Nhà ngoại giao Nga đẩy xe cuốc bộ rời Triều Tiên
Biên giới đóng cửa vì Covid-19, các nhà ngoại giao Nga tại Bình Nhưỡng phải chất hành lý lên xe đẩy men theo đường sắt về nước.
8 nhà ngoại giao Nga và gia đình, những người quay lại Nga hôm 25/2, đã phải đổi nhiều phương tiện trong hành trình dài về nước, bởi Bình Nhưỡng áp đặt các biện pháp chống Covid-19 nghiêm ngặt, bao gồm cấm mọi thức vận chuyển hành khách qua biên giới.
“Vì biên giới bị đóng cửa hơn một năm và vận tải hành khách bị ngừng lại, nên các nhân viên ngoại giao Nga đã trải qua hành trình đầy khó khăn để về nhà”, Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm 25/2.
Các nhà ngoại giao Nga và gia đình rời Triều Tiên. Ảnh: Facebook/Bộ Ngoại giao Nga
Nhóm 8 người, bao gồm một em bé 3 tuổi, đã ngồi tàu 32 tiếng và ngồi xe buýt hai tiếng từ Bình Nhưỡng đến biên giới Nga. Tới đoạn cầu đường sắt bắc qua sông Đồ Môn ở biên giới Triều Tiên và Nga, họ buộc phải đi bộ.
“Họ chất hành lý lên xe đẩy, kéo dọc đường ray để sang bên kia”, Bộ Ngoại giao Nga giải thích khi công bố ảnh và video xe đẩy chất đầy túi và vali sặc sỡ qua cầu đường sắt trong khung cảnh mùa đông.
Các nhà ngoại giao Nga và gia đình rời Triều Tiên. Video: Telegram/Bộ Ngoai giao Nga
Vladislav Sorokin, bí thư thứ ba của đại sứ quán, chính là “động cơ” của xe đẩy. Anh là người đàn ông trưởng thành duy nhất trong nhóm, phụ trách đẩy xe đi hơn một km qua biên giới Triều Tiên sang Nga.
Các đồng nghiệp Bộ Ngoại giao chờ đón họ ở phía bên kia và đưa lên xe buýt tới sân bay thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông.
Mỹ thất thế khi tên lửa Nga, Trung ngày càng lợi hại
Tướng Mỹ lo ngại Washington sẽ rơi vào thế bất lợi nếu Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran tiếp tục đầu tư hiện đại hóa các loại tên lửa hành trình, đạn đạo, siêu thanh.
Phát biểu trong diễn đàn của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược (Mỹ), Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ John Hyten cho rằng Washington cần có một cuộc đánh giá về khả năng răn đe chiến lược để xem xét năng lực của mình nhằm giải quyết mối đe dọa tới các bốn quốc gia trên.
Cuộc đánh giá này theo ông Hyten bao gồm việc rà soát các cảm biến, hệ thống chỉ huy, kiểm soát và các lĩnh vực thường không được đề cập tới trong các nghiên cứu của Lầu năm góc.
"Chúng ta cần phải tìm ra ưu tiên của chúng ta là gì", ông nói.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 của Trung Quốc (Ảnh: Global Security)
Vị tướng Mỹ nhấn mạnh vai trò quan trọng của cảm biến tích hợp trong tất cả các lĩnh vực cũng như việc phát triển công nghệ đánh chặn như Hệ thống đánh chặn thế hệ kế tiếp (NGI).
Theo Hyten, việc chế tạo NGI là cần thiết để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên.
Trả lời câu hỏi từ một khán giả, ông Hyten chỉ ra rằng tên lửa phóng từ tàu ngầm mới mà Bình Nhưỡng "khoe" trong lễ duyệt binh hồi tháng 1 là bằng chứng cho thấy năng lực của Triều Tiên đang được nâng lên.
Tướng Mỹ khẳng định mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên vẫn đang hiện hữu. Dẫn ra căng thẳng leo thang giữa hai nước vào năm 2017, ông cho rằng Washington cần chuẩn bị cho kịch bản bắn hạ tên lửa Triều Tiên trước khi khí tài này tấn công vào Mỹ.
Ngoài Triều Tiên, tại Thái Bình Dương, Mỹ đang phải đối mặt với mối đe dọa tới từ các loại tên lửa đạn đạo, hành trình hoặc siêu thanh tầm trung của Trung Quốc.
"Chúng ta cần đẩy mạnh năng lực để đối phó với các thách thức mà Trung Quốc đặt ra ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với dàn tên lửa tầm trung của họ", ông cho hay.
Chuyên gia: Nga là nước duy nhất có thể tấn công hạt nhân quy mô lớn vào Mỹ Theo chuyên gia, Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể thực hiện đòn tấn công hạt nhân lớn nhằm vào Mỹ, do đó chính quyền Biden cần tập trung kiềm chế Nga. Các tài liệu vừa công bố tại Mỹ đã đề cập đến vấn đề xem xét các lựa chọn tối ưu để cải thiện kho vũ khí...