Nhà ngoại giao say làm báo
Có dịp trò chuyện với TS. Hoàng Anh Tuấn (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao) nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, đề tài câu chuyện giữa chúng tôi không phải về chiến lược ngoại giao mà lại về công việc và niềm đam mê của một nhà ngoại giao say viết báo.
TS. Hoàng Anh Tuấn (phải) và PGS. TS Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Đại học KHXH & NV trong một chương trình bình luận trên kênh truyền hình QPVN.
TS. Hoàng Anh Tuấn chia sẻ: “Tôi có khá nhiều nghề, làm ngoại giao, nghiên cứu, làm báo, tạp chí, rồi cả diễn thuyết nữa… Nhưng dường cái duyên với nghề báo đã ăn vào máu hay sao mà đi đâu làm gì thì vẫn dành thời gian, tâm tư để viết và… viết”.
Từ những bài báo đầu đời
TS. Hoàng Anh Tuấn xuất thân là người làm công tác nghiên cứu. Nghiên cứu nhiều và lâu, ông rút ra rằng: phải có các kỹ năng: viết, nói và tổng hợp. Trong các kỹ năng ấy, ông thấy kỹ năng quan trọng nhất chính là kỹ năng viết. Ông bảo: “Tôi cố gắng tập trung kỹ thuật làm sao để viết cho tốt, cho logic, mạch lạc và dễ hiểu đối với độc giả. Muốn vậy, phải tạo ra được sự khác biệt, văn phong riêng của mình. Đó là điều tôi làm trước tiên để phục vụ cho công tác nghiên cứu”.
Rồi qua một số lần, có người góp ý với ông rằng những bài nghiên cứu ấy hoàn toàn có thể được chia sẻ tới nhiều bạn đọc hơn dưới dạng một bài báo. “Thấy ý tưởng này cũng thú vị vì nghiên cứu xong mà chỉ xếp vào ngăn kéo thì đấy không phải là những nghiên cứu tốt. Vì vậy, tôi bắt đầu tập viết báo. Viết nhiều thành quen, rồi tôi trở thành nhà báo lúc nào không hay”.
Bài báo đầu tiên của TS. Hoàng Anh Tuấn được đăng trên báo Đầu tư năm 1991. Đây là bài báo được phát triển từ bài phát biểu của ông trong buổi tọa đàm với Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư (tiền thân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay). Tình cờ, trong số những người dự buổi tọa đàm hôm đó có Tổng biên tập báo Đầu tư tham dự. Thấy tâm đắc với nội dung phát biểu của TS. Tuấn, vị Tổng biên tập đề nghị ông viết lại dưới dạng một bài báo để đăng trên tờ báo của mình.
TS. Hoàng Anh Tuấn chia sẻ: “Sau khi bài viết được đăng, tôi có một cảm xúc rất lạ. Tôi nghĩ, mình hoàn toàn có thể viết báo được. Tất nhiên, bài báo đầu tiên này bị sửa đi, sửa lại nhiều lần. Từ đó, tôi biết đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của mình. Từ cảm hứng, niềm vui khi bài viết đầu tiên được đăng, tôi tiếp tục viết bài cho nhiều tờ báo, tạp chí và các ấn phẩm khác. Nghiệp làm báo bắt đầu từ đấy”.
Đến trách nhiệm với truyền thông
Nhờ cộng tác viết báo cho nhiều nơi, TS. Hoàng Anh Tuấn rút ra một điều: Mỗi tờ báo có tiêu chí và cách viết khác nhau, không thể áp dụng cách viết của báo này cho báo khác được. Để viết được bài báo tốt, phải đọc rất nhiều, đặc biệt là các nguồn khác nhau. Đồng thời, ông đọc lại các bài cùng chuyên mục đã được đăng trước đấy, nắm bắt văn phong tờ báo để có cách tiếp cận phù hợp, tạo ra phong cách riêng của mình. Có lẽ nhờ đó mà cái tên “anh Tuấn – Viện Chiến lược” nằm trong danh sách cộng tác viên quan trọng của rất nhiều báo lớn, phát thanh và truyền hình.
