Nhà nhà bảo nhau trồng loại cây cảnh thần kỳ được ví như “nhân sâm” của người nghèo trong nhà
Không phải ngẫu nhiên mà từ trước tới nay đinh lăng luôn được ưa chuộng để làm cây cảnh trong nhà.
Để biết được lí do vì sao loại cây cảnh này lại lấy lòng được nhiều người yêu cây cảnh đến thế hãy theo dõi những chia sẻ về đặc điểm, ý nghĩa và công dụng của cây cảnh đinh lăng dưới đây.
Từ trước đến nay, đinh lăng vốn là cây cảnh phổ biến trong các gia đình Việt và nổi danh là “ nhân sâm của người nghèo”, nhờ vào nhiều công dụng trong chữa bệnh với chi phí rẻ.
Nhờ vào công dụng tuyệt vời của mình mà trước đó danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi cây cảnh đinh lăng là cây sâm của người nghèo. Bởi trong đời sống hàng ngày, cây đinh lăng rất dễ tìm, rẻ tiền lại có rất nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả.
Đinh lăng vốn là cây cảnh phổ biến trong các gia đình Việt và nổi danh là “nhân sâm của người nghèo”
Cây cảnh đinh lăng gì cây gì? Có nên trồng đinh lăng trong nhà không?
Cây cảnh đinh lăng hay còn gọi là cây gỏi cá, cây nam dương sâm thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae). Tên khoa học của cây là Polyscias Fruticosa.
Tại Việt Nam cây cảnh này được trồng phổ biến ở mọi nơi, nhưng đặc biệt xuất hiện nhiều ở chùa chiền, trạm xá, bệnh viện,…
Cây cảnh đinh lăng có nguồn gốc từ Thái Bình Dương, cụ thể là đảo Polynesia – quốc đảo thuộc châu Úc. Sau cây phân bố ở nhiều quốc gia Đông Nam Á như: Campuchia, Lào, Malaysia,… và Việt Nam.
Cây cảnh đinh lăng thích hợp trồng ở những nơi khí hậu nhiệt đới 2 mùa rõ rệt, thường phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Cây ưa độ ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Cây cũng có khả năng chịu hạn hán.
Cây cảnh này chỉ cao trung bình từ 1-2,5m và là cây thuộc nhóm cây thân bụi. Cây có vỏ màu nâu xám, không gai nhưng sần sùi, u nần và thường xuất hiện những vết sẹo lồi to.
Lá cây cảnh đinh lăng có mép răng cưa không đều. Chiều dài lá khoảng 20 – 40cm, mọc cách. Mặt trên lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới. Cuống lá to, có hình tròn màu xanh đậm, đôi khi đỏ tía, đáy cuống phình to thành bẹ lá.
Phải khẳng định lại một lần nữa rằng, đinh lăng là một cây cảnh có vô cùng nhiều ưu điểm.
Nói về hoa thì đây là cây cảnh lưỡng tính, hoa của đinh lăng mọc thàn từng chùm ở đầu cành với kích thước nhỏ. Hoa của cây cảnh đinh lăng thường nở từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm.
Và với thắc mắc có nên trồng cây cảnh đinh lăng trong nhà không thì câu trả lời là: Có. Bởi cây cảnh đinh lăng mang nhiều tác dụng về mặt thẩm mỹ, sức khỏe và phong thủy cho ngôi nhà gia chủ.
Có rất nhiều chậu cây cảnh đinh lăng được tạo dáng bonsai, uốn với hình dáng đẹp mắt. Bởi vậy, sẽ thật tuyệt vời nếu đặt một cây cảnh đinh lăng trong phòng khách nhà bạn, vừa giúp không gian tươi mới, đẹp mắt mà lại giúp phòng khách trở nên sang trọng hơn.
Vì sao cây cảnh đinh lăng được coi là nhân sâm của người nghèo, thần dược chữa bách bệnh?
Đinh lăng có thể coi là cây cảnh “nhân sâm của người nghèo”
Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu cho thấy được tính ưu việt để chữa nhiều bệnh khác nhau của cây cảnh đinh lăng. Các bộ phận của cây từ thân, lá cho đến rễ đều có thể chữa và phục hồi được rất nhiều căn bệnh lâu năm.
