Nhà ngoại giao Ukraine dự báo về khả năng xung đột với Nga
Một nhà ngoại giao cấp cao của Ukraine cho rằng có rất ít khả năng nổ ra chiến tranh với Nga, nhưng không loại trừ xung đột cục bộ.
Hãng tin Reuters ngày 26/1 dẫn lời Đại sứ Ukraine tại Nhật Bản Sergiy Korsunsky cho biết, Kiev cam kết tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho căng thẳng hiện tại với Moskva, nói thêm rằng có rất ít khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện với Nga, mặc dù có thể xuất hiện những xung đột nhỏ hơn.
Một binh sĩ Ukraine ở khu vực Donetsk. Ảnh: Reuters
Đại sứ Korsunsky cũng cảnh báo một cuộc tấn công vào một quốc gia có hơn chục lò phản ứng hạt nhân sẽ gây ra tác động tàn phá đối với khu vực châu Âu.
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo, Đại sứ Korsunsky nêu rõ: “Tôi tin rằng chiến tranh toàn diện là rất khó xảy ra, nhưng chúng ta có thể thấy xung đột cục bộ hơn. Nếu chiến tranh xảy ra, đó sẽ là cuộc chiến đầu tiên trong lịch sử nhân loại, cuộc chiến chống lại một quốc gia có 15 lò phản ứng hạt nhân trên lãnh thổ của mình, trong đó có 30.000 km đường ống dẫn khí và dầu. Khi tất cả những cơ sở hạ tầng này bị phá hủy, sẽ không còn Ukraine nữa. Nhưng đây chỉ là một kết quả. Không còn trung tâm châu Âu và có lẽ Tây âu cũng sẽ bị ảnh hưởng”.
Về phần mình, Đại sứ Nga tại Australia Alexey Pavlovsky cho biết Moskva không có kế hoạch xâm lược Ukraine. Trả lời phỏng vấn của đài phát thanh ABC (Australia), ông Pavlovsky nói: “Chúng tôi không có ý định xâm lược. Quân đội của chúng tôi ở biên giới. Những họ không phải là một mối đe dọa, mà là lời cảnh báo. Một lời cảnh báo cho nhà cầm quyền Ukraine không thực hiện bất kỳ hành động mạo hiểm quân sự liều lĩnh nào. Đối với các lệnh trừng phạt, tôi nghĩ rằng bây giờ mọi người nên hiểu rằng đó không phải là ngôn ngữ nên được sử dụng khi nói chuyện với Nga. Các lệnh trừng phạt chỉ phản tác dụng”.
Nga đã điều hàng chục nghìn quân đến biên giới với Ukraine và các nước phương Tây lo ngại Moskva đang lên kế hoạch tấn công Kiev. Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm hôm 25/1 cho biết ông sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt cá nhân đối với Tổng thống Vladimir Putin nếu Nga tấn công Ukraine, khi các nhà lãnh đạo phương Tây tăng cường chuẩn bị quân sự và lên kế hoạch bảo vệ châu Âu khỏi một cú sốc cung cấp năng lượng tiềm tàng.
Lãnh đạo Đức, Pháp kêu gọi giảm căng thẳng trong vấn đề Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 25/1 đã kêu gọi Nga góp phần giảm căng thẳng tình hình Ukraine, nhấn mạnh sự hợp tác và đối thoại với Nga trong khi cũng đưa ra cảnh báo gửi tới Moskva.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 25/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin bên cạnh Tổng thống Macron, Thủ tướng Scholz một lần nữa kêu gọi Nga giúp xoa dịu tình hình hiện nay liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine, cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự. Thủ tướng Scholz nói: "Chúng tôi hy vọng Nga sẽ thực hiện các bước rõ ràng giúp giảm leo thang tình hình". Chính trị gia đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) cũng hoan nghênh việc nối lại các cuộc đàm phán theo định dạng Normandy, trong đó có sự tham gia của Pháp, Đức, Ukraine và Nga. Dự kiến, các cố vấn chính trị của nhóm Normandy sẽ nhóm họp trong ngày 26/1 tại Paris, Pháp.
Liên quan chính sách của Đức đối với Ukraine, Thủ tướng Scholz cũng lên tiếng bảo vệ hướng tiếp cận của Đức đối với quốc gia này, đặc biệt trước lời kêu gọi hỗ trợ vũ khí phòng thủ cho Kiev. Ông cho biết Đức đã có thoả thuận tích cực hỗ trợ phát triển kinh tế và nền dân chủ ở Ukraine. Ngoài ra, Đức cũng có những lý do mang tính lịch sử cho việc từ chối cung cấp vũ khí sát thương tới các vùng chiến sự. Thủ tướng Đức nói thêm rằng Berlin có trách nhiệm đảm bảo Ukraine vẫn là một nước trung chuyển khí đốt cho châu Âu và Kiev có thể tin tưởng vào Đức. Trước đó, Đức đã bác bỏ việc cung cấp vũ khí cho Kiev, song sẽ hỗ trợ Ukraine một bệnh viện dã chiến hoàn thiện.
Trong khi đó, Tổng thống Macron cho biết Pháp và Đức nhất trí quan điểm về vấn đề Ukraine và cả hai sẽ kêu gọi giảm leo thang căng thẳng, khẳng định sẽ "không bao giờ từ bỏ đối thoại đối với Nga". Ông Macron cũng cảnh báo cái giá phải trả với Moskva sẽ rất cao nếu xảy ra hành động quân sự đối với Ukraine. Tổng thống Pháp cũng thông báo ông dự kiến có cuộc thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 28/1 tới, trong đó ông sẽ đề xuất biện pháp giảm leo thang, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào giải pháp ngoại giao và xoa dịu xung đột liên quan tới căng thẳng hiện nay ở Ukraine.
Ngoài cuộc khủng hoảng Ukraine, hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp cũng thảo luận về các vấn đề liên quan đến nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) của Pháp và Chủ tịch nhóm G7 của Đức. Hai nhà lãnh đạo Đức và Pháp từng nhiều lần nhấn mạnh đến tình hữu nghị khăng khít giữa hai nước cũng như sự hợp tác, phối hợp chặt chẽ của hai bên.
Tổng thống Macron từng nói rằng Thủ tướng Scholz nhậm chức vào thời điểm khó khăn với cuộc khủng hoảng COVID-19 và nhiều thách thức địa chính trị, đòi hỏi có sự phối hợp rộng rãi và chặt chẽ giữa các đối tác.
Tổng thống Pháp cũng thừa nhận chính phủ hai nước có quan điểm khác nhau về một số vấn đề như sử dụng năng lượng hạt nhân và phân loại năng lượng bền vững ở EU hay xuất khẩu vũ khí. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức cho rằng nhiệm vụ của cả hai nước là tăng cường tình hữu nghị hơn nữa bất chấp một số khác biệt.
Nga hoan nghênh Mỹ tham gia giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine Ngày 18/1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moskva sẽ hoan nghênh Mỹ tham gia nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời báo giới sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ở thủ đô Moskva, ông Lavrov cũng nhắc lại rằng Ukraine đang "phá...