Video đang HOT
Tuy không phải nhà báo chuyên nghiệp nhưng số bài viết cho báo chí trong và ngoài nước cũng như số lần trả lời phỏng vấn truyền thông của TS. Hoàng Anh Tuấn thật đáng nể. Chính bản thân ông cũng không thống kê nổi con số cụ thể. Nhưng ông bảo: “Ngày nào tôi cũng viết. Có những chủ đề tôi chỉ viết vài tiếng đồng hồ, nhưng có những bài phải mất cả tháng. Có điều, tôi viết vài chủ đề một lúc nên gần như ngày nào tôi cũng viết. Đã mang cái nghiệp cầm bút mà dừng vài hôm là khi viết trở lại rất khó khăn”.
TS. Hoàng Anh Tuấn tâm sự: “Nhu cầu thông tin của người dân rất lớn. Trong thời buổi thông tin số đang phát triển như vũ bão, người làm chính trị, các nhà ngoại giao cần chủ động tiếp cận độc giả để chuyển tải cho họ những thông tin mới nhất, chính xác nhất nhằm định hướng cho độc giả. Khi độc giả cần, mình phải cung cấp. Nếu không, bằng cách này hay cách khác, họ sẽ có được thông tin đó từ những nguồn khác nhau, nhưng có thể đã bị sai lệch, méo mó. Đây không dừng lại ở vấn đề giao tiếp thông thường mà đó còn là nghĩa vụ của người nghiên cứu, người làm ngoại giao”.
Là một trong những nhà ngoại giao “thức thời” với công nghệ, TS. Hoàng Anh Tuấn không những đều đặn chia sẻ thông tin nghiên cứu của mình trên các phương tiện truyền thông mà còn thường xuyên cập nhật trang mạng xã hội Facebook của mình những quan điểm, cách nhìn rất báo chí về rất nhiều vấn đề mà ông mắt thấy tai nghe trong công việc hay những chuyến công tác dày đặc của mình.
Đam mê làm báo và ý thức trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin cho độc giả của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp như ông, có lẽ, chưa có nhiều người làm được.
Theo Liên Châu (ghi)
Thế giới và Việt Nam
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá về công tác tổ chức lễ hội xuân 2015
Cứ đến mỗi dịp xuân về, các lễ hội của dân tộc lại luôn là mối quan tâm lớn của người dân, du khách và dư luận cả nước. Chẳng thế mà năm nay chỉ trong gần một tháng diễn ra lễ hội, trực tiếp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã có tới 4 chuyến đi kiểm tra đột xuất công tác quản lý, tổ chức tại một số lễ hội.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có 4 chuyến đi kiểm tra đột xuất công tác quản lý, tổ chức tại một số lễ hội
Chiều 13/3 cũng là chuyến kiểm tra đột xuất thứ 4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã đến kiểm tra chùa Phật Tích - Di tích Quốc gia đặc biệt và Đền bà chúa kho tại Bắc Ninh nhằm quán triệt thực hiện chỉ thị 41 của Ban Bí thư và các Công điện của Thủ tướng Chính phủ về công tác tổ chức, quản lý lễ hội năm 2015. Tại đây, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã dành cho Dân trí cuộc trò chuyện, đánh giá bước đầu về công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm nay ở một số địa phương.
PV: Bộ trưởng đánh giá thế nào về công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm nay ở các địa phương?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Theo thống kê, hiện cả nước có 7.966 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian có 7.039 lễ hội, lễ hội lịch sử cách mạng có 332 lễ hội, lễ hội tôn giáo có 544 lễ hội... Trong hệ thống lễ hội, lễ hội dân gian chiếm 88,36% trong tổng số lễ hội và diễn ra tập trung vào mùa xuân, những lễ hội chủ yếu là của các cộng đồng, do cộng đồng tổ chức và hưởng thụ các giá trị văn hóa.