Video đang HOT
Bạn có thể lấy lá đinh lăng để làm rau ăn kèm với món gỏi cá hoặc cho thêm vài cọng lá đinh lăng khi gói nem. Ngoài ra lá đinh lăng cũng được dùng nhiều để kho cá, kho thịt – là loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp.
Lấy lá đinh lăng tươi hãm nước uống, đảm bảo giữ nguyên được lượng chất cần thiết, bồi bổ cơ thể. Dùng đinh lăng phòng và điều trị các bệnh suy giảm trí nhớ, căng thẳng suy nhược thần kinh hay những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình với các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ có tác dụng rất tốt.
Các bộ phận của cây cảnh đinh lăng từ thân, lá cho đến rễ đều có thể chữa và phục hồi được rất nhiều căn bệnh lâu năm.
Những bệnh như đau lưng mỏi gối, đau khớp, thấp khớp của người già nếu kiên trì uống nước thân cây đinh lăng sắc với một vài loại thuốc bắc theo đơn của thầy thuốc cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Khi bạn bị thương ngoài da mà nhà có sẵn cây đinh lăng, có thể nhai hoặc giã nát lá đinh lăng rồi đắp ngay lên vết thương làm dịu đau và nhanh liền. Chắc cũng bởi nhiều tác dụng tuyệt vời trên mà đinh lăng được coi là “nhân sâm của người nghèo”, đây là loại cây cảnh rất nên trồng trong nhà, trước nhà của mỗi gia đình.
Trồng cây cảnh đinh lăng trong nhà có ý nghĩa gì?
Cây cảnh đinh lăng được biết đến với ý nghĩa có thể ngăn chặn khí xấu xông vào nhà, từ đó trấn giữ nguồn năng lượng tốt, giúp tài khí dễ tích tụ, không bị tiêu tán, được coi như “thần giữ của” cho chủ nhà. Đây xứng đáng là một trong những loài cây cảnh nên có trong nhà, vườn nhà để dẫn dụ tài lộc.
Cây cảnh đinh lăng được coi như “thần giữ của” cho chủ nhà.
Bạn hoàn toàn có thể trồng cây cảnh đinh lăng trong nhà, tuy nhiên chỉ cần lưu ý 1 chút là cây đinh lăng ưa nắng, do vậy nếu đặt trong phòng khách thì bạn nên đặt ở cạnh cửa sổ để cây có thể phát triển tốt. Còn nếu được thì tốt nhất nên đặt chậu cây đinh lăng ngoài ban công, ngoài hiên nhà, vườn… vừa làm đẹp ngôi nhà, vừa giúp cây có điều kiện sinh trưởng tốt, xanh mát quanh năm.
Trong trường hợp bạn đặt cây cảnh đinh lăng trong phòng ngủ thì cần chú ý chỉ chọn những cây nhỏ, đặt cạnh cửa sổ. Vào ban đêm trước khi đi ngủ, bạn nên đặt chậu cây ra ngoài hiên hoặc mở cửa sổ ra bởi ban đêm cây sẽ hấp thụ khí oxy, sẽ khiến người trong phòng cảm thấy dễ ngột ngạt và khó chịu.
Trồng cây cảnh đinh lăng trong nhà cần lưu ý những điều gì?
Về chậu trồng: Tại các nhà chung cư, ban công, tầng thượng nên chọn những chậu có kích thước khoảng cao 40 cm, đường kính 35-40 cm, nếu sau này cây cảnh lớn thì có thể sang chậu lớn hơn là thích hợp nhất cho sự phát triển của cây. Nên chọn chậu làm từ sành để giữ bộ rễ cây đinh lăng phát triển tốt, đáy chậu có lỗ thoát nước tránh tình trạng mùa mưa nước đọng lại khiến cây bị úng nước.
Quy trình trồng và chăm sóc cây cảnh đinh lăng.
Về đất trồng: Cây cảnh đinh lăng phát triển tốt trên hỗn hợp đất tự phiên hay đất phù sa, phân hữu cơ hoai mục cùng với trấu hoặc bạn có thể mua đất tại các cửa hàng cây trồng đóng bao sẵn.
