Nhà nhà nước và cơ may được hưởng
Có một chỗ để ở hay dùng từ đẹp đẽ hơn là có nhà để ở luôn là ao ước cháy bỏng của biết bao người.
Con người ta đi làm vì cái gì? Rất đơn giản, đi làm là để kiếm sống, có thu nhập và hy vọng có tích lũy để đến một lúc nào đó có thể mua được một cái nhà của riêng mình. Đấy là nói người làm việc trong khu vực tư. Còn người trong khu vực nhà nước thì đã có lúc không hẳn như vậy, bởi có nhà nhà nước phân cho để ở thời bao cấp.
Và câu chuyện nhà nhà nước vẫn theo chân chúng ta từ thời bao cấp đến tận bây giờ là lúc được gọi là thời buổi kinh tế thị trường. Nói theo chân bởi hệ lụy nhà nhà nước xem ra vẫn còn đọng lại khá dai dẳng. Cơ chế xin – cho, tư duy nhà nước bao cấp, dựa vào nhà nước không chỉ còn hiện hữu trong hoạt động kinh tế, mà còn đeo bám ngay cả trong vấn đề nhà ở. Bằng chứng là mới đây nhất có một vị nguyên thứ trưởng một bộ nọ bỗng dưng có đơn đề nghị nhà nước xem xét cho giữ lại cái nhà công vụ mình đang ở.
Giữ lại hiểu theo cách là Nhà nước phân cho để ở vĩnh viễn hoặc Nhà nước hóa giá, tức bán lại với giá thấp hơn nhiều so với thị trường. Lý do được đưa ra là cả cuộc đời đi làm cho nhà nước vẫn chưa hề được phân nhà lần nào và nếu so với những vị cán bộ, công chức khác đã nhận nhà của Nhà nước thì hóa ra thiệt thòi đáng kể.
Nhà công vụ Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội
Thế là câu chuyện nhà công vụ lại rộ lên. Trước đó mấy tháng, khi Nhà nước bỗng dưng công bố danh tính của hơn 10 vị nguyên lãnh đạo từ thứ trưởng trở lên chưa hoặc không muốn trả nhà công vụ tại Hà Nội, thì ngay sau đó các vị này đã trả lại hết.
Thế mới biết sức mạnh của báo chí. Đòi mãi không trả, nhưng nêu tên cái là giật mình trả ngay. Cứ tưởng câu chuyện giữ nhà công vụ không trả từ nay chấm dứt, ai dè lại xuất hiện dưới dạng khác. Thế mới thấy cái dai dẳng của cơ chế nhà nhà nước thời bao cấp. Cái cơ chế đó tác động tới tất cả người làm việc trong nhà nước và nói một cách thực lòng thì có người được hưởng lợi, có người hưởng lợi rất nhiều và rất nhiều người chẳng được hưởng tý lợi nào từ câu chuyện nhà nhà nước.
Người hưởng lợi từ cơ chế
Cá nhân tôi là một ví dụ của người được lợi từ cơ chế này. Năm 1977, tôi vào cơ quan nhà nước và năm 1983 tôi đã được phân nhà. Đây quả là một niềm vui cực lớn, bởi trước đó, vợ chồng tôi và 3 cặp vợ chồng khác lúc chưa có con cùng ở chung trong một cái phòng 24m2 bên phía cơ quan vợ, rồi sau đó khi có con tiến thêm một bước là chỉ còn 2 cặp vợ chồng trong căn phòng như vậy. Tất cả là chịu đựng để có cơ được phân nhà nhà nước mà thôi. Mà nói thật là không chịu đựng cũng chẳng có cách nào khác.
Video đang HOT
Ngay từ hồi đó, tôi đã có sự so sánh và rút ra sự “bất bình đẳng” trong cơ chế nhà nhà nước, bởi bố mẹ tôi tham gia bộ đội chống Pháp từ những năm 1948, 1949, rồi chuyển ngành cũng không được phân tý m2 nào là nhà nhà nước. Trong khi đó, tôi mới chỉ 6, 7 năm trong cơ quan nhà nước đã có cơ may nhận nhà.