Xác định tầm quan trọng của lễ hội trong đời sống cộng đồng, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các địa phương, các bộ, ngành, đặc biệt là sự chủ động, quyết tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quản lý và tổ chức nhằm từng bước đưa lễ hội vào nề nếp, văn minh, lành mạnh, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân.
Năm nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai sâu rộng, quán triệt tinh thần chỉ thị số 41 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229 của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Và mới đây nhất, để tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội, Thủ tướng chính phủ cũng đã có Công điện 269 yêu cầu các cấp các ngành tăng cường tổ chức quản lý các lễ hội, làm sao cho có nhiều đổi mới hơn. So với các năm trước đây, năm nay có những ưu điểm:
Các ban chỉ đạo và ban tổ chức lễ hội ý thức trách nhiệm cao hơn, đi kiểm tra công tác chuẩn bị trước khi tổ chức lễ hội chặt chẽ hơn, đưa ra nhiều cảnh báo để chuẩn bị và tổ chức lễ hội thật sự văn minh, lịch sự.
Các cơ quan thông tấn đại chúng ở Trung ương và địa phương đã dành nhiều thời lượng để tuyên truyền chị thị của Ban bí thư và các Công điện của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Qua đó đã gửi đi một thông điệp làm sao cho nhân dân ăn tết vui tươi, đến lễ hội với một tâm thức hết sức trân trọng, trang nghiêm và cùng nâng cao ý thức để bảo vệ những giá trị tốt đẹp trong văn hóa của cha ông ta. Những điểm tồn tại lâu nay như vệ sinh môi trường, hàng quán, hoạt động đổi tiền lẻ, rắc tiền lẻ đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Những điểm tồn tại lâu nay như vệ sinh môi trường, hàng quán, hoạt động đổi tiền lẻ, rắc tiền lẻ... đã có nhiều chuyển biến tích cực. Vẫn còn một số nơi tồn tại, tuy nhiên trước phản ánh của báo chí, dư luận và chủ động kiểm tra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngay lập tức có Công điện yêu cầu các địa phương nhanh chóng chấn chỉnh việc này.
Điểm cuối cùng là năm nay, người dân đến với lễ hội khác với những năm trước. Người dân năm nay đến với lễ hội với một tâm thức rất thiêng liêng, có thái độ , trách nhiệm cao để bảo tồn, bảo vệ những giá trị thiêng liêng trong văn hóa cổ truyền của dân tộc, bảo vệ các danh lam thắng cảnh, các điểm di tích, lịch sử...
PV: Chúng tôi cũng có cùng cảm nhận với Bộ trưởng, qua theo dõi chúng tôi thấy mùa lễ hội xuân 2015 có bước chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số ít lễ hội diễn ra các tập tục "chém lợn", "đâm trâu", "cướp lộc" mang yếu tố bạo lực như báo chí đã phản ánh, xin Bộ trưởng cho biết giải pháp của Bộ để giảm thiểu những hành vi phản cảm trong các lễ hội sắp tới ?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Tôi xin được nhấn mạnh lại, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp là trách nhiệm của chúng ta, tuy nhiên cũng cần phải làm rõ khái niệm thế nào là truyền thống, truyền thống cần phải có cơ sở văn hóa, khoa học. Trong trường hợp nếu một số giá trị truyền thống đến hiện tại không còn phù hợp, chứa đựng nhiều tập tục khiến dư luận bức xúc, lên án thì cũng cần phải xem xét, đánh giá để điều chỉnh cho phù hợp, cái gì tiến bộ hợp lý thì mình phải giữ lại, cái gì không hợp lý thì cần loại bỏ.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: cái gì tiến bộ hợp lý thì mình phải giữ lại, cái gì không hợp lý thì cần loại bỏ.
