Nhà ngoại “làm phúc” vẫn “phải tội” với nhà nội
“Cháu bà nội tội bà ngoại”, My thấy câu nói chẳng sai tí nào so với hoàn cảnh của cô bây giờ
“Mày có há cái miệng to ra không tao cho nhịn luôn bây giờ, cháu với chắt”. Từ trong phòng tắm bước ra, My biết bà nội lại mắng nhiếc cháu nội nữa rồi. Thấy bà nội vứt luôn cái muỗng ra sân với bộ dạng tức tối, My biết chắc tại thằng cu Bin lại không chịu ăn món cháo thịt bò của bà nấu nên bà mới có phản ứng gay gắt như thế.
Cứ ngỡ lấy chồng gần nhà, My sẽ được gần gũi chăm sóc thêm cho bố mẹ đẻ rồi đến khi sinh nở thì cô cũng đỡ gánh nặng vì có bố mẹ hai bên gia đình phụ giúp mình lo cho cháu. Ấy vậy mà, lúc chuẩn bị lâm bồn bà nội liền phán luôn một câu xanh rờn khiến My buồn lòng: “Sau này sinh con thì con nên nghỉ làm đi, gửi cho nhà ngoại chứ ông bà bên này cũng bận bịu lắm, chắc không có thời gian”.
My cười chột dạ cũng chỉ nghĩ bà nội nói đùa chứ ai đời lại cư xử kiểu đó. Trong khi, ngoài gánh hàng bán ở chợ vào buổi sáng của bà thì bà có làm gì nữa đâu, làm gì mà không có thời gian trông cháu? Nói là làm, suốt thời gian 6 tháng nuôi con nhỏ My phải gọi điện hối thúc bà ngoại đến chăm cháu rồi lo toan hết việc này đến việc khác của hai mẹ con. Bà nội thì sáng đi chợ bán hàng xong, quá trưa mới về do mải tám chuyện với mấy bà ở chợ.
Ảnh minh họa
Nhiều lúc, bà ngoại còn phải tự tay vào bếp nấu luôn cho bữa ăn của cả gia đình nhà nội, My thấy mà xót xa! Chồng My thì công tác xa nhà, ông nội thì sáng hết uống trà, đánh cờ rồi lâu lâu lại vào buồng nhìn cháu nội kiêm luôn việc hỏi chuyện cơm nước đã có chưa…My chán ngán khi ông bà nội chẳng thèm đoái hoài đến sự tồn tại của đứa cháu đích tôn.
Ngày My quay lại với công việc ở trường thì cũng là ngày cô phải mang con về gửi ông bà ngoại. Sáng đưa con đi gửi tối lại rước con về rồi lao vào bếp chuẩn bị cơm nước, nhiều khi nhờ bà nội bế giùm con thì bà lại gắt gỏng: “Ngày xưa, chúng tôi phải tay bồng tay bế, vừa cắt cỏ lại tranh thủ nấu cơm đó. Con dâu thời nay cứ ỉ lại thành hư”.
Thời gian ở bên nhà nội ít ỏi quá nên nhiều thằng bé được ông bà nội bồng bế lại khóc ré lên in ỏi. Ông bà không dỗ lại còn mắng cháu, rồi đay nghiến My: “Thằng này không khéo đâm hư, cứ theo mẹ, theo bà ngoại còn ra cái gì nữa, ở với nhà nội mà không theo nội thì đúng là ngu”. Lúc đó, My chỉ biết thanh minh: “Cháu nó còn nhỏ, đã biết gì đâu mà bà trách”.
