Nhà ngoại giao hoài nghi vaccine Covid-19 Trung Quốc
Trung Quốc đề nghị các nhà ngoại giao đang làm việc ở Bắc Kinh tiêm một trong 4 loại vaccine Covid-19 do nước này phát triển, song gặp phải phản ứng trái chiều.
Bộ Ngoại giao cho biết quan chức có thể tiêm vaccine do hãng dược Sinopharm phát triển. Theo báo cáo, tỷ lệ hiệu quả của sản phẩm là 79%. Vaccine được chấp thuận sử dụng đại trà trong nước hồi tháng 7. Một số quan chức cấp cao và nhà ngoại giao Trung Quốc đã tiêm chủng. Vaccine thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở 10 quốc gia và được cấp phép lưu hành ở một số nước, song đến nay nhà phát triển vẫn chưa công bố kết quả chi tiết các thử nghiệm đó.
Lời đề nghị nhận được phản ứng trái ngược nhau giữa các nhà ngoại giao. Họ lo ngại tiêm chủng có thể khiến việc đi lại trong tương lai phức tạp hơn.
Một đặc phái viên châu Âu cho biết đây là tin tốt lành cho những người làm việc tại nước đã hoặc chưa phê duyệt vaccine. “Chúng tôi vẫn do dự bởi muốn sử dụng loại vaccine đã được chấp thuận ở quê nhà hơn”, nhà ngoại giao cho biết, đề cập đến sản phẩm của Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca/Oxford.
Hai trong số ba vaccine này được đưa vào thỏa thuận cấp phép và nhập khẩu ở Trung Quốc, song đến nay chưa loại nào có được cái gật đầu từ chính quyền đại lục.
Video đang HOT
“Di chuyển về quê hương để tiêm vaccine rồi quay lại Trung Quốc quá phức tạp. Kháng thể do tiêm chủng sẽ gây khó khăn trong việc nhập cảnh vì chúng tôi phải làm xét nghiệm nhanh”, nhà ngoại giao châu Âu cho biết. Nếu tiêm chủng thời gian ngắn trước khi xét nghiệm, kit thử sẽ cho ra kết quả dương tính.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho một người đàn ông tại Trung Quốc. Ảnh: AP
Bộ Ngoại giao nhận định giải quyết vấn đề phát sinh kiểu này thường rất phức tạp. Đất nước đang nỗ lực tạo điều kiện để người đã tiêm vaccine được nhập cảnh thuận lợi bằng cách đưa ra những yêu cầu khác. Trước đó, từng có trường hợp hành khách đã chủng ngừa bị từ chối nhập cảnh dù xuất trình đầy đủ giấy chứng nhận tiêm phòng.
Một số đại sứ quán đang đàm phán với Bắc Kinh nhằm làm rõ các thủ tục cho phép nhà ngoại giao bay về nước để tiêm phòng và tái nhập cảnh Trung Quốc.
Một nhà ngoại giao châu Á cho biết ông rất ngạc nhiên trước lời đề nghị của chính phủ và sẽ chờ hướng dẫn từ quê nhà trước khi đưa ra quyết định.
“Một trong những mối bận tâm là tôi có nên sử dụng loại vaccine chưa phê duyệt ở nước sở tại hay không. Chúng tôi vẫn chưa biết liệu sản phẩm như vậy có được công nhận trong trường hợp các nước ban hành chính sách ‘hộ chiếu vaccine’ trong tương lai”, ông nói.
Nhà ngoại giao khác cho rằng Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề bằng cách bật đèn xanh cho một loại vaccine đã được phê duyệt ở nơi khác trên thế giới. Công ty Fosun, chịu trách nhiệm thương mại hóa vaccine Pfizer-BioNTech, đã liên hệ với một số đại sứ quán về việc tiêm chủng cho các đặc phát viên và nhân viên nước ngoài, song không thành công vì Trung Quốc chưa chính thức chấp thuận sản phẩm.
Trung Quốc dọa đáp trả Mỹ vì bình luận về Đài Loan
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói "Đài Loan không phải một phần Trung Quốc", khiến Bắc Kinh vô cùng giận dữ và đe dọa sẽ đáp trả.
"Đài Loan không phải một phần của Trung Quốc. Điều này đã được ghi nhận qua hành động của chính quyền cựu tổng thống Reagon nhằm đưa ra các chính sách mà Mỹ vốn thực hiện trong suốt ba thập kỷ rưỡi", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Mỹ hôm 12/11.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tại họp báo ở thủ đô Bắc Kinh, ngày 27/7. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Bắc Kinh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh Đài Loan là một phần không thể xâm phạm của nước này và Pompeo đang gây thêm tổn hại tới quan hệ Trung - Mỹ.
"Chúng tôi dứt khoát tuyên bố với Pompeo và người của ông ta rằng bất cứ hành vi nào làm suy yếu lợi ích cốt lõi cũng như can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc đều sẽ bị đáp trả một cách quyết liệt", ông Uông nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay.
Người phát ngôn văn phòng đối ngoại Đài Loan sau đó cho biết hòn đảo "cảm ơn sự ủng hộ của Ngoại trưởng Pompeo". Giới chức Đài Loan sẽ tới thủ đô Washington vào tuần tới để đàm phán kinh tế, động thái sẽ khiến Bắc Kinh thêm giận dữ.
Washington cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chuyển sang thiết lập quan hệ chính thức với Bắc Kinh năm 1979. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho hòn đảo.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Nước này cũng coi Đài Loan là vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong quan hệ với Mỹ và phản đối bất kỳ động thái nào của Washington mà Bắc Kinh cho rằng vi phạm chính sách "Một Trung Quốc".
Bắc Kinh lên án sắc lệnh của Trump cấm đầu tư vào các công ty Trung Quốc Bắc Kinh vừa lên án sắc lệnh của Trump cấm đầu tư vào các công ty Trung Quốc có liên quan tới quân đội nước này. Hôm 13/11, đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã bình luận về việc Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh cấm đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung...