Nhà nông đất Tây Đô trồng cây trái, làm du lịch sinh thái
Thực hiện chủ trương của Thành ủy, UBND TP.Cần Thơ về việc hỗ trợ vốn chính sách ưu đãi giải quyết việc làm, trong đó tập trung vào các dự án phát triển du lịch, sau một năm thực hiện, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Cần Thơ đã triển khai kịp thời và bước đầu có kết quả, góp phần thay đổi diện mạo mới cho du lịch thành phố.
Du lịch khởi sắc
Đến Cồn Sơn (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) bây giờ, ai cũng dễ dàng nhận ra sự thay đổi rõ nét của Cồn du lịch cộng đồng này. Từ làm tự phát, nay du lịch ở đây đã trở nên bài bản hơn nhưng vẫn giữ được nét thôn quê, bình dị, hữu tình đến nao lòng du khách.
Cán bộ Ngân hàng CSXH Chi nhánh Cần Thơ thăm, kiểm tra việc sử dụng vốn vay ưu đãi đầu tư xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở Cồn Sơn. Ảnh: HỒNG CẨM
Sau gần một năm triển khai, chương trình đã góp phần cùng với một số địa phương ở Cần Thơ phát triển du lịch với diện mạo mới, khởi sắc. Tính đến nay, Ngân hàng CSXH TP.Cần Thơ đã phát vay được 777 hộ (dự án), với số tiền trên 40,6 tỷ đồng.
Cô Trần Thị Huỳnh Mai – chủ nhà vườn Sáu Cảnh chia sẻ: Gia đình làm du lịch đã hơn 10 năm, chủ yếu là tự phát. Khách qua cồn chơi, cần ăn uống, nhà sẵn nuôi gà, nuôi cá thì bắt lên làm cho khách ăn; gia đình có vườn nhãn thì kết hợp cho khách tham quan. Năm 2016, gia đình cô và các hộ làm du lịch khác trên cồn được vay vốn ưu đãi số tiền vay lên tới 50 triệu đồng/hộ (thời hạn vay được kéo dài đến 5 năm).
Video đang HOT
“Nhờ nguồn vốn vay với số tiền khá lớn, lãi suất thấp nên gia đình tôi mạnh dạn đầu tư làm du lịch bài bản hơn. Từ ngày có tiền đầu tư nhà cửa rộng rãi thoáng mát, nhiều dịch vụ hơn, nên khách ghé tham quan vui chơi ăn uống ngày càng nhiều. Trung bình mỗi tuần có 5-7 đoàn khách, vào ngày lễ, tết, hè thì mỗi ngày 10-15 đoàn”- cô Mai chia sẻ.
Cũng giống như Cồn Sơn, giờ đến chợ nổi Cái Răng, khách du lịch yên tâm ngồi trên những chiếc tàu du lịch loại lớn, an toàn; không còn thấp thỏm lo lắng nhìn những xuồng hàng rong bé xíu bị sóng xô đẩy có nguy cơ chìm bất cứ lúc nào. Khách yên tâm, thoải máingắm nhìn những ghe trái cây đầy ắp, tươi rói dập dìu trên sông… Những thay đổi đó là nhờ đa số tiểu thương trên chợ nổi Cái Răng đã được hỗ trợ vốn vay ưu đãi phát triển du lịch từ Ngân hàng CSXH để sửa sang tàu thuyền, sắm ghe tàu mới to hơn, an toàn hơn; có vốn đầu tư cho việc mua bán… nên giờ đây các tiểu thương trên chợ nổi Cái Răng ai cũng vui.
Tháng 7.2016, được vay 50 triệu đồng, cô Trịnh Thị Bé – người nổi tiếng trong và ngoài nước với ghe bún riêu suốt hơn 30 năm trên chợ nổi Cái Răng – mừng vui ra mặt. Có tiền, cô mua chiếc ghe lớn, loại cũ để gánh bún riêu nổi tiếng trên sông của mình an toàn, nhanh chóng phục vụ du khách. Cô Bé tâm sự: “Tôi không ngờ có ngày tôi được hỗ trợ số tiền lớn như vậy để làm ăn, nhận tiền mà tôi mừng suốt mấy ngày không ngủ được. Từ ngày có ghe lớn vững chắc, máy cũng được sửa chữa đảm bảo nên việc mua bán trên sông cũng thuận tiện hơn nhiều. Mỗi tháng tôi chỉ trả lãi khoảng 280.000 đồng, tiền lời còn lại tôi gửi tiết kiệm thêm, có tháng gửi được 2 triệu đồng để góp dần trả vốn”.
Chính sách hợp lòng dân
Ông Lăng Chánh Huệ Thảo – Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh Cần Thơ cho biết: Năm 2016 thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND TP.Cần Thơ về việc hỗ trợ người dân vốn vay chính sách ưu đãi, phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “ Văn hóa chợ nổi Cái Răng”, chi nhánh đã tiếp nhận nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác sang để cho vay các đối tượng có nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm để làm du lịch.