Nhìn rộng ra càng thấy sự bất hợp lý của cơ chế này. Cán bộ thời đó công tác tại huyện, tỉnh hầu như không có cơ hội nhận nhà Nhà nước phân. Tuyệt đại bộ phận cán bộ là tự lo chuyện nhà ở. Gia đình tôi có 4 anh chị em ruột làm cho Nhà nước thì chỉ có mỗi tôi được ưu ái có nhà nhà nước để ở. Chỉ riêng mấy thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM… mới có điều kiện lo câu chuyện nhà cho cán bộ, công nhân viên nhà nước. Đặc biệt là các cơ quan trung ương ở Hà Nội. Viết ra đây không phải kể xấu, mà là để nhìn lại cho rõ câu chuyện nhà nhà nước là có tính lịch sử và để có cách ứng xử thích hợp trong tương lai.
Cuộc đua xin đất, xin tiền xây nhà
Những năm 80 trở đi của thế kỷ trước là thời kỳ từng cơ quan trung ương cố tìm cách xin đất, xin tiền từ nhà nước để làm nhà cho cán bộ cơ quan. Thời gian đó, các cơ quan đều ý thức rõ nếu lo được suất nhà cho cán bộ thì sẽ là sự đổi đời lớn cho cán bộ.
Cuộc đua xin đất, xin tiền xây nhà rộ lên và khá nhiều cán bộ thời đó đã được nhận suất nhà đổi đời của mình. Thậm chí có cơ quan còn lo cho cán bộ đến mức là phân suất đất rộng lên chút, để anh em bán đi một nửa là đủ tiền xây nhà cho mình với nửa đất còn lại. Mà nói thực, cơ chế hồi đó nó vậy, nhưng về cơ bản không có sự phàn nàn, phê phán ghê gớm từ số đông những người không được hưởng tý nào nhà của Nhà nước. Thế mới biết tấm lòng bao dung của con người ta thời đó.
Giai đoạn hóa giá
Rồi đến giai đoạn hóa giá nhà. Nhà nhà nước phân cho cán bộ, nhưng vẫn chưa phải là của riêng, chưa phải là tài sản riêng để mua bán, chuyển nhượng chính thức và nhà nước hàng năm vẫn phải chi một khoản tiền để duy tu, sửa chữa nhà nhà nước đã phân cho cán bộ sử dụng. Cơ chế hóa giá nhà nhà nước ra đời và nếu hỏi thì tuyệt đại bộ phận cán bộ đang có nhà nhà nước đều đồng tình ủng hộ. Đã gọi là hóa giá nhà thì phải sao cho cán bộ có thể trả được. Cho nên, về cơ bản cái giá phải trả là thấp hơn giá trị thực của nhà và đất rất nhiều. Một lần nữa những người có liên quan lại được hưởng lợi rất lớn từ cơ chế này.
Nếu việc phân nhà đã khó công bằng thì việc hóa giá nhà cũng gây ra sự bất bình đẳng. Cùng chức vụ lãnh đạo cao cấp như nhau, nhưng biệt thự của ông A thì được hóa giá, rồi sau đó bán được cỡ hơn vài triệu đô Mỹ, nhưng biệt thự ông B đang ở lại được liệt vào diện không thể hóa giá và sau này ông được chuyển đến một nhà để ở với giá trị thua thiệt hơn nhiều so với ông A. Đấy là chỉ kể đơn giản một sự việc rõ mười mươi để hình dung cơ chế phân nhà và hóa giá nhà nhà nước tạo ra những “bất công” như thế nào.
Không thể ‘hồi tố’
Và rồi đến hiện tại thì cái gọi là phân nhà của nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức về cơ bản đã không còn. Người dân, người nhà nước lại làm quen với cái mới là nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội dù sao cũng là một giải pháp nhằm tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức có thể có nhà riêng để ở.
Trong cơ chế mới về nhà ở xã hội như hiện nay, mà có một cán bộ hoặc công chức ở cơ quan nào đó tự nhiên lại kêu toáng lên về việc nhà nước phải phân nhà cho tôi ở, cơ quan phải có trách nhiệm lo nhà cho tôi ở giống như một số vị đã được hưởng nhà nhà nước và vẫn còn đang tại chức tại cơ quan thì sẽ ra sao nhỉ? Lý do của vị cán bộ, công chức đó đưa ra là cả cuộc đời đi làm cho nhà nước chưa hề được nhận nhà ở của nhà nước phân cho. Nghe vậy có ai chấp nhận được không? Chấp nhận cả về lý cả về tình?