Về nước tưới: Khi trồng cây cảnh đinh lăng trong nhà, hàng ngày dùng nước vo gạo hoặc nước sạch tưới cho cây tuy nhiên vào mùa mưa lượng ẩm nhiều không tưới quá nhiều nước. Trước khi tưới nên xem độ ẩm của đất để từ đó điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp cho cây.
Về ánh sáng: Cây cảnh đinh lăng phát tốt nhất là được đặt tại nơi có nhiều ánh sáng mặt trời nên vị trí như ban công, sân thượng tại các tòa nhà chung cư là nơi tốt nhất đặt chậu cây. Tuy nhiên, vào mùa nắng nóng tránh đặt các chậu cây cảnh đinh lăng bên cạnh các cục nóng điều hòa, nơi chiếu nhiều ánh nắng trong ngày tránh cây bị sốc nhiệt dẫn đến chậm phát triển thậm chí có thể bị chết.
Về phân bón: Cây cảnh đinh lăng không cần quá nhiều phân bón nên chỉ bón phân trùn quế vào gốc một lớp 2-3 cm khi thấy rễ cây con mọc nhô lên trên, hay hai tháng bón phân một lần, không cần dùng phân hóa học bón cho cây là đủ.
Về trừ sâu bệnh hại: Do cây cảnh đinh lăng ít khi bị sâu bệnh tấn công nếu phát hiện cây có sâu ăn lá dùng tay để bắt sâu không nên xịt các loại thuốc lá học để trị sâu tấn công. Một số rệp sáp tấn công thân đinh lăng nhằm hút các dưỡng chất của cây khiến cây chậm lớn, còi cọc lúc này bạn dùng các thuốc xịt côn trùng, rệp ráp vào thân cây.
Sau khi có thêm những thông tin bổ ích và lý thú về cây đinh lăng, bạn hãy cân nhắc việc có nên trồng cây cảnh này trong nhà không nhé.
Loại củ dân dã, rẻ tiền được mệnh danh nhân sâm ngàn năm
Theo y học cổ truyền, củ này có vị ngọt, tính mát, giúp giải cơ thoái nhiệt, không chỉ phù hợp với mọi lứa tuổi mà có tác dụng bồi bổ cơ thể.
Sản phẩm từ loại củ này là bột sắn dây có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm đau đầu, vai gáy, chữa các chứng bệnh như cảm nắng, sốt cao, nhức đầu, sởi, mỏi vai gáy và rất nhiều chứng bệnh khác.... nên được mệnh danh "Nhân sâm ngàn năm".
Ngoài ra, bột sắn dây không chỉ phù hợp với mọi lứa tuổi mà còn có chức năng mở rộng mạch máu và thông máu tuyệt vời nên được gắn nhiều danh xưng như "stent tự nhiên của mạch máu", "báu vật bảo vệ gan".
Bột sắn dây có nhiều lợi ích trong bồi bổ cơ thể chứ không đơn thuần chỉ giải khát.
Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, sắn dây có tác dụng giảm huyết áp, giảm đau đầu, giảm các chứng đau nhức vai và cổ, điều hòa rối loạn lipid máu, hạ huyết áp, chống loạn nhịp tim, giải độc, bảo vệ tế bào gan, chống lão hóa, nâng cao sức đề kháng, dự phòng tích cực nhiễm virut đường hô hấp...
Ngoài ra, sắn dây có công dụng giải rượu, trung hòa các chất độc và giải nhiễm độc do rượu đối với các cơ quan nội tạng mà không để lại hiệu ứng phụ nào cho cơ thể.
Một số bài thuốc từ sắn dây:
Trị cảm cúm, cảm sốt, đau đầu, đau mình mẩy: Sắn dây 12g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, khương hoạt 4g, bạch chỉ 4g, bạch thược 6g, cát cánh 4, hoàng cầm 4g, đại táo 4g, thạch cao 8g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 thang.
Trị bệnh tiểu đường: Sắn dây thái phiến phơi khô 30g, gạo lứt 50g, nấu cháo loãng, chia 2 lần ăn trong ngày.
Trị tăng huyết áp, đau đầu, nhiệt miệng, mỏi vai gáy: Sắn dây, câu đằng. Hai vị lượng bằng nhau, thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, bảo quản dùng dần. Ngày 30g hãm với nước sôi, uống thay trà.