Nhiều khi thấy thằng bé sốt lên rồi sổ mũi, ho hen thì bà nội lại có cớ khiển trách nhà ngoại:”Bà bên nhà chiều cháu quá nhỉ? Cứ suốt ngày mang cháu ra đường hít bụi bẩn nên giờ mới đâm bệnh”. Lúc ấy dù rất ấm ức thay cho bà ngoại nhưng My cũng phải cố nhịn để giải thích:”Trẻ con mà mẹ, thời tiết thay đổi thất thường là lại trở chứng”. Ông bà nội không dành thời gian chăm sóc cháu thì chớ, đằng này lại cứ có chuyện gì không vừa lòng với cháu lại cứ phàn nàn, trách cứ nhà ngoại. Ấm ức lắm nhưng nhiều quá khi cứ thấy cảnh “bà đấm ông xoa” của nhà nội mắng nhiếc nhà ngoại, My lại rèn cho chính mình tính chai lì hoặc bỏ ngoài tai.
Video đang HOT
Từ ngày sinh cu Bin cho đến giờ, dù đã gần một tuổi mà ông bà nội cũng chưa mua cho cháu đích tôn lấy một món quà. My không trách chuyện đó nhưng khi thấy bà ngoại tặng cho cháu cái gì thì bà nội lại than phiền. Bữa trước, khi ông bà ngoại sang thăm cháu, mua cho nó một sợi dây chuyền bạc đề phòng trở gió lại đau. Bà nội thấy vậy lại mỉa mai: “Nó còn nhỏ thế, mang đồ kim loại lại cứa vào cổ bị thương không biết chừng”. Thấy bà ngoại có vẻ buồn buồn, My bấm tay bà cố nhịn cho qua.
Khi đứa con trai tròn 4 tuổi, My cho con đi học lớp nhỡ ở trường mẫu giáo. Việc đưa đón rồi bao nhiêu khoản tiền đóng góp đều một tay vợ chồng My đảm đương. Thấy vợ chồng cô vất vả, ông bà ngoại thỉnh thoảng lại cho My ít tiền phụ thêm cho cháu, biết chuyện ông nội lại hậm hực, khó chịu. Thằng bé hễ đi học về nếu vui vẻ thì không sao chứ nếu thấy lầm lì rồi khóc lóc là bố mẹ chồng lại nổi đóa lên: “Đằng ngoại chiều riết đâm hư! Ở với nhà nội thì cấm”. My thấy vô lý bèn đáp để minh oan cho nhà ngoại thì bà nội lại chua ngoa: “Chứ không phải suốt ngày bám váy ngoại, không học nội thì học ai ra cái thói nhõng nhẽo đó”.
My không hiểu tại sao nhà nội cứ có chuyện gì không vừa lòng về thằng bé lại đổ thừa cho bên ngoại. Phận làm dâu cô không dám hó hé nhưng cứ nhịn mãi sao được. Rồi mấy lần, thấy khách đến nhà chơi, hết lời khen ngợi thằng bé, ông bà nội lại vơ vội vào người: “Nó là cháu nội đích tôn của chúng tôi, dạy dỗ đàng hoàng không ngoan sao được”. Để rồi, đứng trên phòng nghe rõ mồn một từng chữ, My chỉ thêm thấy xót xa cho nhà ngoại. “Cháu bà nội tội bà ngoại”, My thấy câu nói chẳng sai tí nào so với hoàn cảnh của cô bây giờ.
Chỉ thương cho nhà ngoại, yêu thương và chăm sóc cháu hết lòng mà luôn bị nhà nội nghĩ xấu. My thấy buồn vô cùng!
Theo Nguyengiang/Afamily
Thương lấy thân mình
Làm thế nào để mình thấy vui, thấy yêu đời trở lại. Chạy theo thứ hạnh phúc phụ thuộc vào người khác
Chạy theo thứ hạnh phúc phụ thuộc vào người khác Vân thấy mệt mỏi lắm rồi - Ảnh minh họa: Internet
Mỗi người đều có phần đời của mình, tại sao Vân cứ phải sống mãi cho người khác.
Bạn bè đồng nghiệp ngạc nhiên khi thấy dạo này Vân tự dưng thích chưng diện. Thỉnh thoảng chị lại khoe một bộ váy mới, giày dép đổi mốt xoành xoạch. Vân bắt đầu để ý các xu hướng thời trang, tham khảo ý kiến mọi người xung quanh xem mình mặc kiểu nào thì đẹp, son loại nào tốt cho môi, nước hoa hãng nào được số đông tin dùng, ăn gì để bổ sung collagen cho da, uống bao nhiêu nước mỗi ngày tốt cho sức khỏe...
