Nhà ngoại giao Trinidad và Togago được bầu làm Chủ tịch ĐHĐ LHQ
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 1/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã bầu Đại sứ Dennis Francis, Trưởng Phái đoàn thường trực Trinidad và Togago, làm Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 78.
Chủ đề được tân Chủ tịch ĐHĐ LHQ lựa chọn xuyên suốt nhiệm kỳ là “Hòa bình, thịnh vượng, tiến bộ và bền vững”.
Tân Chủ tịch ĐHĐ Khóa 78, Đại sứ Dennis Francis, Trưởng Phái đoàn thường trực Trinidad và Togago tại LHQ, phát biểu. Ảnh: TTXVN phát
Trong phát biểu, Đại sứ Dennis Francis chú trọng tầm quan trọng của giáo dục, đầu tư vào con người đối với củng cố kinh tế, phát triển xã hội, thúc đẩy các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Ông cũng cam kết trong nhiệm kỳ của mình sẽ thúc đẩy đối thoại giữa các quốc gia, chủ nghĩa đa phương, tăng cường đoàn kết quốc tế, vượt qua các thách thức toàn cầu hiện nay.
Video đang HOT
Đại sứ Dennis Francis, Trưởng Phái đoàn thường trực Trinidad và Tobago, phát biểu tại phiên họp toàn thể ĐHĐ LHQ, sau khi được bầu làm Chủ tịch ĐHĐ Khóa 78, ở New York (Mỹ) ngày 1/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Các lãnh đạo LHQ, đại diện các nhóm khu vực, các nước đã có phát biểu chúc mừng tân Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 78. Trong đó, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, đã gửi lời chúc mừng và chia sẻ niềm vui đến tân Chủ tịch ĐHĐ Khóa 78 và người dân Trinidad và Tobago, đồng thời mong muốn hai nước, hai phái đoàn sẽ tiếp tục quan hệ hợp tác tốt đẹp.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ chúc mừng tân Chủ tịch ĐHĐ Khóa 78, Đại sứ Dennis Francis, Trưởng Phái đoàn thường trực Trinidad và Togago tại LHQ. Ảnh: TTXVN phát
Cùng ngày 1/6, ĐHĐ LHQ đã họp và bầu ra các vị trí Phó Chủ tịch ĐHĐ Khóa 78 và Ban điều hành các Ủy ban chính của ĐHĐ.
ĐHĐ LHQ là một trong 6 cơ quan chính của LHQ và là cơ quan có tính đại diện rộng rãi nhất trong hệ thống LHQ, với sự tham gia của tấtcả thành viên. ĐHĐ LHQ có thẩm quyền rộng rãi trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hoá, xã hội, có quyền thảo luận và đưa ra các nghị quyết, quyết định về các vấn đề thuộc phạm vi Hiến chương hoặc bất kỳ vấn đề nào thuộc thẩm quyền của các cơ quan của LHQ, nhằm mục đích thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trên phạm vi toàn cầu.
Nhiều tổ chức quốc tế ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine
Ngày 15/5, tại trụ sở Liên hợp Quốc (LHQ) ở New York, Uỷ ban của LHQ về các quyền bất khả xâm phạm của người Palestine (CEIRPP) đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 75 năm sự kiện Nakba.
Tổng thống Palestine Mahmud Abbas phát biểu tại hội nghị cấp cao của LHQ tưởng niệm 75 năm ngày các vùng lãnh thổ của người Palestine bị sáp nhập, ở New York (Mỹ) ngày 15/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, Phó Tổng Thư ký LHQ Rosemary DiCarlo, cùng đại diện của nhiều tổ chức quốc tế và hơn 100 quốc gia, trong đó có Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ.
Tại buổi lễ, đại diện nhiều tổ chức quốc tế và các nhóm nước như Phong trào không liên kết, Nhóm G77, Tổ chức các nước Arab, Tổ chức các nước Hồi giáo, Tổ chức các nước Vùng Vịnh... đã một lần nữa khẳng định ủng hộ sự nghiệp đấu tranh của người dân Palestine và việc thực hiện giải pháp hai nhà nước theo đường biên giới trước năm 1967. Các đại biểu đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt bạo lực và mọi hoạt động vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nhấn mạnh sự thống khổ của dân tộc Palestine từ khi nổ ra xung đột với Israel năm 1948 đến nay, trong đó hàng triệu người Palestine thuộc nhiều thế hệ vẫn đang sống lưu vong tại nhiều quốc gia, các trại tị nạn ở các nước láng giềng và chưa thể thực hiện được nguyện vọng trở về vùng đất quê hương.
Tổng thống Abbas khẳng định người Palestine quyết tâm hướng tới mục tiêu thành lập một nhà nước độc lập với thủ đô là Đông Jerusalem. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập và quyền dân tộc tự quyết của người Palestine, đồng thời để Palestine trở thành một thành viên đầy đủ của LHQ.
Phó Tổng Thư ký LHQ Rosemary DiCarlo khẳng định các di sản của sự kiện Nakba tiếp tục thúc đẩy cộng đồng quốc tế nỗ lực không mệt mỏi để tìm kiếm một giải pháp hoà bình và lâu dài cho xung đột Israel-Palestine, đồng thời coi đó là một trọng tâm công tác của LHQ. Phó Tổng thư ký bày tỏ quan ngại về các diễn biến liên quan gần đây, như việc mở rộng nhanh chóng các khu định cư của người Do Thái tại Bờ Tây, các hoạt động trục xuất, phá huỷ nhà cửa của người Palestine, tình trạng bạo lực..., gây thêm cản trở đối với việc thực hiện giải pháp hai nhà nước.
Sự kiện Ngày Nakba (Ngày Thảm họa theo tiếng Arab) được người Palestine và cộng đồng người Arab, Hồi giáo ở nhiều nơi trên thế giới tổ chức vào ngày 15/5 hằng năm để tưởng nhớ việc hàng trăm nghìn người Palestine phải rời bỏ quê hương, sống lưu vong ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có các trại tị nạn tại Liban, Syria, Jordan...khi Israel tuyên bố thành lập Nhà nước Do Thái vào ngày 15/5/1948.
Đây là lần đầu tiên LHQ chính thức tổ chức tưởng nhớ sự kiện này theo Nghị quyết số A/RES/77/23 ngày 30/11/2022 của Đại hội đồng LHQ.
Ngoại trưởng Nga thăm 4 nước Mỹ Latinh Bộ Ngoại giao Nga ngày 16/4 ra thông báo cho biết Ngoại trưởng Sergei Lavrov sẽ có chuyến công du một số nước Mỹ Latinh từ ngày 17 - 24/4. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Thông báo nêu rõ Ngoại trưởng Lavrov sẽ thăm Brazil, Venezuela, Nicaragoa và Cuba. Ông Lavrov sẽ có chương trình làm việc dày đặc...