Về các giải pháp, ngoài việc quán triệt nghiêm túc Chỉ thị của Ban Bí thư và Công điện của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Trong thời gian tới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ rà soát toàn bộ, nghiên cứu truyền thống lễ hội, nguồn gốc để tham mưu, phối hợp với địa phương, sau khi nghiên cứu sẽ tổ chức hội nghị, hội thảo để đánh giá lại thực chất lễ hội, cái gì cần giữ, cái gì nên bỏ. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tham vấn ý kiến cộng đồng, tổ chức điều tra xã hội học, rà soát các lễ hội, đặc biệt là lễ hội còn duy trì các tập tục gây phản cảm đang được cơ quan truyền thông cũng như dư luận quan tâm.
Trên cơ sở tham vấn ý kiến các nhà nghiên cứu khoa học, ý kiến của cộng đồng, tham mưu, đề xuất với Ủy ban Nhân dân tỉnh thay đổi hình thức tổ chức phù hợp, đảm bảo việc tổ chức lễ hội đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đảm bảo phù hợp với Công ước quốc tế về bảo vệ sự đa dạng văn hóa của UNESCO mà Việt Nam tham gia.
Chính quyền các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu về ý nghĩa, giá trị lịch sử văn hóa, nghi thức, nghĩ lễ của từng di tích, lễ hội từ đó tiếp nhận và ứng xử văn hóa khi tham gia lễ hội...
PV: Năm nay Bộ VH - TTDL đã triển khai việc chấm điểm, đánh giá về công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở các địa phương. Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về việc này, làm sao để kiểm soát được rằng những tiêu chí này sẽ được các địa phương đánh giá và thực hiện một cách khách quan, thưa Bộ trưởng ?
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Việc tổ chức chấm điểm, đánh giá này xuất phát từ nhu cầu thực tế trong công tác chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch và các địa phương về việc thực hiện nghiêm túc chị thị của Ban Bí thư cũng như các Công điện của Thủ tướng Chính phủ. Những năm trước đây chúng ta đánh giá về công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở các địa phương chủ yếu là bằng định tính chứ không định lượng. Vì vậy, năm nay, việc triển khai chấm điểm dựa trên những thang điểm về công tác tổ chức lễ hội sẽ giúp cho các địa phương cũng như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có điều kiện đánh giá định lượng, (tất nhiên là tương đối), để đánh giá xem xét qua một mùa lễ hội, công tác tổ chức, quản lý tại các địa phương đã chuyển biến như thế nào. Trong những tiêu chí đánh giá, chấm điểm cũng đã nêu rất rõ những nội dung, những vấn đề mà các địa phương cần phải làm. Cụ thể như vấn đề vệ sinh môi trường, vấn đề hòm công đức, quản lý hòm công đức, vấn đề an ninh trật tự, vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc giữ gìn môi trường, văn hóa...
Có 3 điểm cần phải lưu ý. Thứ nhất là, Bộ cũng như các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phải tăng cường kiểm tra thường xuyên để đánh giá và nắm được tình hình.
Thứ hai là, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mong muốn các cơ quan thông tin đại chúng cũng cần nhập cuộc, phối hợp để tuyên truyền các tiêu chí này, đồng thời báo chí cũng cần giám sát, phản ảnh kịp thời về tình hình thực hiện các tiêu chí đó tại các địa phương.
Thứ ba, ban tổ chức cũng như ban chỉ đạo lễ hội tại các địa phương cần phải có thông tin cũng như hướng dẫn cụ thể cho người dân để họ biết được rằng năm nay chúng ta sẽ tổ chức đánh giá về công tác tổ chức lễ hội như thế nào, từ đó người dân nắm được, hiểu được, ủng hộ và tham gia, giám sát việc thực hiện các tiêu chí đó.
Xin cảm ơn Bộ trưởng !
Sỹ Liêm
Theo Dantri
Báo động tình trạng cháy nổ khi bước vào mùa nắng Chỉ mới bắt đầu bước vào mùa nắng nhưng đã xảy ra hàng loạt vụ cháy lớn thiêu rụi nhiều tài sản của người dân. May mắn các vụ cháy chưa gây thiệt hại về người nhưng đây là lời cảnh báo cho người dân trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm PCCC. Ba ngày, 4 vụ cháy lớn Chỉ trong vòng...