Trước đây Vân không vậy, chị thường xuề xòa, ít quan tâm bản thân. Quần áo chỉ vừa đủ mặc, lần nào đi mua cũng thấy chị đắn đo lựa chọn. Chỉ có mua cho chồng con là Vân luôn chọn những thương hiệu có tiếng. Bạn bè nhắc nhở, Vân bỏ ngoài tai. Vân cho rằng phận sự của người vợ, người mẹ là chăm sóc chồng con thật tốt. Vân đã sống những tháng ngày chỉ biết hy sinh cho người khác.
Bạn bè gặp Vân thường nháy mắt hỏi, khai thật đi, có bồ hay đang hâm nóng tình cảm vợ chồng? Vân cười chua xót. Chị sợ người ta chạm đến nỗi đau của mình. Làm sao để nói với bạn bè rằng cái tổ ấm mà Vân từng quên mình để vun vén ấy cuối cùng vẫn nguội lạnh.
Vân cứ mãi ảo tưởng về hạnh phúc mà không nhận ra chồng đã chán mình từ rất lâu. Nếu không có cơn say rượu mềm oặt của chồng, có lẽ Vân vẫn sẽ mù quáng yêu thương tận tụy phục vụ một người đàn ông ngấm ngầm lừa dối vợ. Trong cơn say chồng gọi tên người đàn bà khác, yêu một nhan sắc khác, nhớ một mùi hương khác.
Thực ra, Vân làm gì có mùi hương nào để quyến luyến đàn ông. Mùi của bếp núc với tỏi xào, thịt rán, cá kho vương trên tóc mỗi ngày. Mùi sữa của con trớ đầy trên vạt áo. Mùi của món thịt kho mắm tép mà chồng vẫn thích ăn, của món tôm chua kiểu Huế chồng thường mang biếu sếp, của những món bánh nướng chồng bảo Vân làm để anh mang đến công ty lấy lòng đồng nghiệp.
Vân không biết những thứ đó có khi nào chồng mang đến gom góp cùng bữa cơm của tình nhân? Thứ mùi hương đảm đang chỉ hấp dẫn dạ dày của đàn ông, không làm cho họ yêu thương, trân trọng mình như mùi hương nước hoa huyễn hoặc đến ma mị của bao người đàn bà đẹp khác.
Đến bây giờ Vân mới nhận ra chồng thường xấu hổ vì mình. Bằng chứng là anh không bao giờ dẫn vợ đến các cuộc gặp gỡ bạn bè. Có lần đi mua sắm ở siêu thị bỗng chạm mặt nhân viên, anh vội vàng đẩy chị lùi vào trong gian hàng lẫn giữa những người đang mua sắm khác. Tối đó, anh bảo "lần sau ra ngoài với anh em nhớ ăn mặc cho đàng hoàng. Luộm thuộm quá xấu mặt chồng con". Vân cười xòa, cũng có chút áy náy nhưng rồi quên ngay.
Bao nhiêu công việc lớn nhỏ trong ngày khiến Vân chẳng còn tâm trí nào để chăm chút bản thân. Mãi tận khi biết mình sắp mất chồng, Vân mới ngộ ra "sự tử tế với bản thân luôn là điều cần thiết".
Hôm cãi nhau với chồng, Vân lấy va li để thu dọn hành lý. Mở tủ ra, chợt thấy mình chẳng có cái gì đáng để mang đi. Quần áo cũ nhàu, cái nào cũng phai màu. Mấy cái túi xách lấm lem vết nghịch bút bi của con. Giày còn đúng một đôi đi đâu cũng mang, kết hợp với đủ kiểu quần áo, đầu tóc. Trên chiếc bàn trang điểm sắm từ ngày cưới chỏng chơ mấy lọ kem dưỡng da, phấn nền, son môi chẳng biết đã hết hạn sử dụng hay chưa. Đồ trang sức chẳng có gì đáng giá. Lấy gì để thu dọn?
