Long sử dụng túi bao trái xoài của Đài Loan có độc được in trên một tờ báo chính thống và sau đó xuất hiện thêm ở một vài trang tin điện tử, thông tin này như một “đòn chí mạng” giáng xuống nông dân khi giá xoài từ mức 30.000 đồng/kg lao xuống còn 13.000 – 15.000 đồng/kg, thậm chí chỉ còn 10.000 đồng/kg nhưng cũng bán không được.
Video đang HOT
Sầu riêng từng lao đao vì tin xấu. Ảnh: I.T
Mới đây, trái sầu riêng cũng dính phải “vạ” từ những thông tin thất thiệt trên báo chí, cụ thể, trong năm 2015, đã có một số bài viết cho rằng nông dân đang sử dụng hóa chất độc hại để làm trái cây nhanh chín. Thông tin đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ nhiều loại trái cây trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, nhất là các loại trái cây như mít, sầu riêng…
Trước tình hình đó, cuối năm 2015, các hiệp hội, chính quyền địa phương đã phải tổ chức một buổi tọa đàm để minh oan cho chất làm trái cây nhanh chín Ethephon.
Rõ ràng, những bài báo này đôi khi giống như một chất “cực độc” đẩy nông dân lâm vào cảnh lao đao vì không thể bán được hàng.
Vai trò “trinh sát” của báo chí
Ông Vũ Tiến Nam cho rằng, trong một xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay vai trò của báo chí là vô cùng quan trọng. “Theo tôi, báo chí phải như những chiến sĩ trinh sát, phát hiện những mô hình hay, cách làm độc đáo và cả những bất cập, hạn chế còn tồn tại để phản ánh; mô hình hay cho mọi người tham khảo, điều còn hạn chế để chính quyền, ngành chức năng tiếp thu, rút kinh nghiệm”- ông Nam nói.
Ngoài ra, theo ông Nam, báo chí còn phải thể hiện vai trò giám sát và phản biện, giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách cho nông nghiệp, nông thôn, phản biện lại những điều còn bất cập. Đặc biệt là, báo chí cần thể hiện rõ vai trò định hướng sản xuất cho nông dân, không thể để tình trạng sản xuất theo phong trào như hiện nay.
Đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, UBND tỉnh Bắc Giang cho rằng, truyền thông đã giúp đỡ tỉnh rất nhiều trong tiêu thụ vải. Báo chí liên tục đưa thông tin về việc xuất khẩu vải thiều sang các thị trường Mỹ, Úc, Nhật… khiến nông dân yên tâm đầu ra. Hơn nữa, doanh nghiệp thu mua, đặc biệt là thương lái Trung Quốc không có cơ hội ép giá nông dân.
Nhận thức rõ vai trò của báo chí, ngay từ đầu vụ vải năm nay, ông Bùi Văn Hải – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang đã gửi thư cho Tổng Biên tập Báo NTNN mong muốn báo tiếp tục đồng hành, hỗ trợ địa phương trong việc xúc tiến, tiêu thụ vải thiều.
Hiểu rõ được tác động tích cực cũng như tiêu cực của truyền thông tới lĩnh vực sản xuất rau an toàn, trong những năm qua, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội luôn đẩy mạnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền từ lĩnh vực sản xuất, sơ chế, kinh doanh, liên kết, tiêu thụ rau an toàn trên hệ thống báo đài Trung ương và địa phương.
Trong một cuộc hội thảo, PGS-TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng, chính truyền thông chứ không ai khác có vai trò quan trọng nhất trong khâu thông tin thị trường để Nhà nước, doanh nghiệp và nông dân tham khảo.
Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, ông Thiên cũng cho rằng, có nhiều bất cập mà truyền thông khó tiếp cận để phát huy hết vai trò của mình, đó là hệ thống thông tin dữ liệu phục doanh nghiệp chưa cung cấp thông tin, hoặc thông tin chưa kịp thời cho báo chí về thị trường, những dữ liệu về nông sản… “Nếu tìm những kênh cung cấp đó từ phía Nhà nước, số liệu này thường bị chậm”- TS Thiên nêu một thực tế.
Thông tin là khâu cơ bản trong việc thực hiện chính sách, tiếp thu ý kiến thị trường, thông tin có thể đưa một sản phẩm “lên mây”, cũng có thể kéo nó “xuống bùn” chỉ sau vài câu chữ thiếu chính xác. Vì vậy, trong một xã hội đầy ắp những thông tin trái chiều và đa dạng, nhiệm vụ của báo chí chính là chắt lọc, xử lý những thông tin theo hướng có lợi cho người dân, giúp họ có định hướng sản xuất đúng, giúp thị trường phát triển minh bạch, thay vì chạy theo những tin giật gân, câu khách, rẻ tiền.
Rõ ràng, trong mối liên kết “6 nhà” đang hình thành, nhà báo giống như chất kết dính, sợi dây liên lạc giữa các “nhà”, thực hiện chức năng giám sát, phản biện đối với từng nhà. Vì vậy, trước khi đặt bút viết, mỗi nhà báo phải nhớ, đằng sau mình có thể là một cánh đồng bát ngát đang chờ thu hoạch.
Theo Danviet
Nhóm sinh viên Hà Nội "giải cứu" dưa hấu ế giúp nông dân Quảng Ngãi
Dưa hấu ở Bình Sơn (Quảng Ngãi) đang khó tiêu thụ, nhóm sinh viên đã rủ nhau vận chuyển ra Hà Nội để bán trên đường phố với mục đích tháo gỡ phần nào khó khăn cho những người nông dân.
Biết thông tin nông dân trồng dưa hấu ở Bình Sơn (Quảng Ngãi) đang khó khăn trong khâu tiêu thụ, một nhóm sinh viên Hà Nội đã lên kế hoạch vận chuyển dưa ra Thủ đô để bán trên đường phố dưới hình thức kêu gọi "vừa mua vừa ủng hộ".
Để đưa 10 tấn dưa từ Quảng Ngãi ra Hà Nội, nhóm sinh viên này đã tự thuê xe tải vận chuyển.
Dưa hấu vận chuyển ra là giống hắc mỹ nhân, quả dài, vỏ xanh đen sọc mờ.
Đã có nhiều người ghé vào mua ủng hộ.
Dưa được bán với giá 8 nghìn đồng/kg, rẻ hơn giá thị trường hiện tại.
Một thành viên nhóm sinh viên cho biết, nhóm thực hiện việc này xuất phát từ mong muốn giúp đỡ bà con nông dân Quãng Ngãi đang gặp khó khăn trong việc tiêu thu nông sản trồng được.
Dưa được phủ rơm để giữ độ tươi dưới thời tiết năng nóng đầu hè.
Một thành viên nhóm cho biết, tiền bán dưa sau khi trừ các chi phí, phần lãi dự định sẽ dành cho các chương trình từ thiện.
Có cả người nước ngoài cũng ghé vào mua dưa.
Ngoài bán tại chỗ, nhóm sinh viên này còn vận chuyển dưa đến tận nơi người mua khi được "đặt hàng" số lượng lớn.
Toàn Vũ
Theo Dantri
4 chìa khoá để VN tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu Ngày 11/12, Bộ NN&PTNT thông qua Chương trình Hỗ trợ quốc tế (ISG) tổ chức hội nghị toàn thể ISG 2017 với chủ đề "Tham gia chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu: An toàn thực phẩm và liên kết tiêu thụ nông sản". Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam Nienke Troostre và Giám đốc...