Nhà nhỏ ở Sài Gòn chơi chiêu “tịnh tiến không gian”, hack diện tích cực đỉnh cho gia đình 5 người để ai cũng phải có phòng riêng
Với chiều cao 15m, gồm 10 không gian chính bao gồm 5 phòng ngủ và một số không gian phụ, ít ai ngờ được căn nhà này có diện tích chỉ 3m x 12m.
Ngôi nhà nằm cạnh Chợ Lớn, một khu vực đậm nét văn hóa người Hoa ở Sài Gòn. Hiện trạng căn nhà khi chưa xây dựng gặp khá nhiều bất lợi, nằm trên điểm nối hai con đường lớn và không có khoảng lùi; hai mặt xung quanh bị che khuất bởi nhà lân cận cao đến 3 tầng. Ngoài ra, chủ nhà yêu cầu có nhiều phòng riêng cho gia đình 5 người nhưng diện tích giới hạn chỉ 3mx12m.
Ngôi nhà cao đến 5 tầng, các tầng trên được đẩy lùi ra phía sau, nổi bật toàn khu phố
Với mật độ sử dụng cao, gồm 10 không gian chính bao gồm 5 phòng ngủ và một số không gian phụ, công trình đề xuất có 5 tầng với chiều cao hơn 15m, phá vỡ tổng thể chung của khu phố và gần như không thể lấy sáng cho các khu vực phía sau bên dưới. Vì thế nhóm KTS đã đưa ra 2 giải pháp:
Đầu tiên, căn nhà được làm hai phần theo chiều cao. Phần một từ tầng trệt đến tầng 2, phần 2 từ tầng 3 đến tầng 5 được đẩy lùi về sau. Khoảng lùi này sẽ giúp căn nhà “hack” chiều cao khi nhìn từ con đường rộng 4,5m phía dưới, giữ lại sự hài hoà so với tổng thể kiến trúc khu phố. Sự lùi lại của khối tích phía trên cũng làm tăng diện tích tiếp xúc tự nhiên cho lõi thông tầng, giúp khai thác tối ưu ánh sáng mặt trời hướng Đông.
Nhờ các khoảng lùi này mà nhìn từ con đường phía dưới căn nhà chỉ cao khoảng 2 tầng
Tiếp theo, hai thông tầng được bố trí ở giữa và cuối công trình. Thông tầng phía sau gần như chỉ là đường thông gió, giúp nắn lại thế đất góc cạnh. Thông tầng chính ở giữa cũng chỉ chiếm diện tích nhỏ trong tổng thể nhưng nhóm KTS đã triển khai ý tưởng tịnh tiến (SHIFT): các không gian chức năng hướng về phía Đông để tạo ra một khoảng trống “xiên”, tối đa ánh nắng chiếu xuống cho khu vực bếp và phòng ăn vào buổi sáng, thời gian diễn ra nhiều hoạt động nhất trong ngày.
Tầng trệt là không gian chung gồm bếp và phòng ăn
Những khoảng thông tầng giúp lấy sáng hiệu quả xuống không gian phòng bếp và phòng ăn
Video đang HOT
Phòng ăn sử dụng gạch men, đèn vàng và bàn ghế bằng gỗ tạo cảm giác ấm cúng
Cầu thang dẫn lên tầng 1, mặt trước hướng ra phòng ngủ, mặt sau hướng về phòng tắm
Phòng ngủ đơn giản, tất nhiên không thiếu 1 chiếc cửa sổ hướng ra mặt tiền lấy sáng
Phòng tắm tầng 1 với hoạ tiết trang trí vảy cá tạo cảm giác vừa sang trọng vừa tươi mát
Ý tưởng tịnh tiến này cũng được sử dụng cho khoảng thông tầng phía sau, tăng hiệu quả thông gió, lấy sáng.
Cầu thang thay đổi linh hoạt theo chiều xiên của lõi thông tầng. Thân thang, mặt bậc sử dụng vật liệu có khả năng xuyên sáng một phần, cho phép ánh sáng len lỏi, tạo ra hiệu ứng bóng đổ rất nghệ.