Mà đi đâu được chứ? Bao lâu nay Vân lúc nào cũng chỉ quanh quẩn chăm chút gia đình, mọi mối quan hệ khác đều sẵn sàng dẹp bỏ, không cà phê, không hẹn hò qua lại, không thăm hỏi bạn bè. Nên giờ Vân muốn kiếm một người bạn để sẻ chia cũng khó, huống hồ là một chốn nương thân...
Vân đã biết thương lấy thân mình. Thương một cách gấp gáp, vội vàng đến tội nghiệp. Hôm đưa con về quê ngoại chơi, vừa mới nhìn thấy Vân ngoài cổng, mẹ đã than "sao gầy ốm, xanh xao vậy hả con?".
Chị ứa nước mắt nghĩ đây đâu phải lần đầu mẹ xót xa than. Có lần nằm trong nhà nghe mẹ nói với bố "chẳng biết lấy chồng thành phố sướng những gì chứ cái Vân nhà mình ngày càng héo hon đi".
Ngẫm ra thấy đúng, khi còn độc thân Vân cũng thích ăn ngon, mặc đẹp, chăm chút vẻ bề ngoài. Vân không nghĩ đến việc làm đẹp để níu kéo chồng. Giờ thì Vân chỉ quan tâm làm thế nào để mình thấy vui, thấy yêu đời trở lại.
Chạy theo thứ hạnh phúc phụ thuộc vào người khác, chị thấy mỏi mệt lắm rồi. Mỗi người đều có phần đời của mình, tại sao cứ phải sống mãi cho người khác? Nhiều đêm nằm suy nghĩ, Vân thấy chồng chán mình cũng có phần đúng.
Hàng ngày, anh ra ngoài gặp biết bao người phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ khác. Người ta cũng làm mẹ, làm vợ cũng vất vả đó thôi, vậy mà sao vẫn đầy sức sống. Chính chị còn không thể yêu nổi sự cẩu thả, luộm thuộm của bản thân thì người khác làm sao yêu nổi.
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet
Vân mới đặt vé máy bay ra đảo Cô Tô. Đó là nơi Vân mong ước được đến từ năm mười tám tuổi, nhưng luôn có một lý do nào đó níu chân lại. Cũng có lúc chị đắn đo tiếc tiền. Tiền đó mua sữa cho con, sắm thêm vài cái áo cho chồng hoặc dành dụm mua thêm vật dụng trong nhà... Vân không cho phép mình trì hoãn nữa.
Bao nhiêu ngày tháng vất vả, giờ tự thưởng cho mình một chuyến đi cũng là việc nên làm. Con cái gửi bà nội, tối chồng qua đón con thì ăn cơm luôn ở đó. Thôi đừng băn khoăn nữa bởi có khi thỉnh thoảng cũng phải để cho nhà cửa vắng bóng mình vài ngày. Để mọi thứ trở lên lộn xộn thậm chí rối tung lên. Có như vậy người đàn ông mới thấy được vai trò của vợ ở góc bếp, xó nhà.
Ừ thì cũng có lúc tự mình dụi lửa để người ta còn biết phận sự phải nhen lên. Khi người đàn bà biết thương lấy thân mình cũng chính là lúc họ biết phải yêu thương người khác cho đúng cách.
Theo Vũ Thị Huyền Trang/Baophunu
Hoảng hồn khi phát hiện ra bí mật của em trai chồng Tôi bước xuống cầu thang mà tìm vẫn đập thình thịch vì hoảng sợ, nhưng xen vào đấy là sự buồn bã tiếc nuối. Ánh mắt của em ấy khi nãy sao mà đau đớn đến thế! Tôi lấy chồng được gần một năm nay và đang lâm vào cảnh dở khóc dở mếu. Tất cả đều xuất phát từ em chồng, lớn...