Bột sắn dây tưởng chỉ mát bổ không ngờ có quá nhiều tác dụng.
Trị ho hen, ngực nóng, nhức đầu, khô mũi, tiểu vàng: Sắn dây 8g, ma hoàng 5g, bạch thược 4g, đại táo 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang..
Trị sốt cao, môi khô, miệng khát, đại tiện bí kết, đau thượng vị: Sắn dây tươi 40g, mạch môn 40g, cỏ nhọ nồi 40g, lá tre 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thuốc cho người mắc các bệnh tim mạch: Sắn dây 200g, đan sâm 180g, bạch linh 90g, cam thảo 40g.
Các vị trên thái nhỏ sấy khô, tán bột mịn, trộn đều, đựng trong lọ kín, bảo quản dùng dần. Ngày 30-40g hãm với nước sôi, uống thay trà trong ngày.
Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng, dễ làm từ bột sắn dây
1. Chè bột sắn dây với hạt sen
Nguyên liệu
Nửa chén bột sắn dây.
Một chén hạt sen.
200g đường cát trắng.
100g cốm.
Chè bột sắn dây hạt sen
Cách làm
Đầu tiên lấy hạt sen khô rồi rửa cho sạch, nếu dùng sen tươi thì rửa phần tâm sen sạch sẽ rồi bắc bếp đun nước sôi, thả sen vào trong nồi và đun lửa nhỏ.
Cốm khô đổ ra bát, cho một ít nước vào cốm để hạt cốm dẻo.
Hòa bột sắn dây vào bát, khuấy đều
Nấu hạt sen đến khi nhìn hạt sen nở ra, cho đường vào đun cùng, hạ lửa nhỏ 5 đến 10 phút để đường thấm vào hạt sen.
Sau đó đổ chén bột sắn dây đã hòa tan vào, vừa đổ vừa khuấy đều tay, nếu nồi chè loãng hay đặc ta có thể gia giảm bột sắn cho thích hợp, miễn là nồi chè sánh vừa phải.
Tắt bếp, vẫn quấy đều tay, rắc cốm vào, có thể để dành lại một ít để rắc lên bề mặt cho đẹp là bạn đã hoàn thành xong cách nấu chè hạt sen, bột sắn dây với cốm ngon mát.
Chè bột sắn dây hạt sen có thể thưởng thức nóng hoặc cho đá bào ăn cho mát, tùy sở thích của mỗi người.
Súp cá bột sắn dây
2. Súp cá bột sắn dây
Nguyên liệu
Bước 1: Chuẩn bị: 2 thìa bột sắn dây, 400gram cá khúc, 200gram ngô ngọt, 15 cái nấm hương, 1 quả trứng gà, 200gram xương heo.
Bước 2: Luộc chín cá rồi bỏ hết phần xương cá và phần da, chỉ giữ lại phần thịt cá.
Bước 3: Ướp cá với gia vị trong 15 phút. Trong thời gian này ngâm nấm rồi rửa sạch, vắt khô và thái thành chỉ
Bước 4: Pha sắn dây với nước lọc tạo độ sánh đồng thời đập trứng vào bát và đánh cho trứng tan đều.
Cách làm:
Bước 1: Cho ngô ngọt vào nồi rồi luộc chín. Bên cạnh đó, bạn cho cá ướp vào nồi.
Bước 2: Đợi hỗn hợp sôi rồi rót trứng từ từ vào nồi. Tiếp tục rót bột sắn dây, vừa rót vừa khuấy tránh vón cục.
Bước 3: Cho thêm nấm và mì chính (bọt ngọt) vào rồi tắt bếp và múc ra bát.
Lưu ý: Tuỳ vào khẩu vị từng người để có cách nấu phù hợp nhất, nếu thích ăn đặc thì cho nhiều bột sắn dây và ngược lại, bạn nên cho thêm tiêu bột vào để món ngon từ bột sắn dây thơm hơn.
Vì sao nhân sâm rừng có giá đắt đỏ? Nhân sâm từ lâu đã được biết đến là loại thảo mộc đắt đỏ với nhiều công dụng trong y học. Trung bình, giá một cây sâm mọc hoang dã có thể đắt gấp nhiều lần so với loại nuôi trồng.