“Sau khi tiêp cận nguồn vốn, bà con rất phấn khởi vì có nguồn vốn khán lớn, thời gian vay kéo dài từ 3 đến 5 năm nên bà con yên tâm phát triển kinh doanh, cải thiện cuộc sống, giải quyết việc làm trong hộ và duy trì ngành nghề truyền thống của gia đình trên sông. Còn các cơ sở sản xuất có thêm nguồn vốn để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch miệt vườn, homestay để phục vụ du khách, thu hút thêm lao động, góp phần giải quyết việc làm tại địa phương” – ông Thảo cho hay.
Theo Danviet
"Cần câu cơm" hiệu quả của dân nghèo vùng cao
Nhờ sử dụng vốn vay ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) hiệu quả, hàng ngàn hộ dân vùng cao huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã có điều kiện mua thêm trâu bò, phát triển kinh tế trang trại, gia trại, nâng cao thu nhập.
Có bò, trâu nhờ vốn vay ưu đãi
Anh Nguyễn Anh Tuấn ở thôn Hợp Hòa, xã Ninh Lai là một trong những hộ sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH. Anh Tuấn thổ lộ: "Vợ chồng tôi mới cưới nhau ra ở riêng, vốn liếng không có gì. Chúng tôi bảo nhau chăm chỉ làm ăn, nhưng nếu chỉ trông chờ vào nương lúa thì chẳng khá lên được. Muốn chăn nuôi thêm để nâng cao thu nhập lại không có vốn".
Anh Nguyễn Anh Tuấn chăm sóc đàn trâu của gia đình có được nhờ vốn vay tín dụng ưu đãi hộ nghèo. Ảnh: T.H
Với thủ tục vay đơn giản, thời gian vay 5 năm, lãi suất vay thấp (chỉ 0,55%), vốn vay Ngân hàng CSXH là "cần câu cơm" hiệu quả cho những người nghèo như gia đình tôi...". Anh Nguyễn Anh Tuấn
Tháng 3.2016, anh Tuấn được Ngân hàng CSXH cho vay 50 triệu đồng chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo. Có vốn, anh đầu tư mua một cặp trâu mẹ con và một con bò về nuôi. "Đến nay, trâu mẹ đã đẻ thêm 1 nghé cái, nâng tổng số đàn trâu lên 3 con. Con nghé này tôi sẽ giữ lại nuôi để nhân đàn. Vốn vay Ngân hàng CSXH là "cần câu cơm" hiệu quả cho những người nghèo như gia đình tôi" - anh Tuấn phấn khởi cho biết.
Theo anh Tuấn, sở dĩ anh đầu tư nuôi trâu, bò là bởi đây là giống đại gia súc dễ nuôi, ít bệnh tật, có sức chịu đựng tốt với khí hậu khắc nghiệt ở vùng cao như xã Ninh Lai. Bên cạnh đó, người nuôi cũng sử dụng trâu bò làm sức kéo rất thuận tiện.
Phối hợp chặt chẽ chuyển tải vốn
Hiện, Tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) thôn Hợp Hòa do Hội ND xã Ninh Lai quản lý có dư nợ là 880 triệu đồng với 38 hộ vay. Điểm đáng chú ý là nhiều năm liền tổ không có nợ quá hạn. Chia sẻ cách quản lý tín dụng ưu đãi hiệu quả, anh Khương Văn Bình - Tổ trưởng Tổ TKVV cho biết: "Tổ TKVV thôn Hợp Hòa thực hiện chặt chẽ việc bình xét, lựa chọn đúng đối tượng thụ hưởng vốn vay ưu đãi. Trước và sau giải ngân vốn vay, các tổ trưởng TKVV phải thường xuyên bám sát, gần gũi hộ vay để tư vấn, định hướng họ chọn cách làm ăn thích hợp và động viên họ tham gia các lớp tập huấn, dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi do các cấp Hội tổ chức".
Ông Hoàng Văn Mão - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sơn Dương cho biết, hiện Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Sơn Dương thực hiện 11 chương trình cho vay vốn ưu đãi, trong đó chương trình hộ nghèo có dư nợ lớn nhất là 154,8 tỷ đồng. Hơn 98% tổng dư nợ được thực hiện theo phương thức ủy thác thông qua 4 tổ chức Hội, đoàn thể là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên.
"Cùng với mô hình Tổ TKVV, phương thức cho vay ủy thác đã gắn kết 4 nhà (ngân hàng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và Tổ TKVV) có 4 lợi ích. Cụ thể là cùng giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác, các tổ chức Hội đoàn thể có thêm điều kiện củng cố tổ chức mình; năng lực của cán bộ hội, đoàn thể được nâng cao; Hội, đoàn thể tham gia và giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực của Nhà nước cho mục tiêu giảm nghèo..."-ông Hoàng Văn Mão chia sẻ.
Theo Danviet
"Tiếp sức" cho 1.400 hộ vùng thiên tai Để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn, chia sẻ những khó khăn của nông dân bị ảnh hưởng hạn, xâm nhập mặn, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Bạc Liêu đã xem xét gia hạn nợ, đề nghị khoanh nợ, và cho vay bổ sung giúp bà con ổn định sản xuất, kinh doanh. Gia hạn, xóa nợ...