Cầu thang dẫn lên tầng 2 thay đổi vật liệu có khả năng xuyên sáng một phần để đưa ánh sáng xuống tầng dưới
Tầng 2 cũng chia làm 2 phần, mặt trước là phòng ngủ, mặt sau là không gian phòng khách
Tầng 3 dành cho không gian làm việc và sân vườn
Từ tầng 3 không gian được đẩy lùi về phía sau, tạo nên một khu vườn nho nhỏ phía trước
Không gian tầng 4 là không gian phòng ngủ riêng tư
Cầu thang có những lỗ nhỏ để tạo nên những khe sáng đón nắng Đông vào mỗi buổi sáng
Mô hình căn nhà
Nguồn thiết kế: AD studio
Có phải tên gọi kênh Tàu Hủ bắt nguồn từ món tàu hủ?
Nhắc đến kênh Tàu Hủ, nhiều người không khỏi tò mò về xuất xứ tên gọi dòng kênh này vì tàu hủ (hay đậu hũ, người miền Bắc gọi là tào phớ) vốn là tên một món ăn rất hấp dẫn.
Chảy qua địa bàn quận 5, 6 và 8 của TP HCM, kênh Tàu Hủ là dòng kênh có vai trò đặc biệt quan trọng với sự hình thành và phát triển vùng đất Chợ Lớn xưa.
Theo các tư liệu lịch sử, từ cuối thế kỷ 17, các khu định cư đầu tiên của người Hoa kiều đã hình thành bên kênh Tàu Hủ do đây là vị trí thuận lợi cho việc giao thương. Một thế kỷ sau đó, nơi này đã trở nên rất sầm uất.
Đến đầu thế kỷ 20, kênh Tàu Hủ trở thành tuyến đường giao thông thủy huyết mạch của nền kinh tế lúa gạo Chợ Lớn. Dọc hai bờ kênh tập trung nhiều nhà xay xát gạo. Dưới lòng kênh, những con tàu chất đầy các bao tải gạo qua lại như mắc cửi.
Nhắc đến kênh Tàu Hủ, nhiều người không khỏi tò mò về xuất xứ tên gọi dòng kênh này vì "tàu hủ" (hay đậu hũ, người miền Bắc gọi là tào phớ) vốn là tên một món ăn rất hấp dẫn có nguồn gốc Trung Hoa.
Khi tra cứu các tư liệu lịch sử về kênh Tàu Hủ và vùng Chợ Lớn xưa, người ta không thể tìm ra mối liên hệ giữa con kênh và món tàu hủ vì trong khu vực không có truyền thống làm món ăn này.
Các học giả miền Nam xưa đã lý giải tên gọi kênh Tàu Hủ theo hướng khác. Theo các cụ Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của thì đoạn phố đi ngang qua con kênh của Chợ Lớn vốn được gọi là Tàu Khậu.
Đó là cách người Triều Châu hay người Tiều, cộng đông sinh sống khá đông ở đây, phát âm từ "thổ khố", nghĩa là khu nhà gạch. Theo thời gian, người Việt đọc trại từ "Tàu Khậu" thành "Tàu Hủ", từ đó thành tên con kênh.
Thời sau này, có người cho rằng, do nhìn dòng kênh nước đen ngòm và những vật thể trôi nổi lều phều trên ấy mà người dân liên tưởng đến món tàu hủ cho... lãng mạn. Quả thực, món tàu hủ "chuẩn" có nước ngả màu đen do nấu bằng đường đen.
Có lẽ ý kiến trên được đưa ra chỉ để... cho vui, vì tên gọi kênh Tàu Hủ đã có từ lâu đời, trong khi vấn nạn ô nhiễm mới chỉ xuất hiện ở các con kênh Sài Gòn từ giữa thế kỷ 20.
Do sự biến đổi của thời cuộc mà cảnh thuyền bè qua lại tấp nập đã không còn trên kênh Tàu Hủ. Với các chương trình cải tạo môi trường và xây dựng cơ sở hạ tầng, dòng kênh được hứa hẹn trở thành một nét đẹp điểm tô cho diện mạo đô thị Sài Gòn - TP HCM...
TP.HCM có 11 khu công nghiệp chưa giải phóng mặt bằng xong Trong báo cáo mới đây gửi UBND TP.HCM, Sở Tài nguyên - Môi trường, cho biết hiện trên địa bàn thành phố còn 11 khu công nghiệp chưa hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng với hàng trăm hộ dân chưa di dời. Khu công nghiệp Tân Bình sau 20 năm hoạt động vẫn chưa xong đền bù . ẢNH: C.T.V Cụ...