Cho nên không thể có câu chuyện “hồi tố” phải phân nhà bởi mấy chục năm đi làm cho nhà nước chưa được nhận nhà của nhà nước. Nếu giải quyết theo kiểu hồi tố này thì dám chắc sẽ có vài triệu đơn đề nghị, rồi ngân sách nhà nước sẽ kiệt quệ và câu chuyện này sẽ không bao giờ chấm dứt.
Hơn nữa, nhắc lại cơ chế nhà bao cấp cũng là để nghĩ cho tương lai sao cho thỏa đáng. Ngon lành nhất, công bằng nhất chính là trong tiền lương người nhà nước đã phải tính đến khoản tiền lo mua nhà hoặc thuê nhà để ở của họ rồi. Đồng thời là loại trừ tất cả những ngoại lệ, những giải quyết ngoài cơ chế, chính sách cho ai đó được hưởng nhà nhà nước cho dù dưới hình thức nào đi chăng nữa. Có như vậy mới có sự công bằng xã hội mà số đông cán bộ, công chức, viên chức đang trông đợi.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 3/8: USD tương lai đầy màu xám
Sự gia tăng các trường hợp lây nhiễm Covid-19 ở Mỹ đã khiến đồng USD trở nên kém hấp dẫn hơn so với đồng tiền các quốc gia phát triển khác.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 93,46 điểm, tăng 0,47%.
Đồng USD đã chạm mức thấp nhât trong 4 thang rươi là 104,195 yen đôi 1 USD vào ngày 31/7 khi các nhà đầu tư lo lắng rằng sự phục hồi cua nền kinh tế My có thể bị cản trở bởi làn sóng lây nhiêm COVID-19 thứ hai.
Fitch đã hạ triển vọng của kinh tê Mỹ từ ổn định xuông tiêu cực, cảnh báo rằng mức nợ cao và thâm hụt ngân sách của nước này đã trở nên tồi tệ hơn vì tác đông của cuôc suy thoái do COVID-19 gây ra.
Fitch dự đoán thâm hụt ngân sách Mỹ sẽ đạt mức tương đương 20% GDP trong năm nay, trước khi quay trở lại mức tương đương 11% GDP vào năm 2021 khi các biện pháp chi tiêu kết thúc.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa quyết định giữ nguyên lãi suất tham chiếu ở mức hiện tại, từ 0% - 0,25%. Mức này đã được áp dụng từ ngày 15/3/2020, sau 2 lần hạ lãi suất khẩn cấp trong tháng.
FED cho biết, cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Covid-19 gây ra sẽ tạo sức ép lớn lên các hoạt động kinh tế, thị trường lao động và lạm phát trong ngắn hạn, đem đến rủi ro lớn cho triển vọng kinh tế trung hạn.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho biết, đồng yen trong môt thơi gian kha dai đa duy tri ổn định ở quanh mức 107 yen đôi 1 USD dưới thời chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe.
Ông Aso cung noi răng Chính phủ Nhật Bản đa thực hiện các biên phap để hỗ trợ nhu cầu trong nước thay vì nhu câu quôc tê, giúp cải thiện tinh hinh thi trương việc làm và thu nhập hộ gia đình, qua đo giup nên kinh tê co sự phục hồi khiêm tôn.
Chính phủ Nhật Bản ngay 30/7 đã thừa nhận rằng nền kinh tế đã đạt đỉnh vào tháng 10/2018 và sau đo rơi vào suy thoái. Điêu nay cho thấy Tokyo đã phải vật lộn rất lâu trước ca cuôc khung hoang COVID-19 gần đây.
Tỷ giá trung tâm 31/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.213 đồng, tăng 1 đồng so với ngày hôm qua. Biên độ dao động của tỷ giá USD ở mức 22.516 - 23.909 đồng/USD.
Vietcombank và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.090 đồng/USD và 23.270 đồng/USD. Vietinbank: 23.083 đồng/USD và 23.263 đồng/USD. ACB: 23.110 đồng/USD và 23.260 đồng/USD.
Lộ email cho thấy cựu chủ tịch Nissan có thể đã bị gài bẫy Cựu chủ tịch Nissan luôn khẳng định mình bị gài bẫy nên mới bị bắt giữ tại Nhật, nhưng không có bằng chứng. Giờ đây, một số email nội bộ công ty bị rò rỉ cho thấy điều đó có thể là sự thật. Nissan từ lâu đã tuyên bố muốn phế ông Carlos Ghosn sau những cáo buộc liên quan tới việc...