Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng lý giải việc từ chối tìm nạn nhân thẩm mỹ Cát Tường
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng giải thích về việc chị không tham gia vào việc tìm kiếm nạn nhân bị bác sĩ ném xác phi tang là do tâm lý không được thoải mái.
Trong chương trình giao lưu trực tuyến “Sự thật của nhà ngoại cảm” sáng nay (1/11), trước câu hỏi về việc vụ khách hàng thẩm mỹ viện bị bác sĩ ném xác phi tang, tại sao bà không đứng ra giúp đỡ, tham gia vào việc tìm kiếm thi thể nạn nhân để chứng minh khả năng của mình rõ hơn.
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tại buổi giao lưu
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho rằng mình chỉ làm được khi trạng thái tâm lý thoải mái và sức khỏe tốt, nhất là với tôi, làm việc bằng khả năng đặc biệt cần sự tĩnh tâm rất cao.
Trước đó, đã có người đặt vấn đề nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tham gia vào tìm kiếm nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, 39 tuổi (trú tại Hàng Thiếc, Hoàn Kiếm, Hà Nội) – nạn nhân bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường phi tang thi thể vào tối ngày 19/10. Tuy nhiên bà Hằng đã từ chối với lý do: “Hiện tôi đang rất bận và nhất là không thể tập trung để làm bất cứ việc gì nên không thể giúp gia đình nạn nhân tìm thi thể được… Sau khi có những thông tin phản ánh về khả năng ngoại cảm của tôi trên phương tiện truyền thông đại chúng, tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại điều tra về việc này, nó làm tôi đau hết cả đầu, không tập trung được”.
Trong chương trình “ Trở về ký ức” của VTV có nói về việc nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tham gia vào việc tìm kiếm liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Video đang HOT
Sau khi mẫu vật được đưa về Viện Pháp y Quân đội – Bộ Quốc phòng kiểm tra thì cho kết quả hài cốt của động vật chứ không phải của người.
Trước dư luận xôn xao về khả năng thực của mình, bà Hằng cho biết lúc đầu tôi có hơi bị sốc nhưng sau đó bình tĩnh lại, tôi nhận thấy không cần thiết phải nói. Thực chất BTV Thu Uyên chỉ đưa một trường hợp của tôi ra để viện dẫn chứ không cáo buộc. Là do dư luận chưa hiểu thiếu đáo bản chất của vấn đề chương trình muốn đưa ra. Thật lòng, tôi rất phẫn nộ trước việc làm của Nguyễn Thanh Thúy nên cũng rất ủng hộ chị Thu Uyên.
Khi chương trình phát xong, tôi vẫn đi mua sắm, đóng gói hàng cứu trợ để chuyển cho nhóm từ thiện Sen Xanh mang tặng đồng bào Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Do báo chí đưa thông tin giật tít theo hiệu ứng đám đông nên mới gây làn sóng dư luận trong ngày qua. Tôi không giải thích vì không có lời giải thích nào bằng chính những việc làm của tôi trong hơn 20 năm qua.
Về việc này bà Phan Thị Bích Hằng cho rằng mình nhận lời đề nghị của các bác đồng đội liệt sĩ Phùng Chí Kiên đi tìm thủ cấp của bác ấy. Cảm động trước nghĩa tình đồng đội, nhận thấy đây cũng là sứ mạng thiêng liêng được giao phó, tôi đã làm bằng tất cả khả năng của mình với sự cố gắng cao nhất. Tôi đã tìm đến vị trí cuối cùng theo chỉ dẫn tâm linh của liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Sau đó, việc khai quật, cất bốc liệt sĩ do gia đình và các cơ quan chức năng đảm nhiệm, tôi không tham gia công đoạn này.
Trong lần tìm kiếm chiếc xe khách bị trôi xuống sông năm 2010 tại Hà Tĩnh, Bà Hằng đã dự đoán rằng: “Xe đang nằm ở vị trí cách cầu Bến Thủy trong vòng 500m về phía hạ lưu (thuộc vị trí xã Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh)”.
Nhưng, vị trí chiếc xe khi được vớt lên cách cầu Bến Thủy khoảng 3km chứ không phải 1,2km về phía hạ lưu cầu Bến Thủy như các nhà ngoại cảm đoán và một lần nữa dư luận lại dấy lên nghi ngờ: Phải chăng Phan Thị Bích Hằng đã mất khả năng?.
Sau sự việc này, bà Hằng lại bất ngờ phủ nhận mình chỉ phán đoán dựa trên kinh nghiệm chứ không dùng khả năng ngoại cảm của mình để xác định vị trí chiếc xe tai nạn.
Đời Sống & Pháp Luật
'Không lấy vụ Cát Tường để quy trách nhiệm cho Bộ Y tế'
"Toàn bộ vụ việc ở thẩm mỹ viện Cát Tường mang tính cá biêt, bất thường. Không lấy cái cá biệt này quy trách nhiệm cho Bộ Y tế, cho thành phố Hà Nội được", Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị nói.
Trao đổi với báo chí tại phiên họp tổ chiều 1/11 về vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, ông Nghị cho rằng, vụ việc này có trách nhiệm của nhiều bên, từ cơ quan cấp phép, giám sát thực hiện cấp phép rồi tới cơ quan quản lý cán bộ, nhân viên đi làm thêm.
"Mỗi bên đều có trách nhiệm nhưng toàn bộ việc này mang tính cá biệt, bất thường cho nên cần xem xét nó dưới góc độ rất hãn hữu chứ không lấy cái cá biệt này quy trách nhiệm cho Bộ Y tế, cho thành phố Hà Nội", Bí thư Hà Nội nói.
Bí thư Hà Nội cho rằng người đáng bị xử lý đích đáng nhất trong vụ việc là bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Ảnh: Mai Chi.
Ngoài ra, theo ông Nghị, cũng không thể quy toàn bộ trách nhiệm cho UBND phường nơi xảy ra vụ việc vì lãnh đạo phường còn quản lý nhiều phương diện khác nhau và không ai có thể lường trước sự việc để giám sát bác sĩ Tường 24/24h.
"Người gây ra hậu quả sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật cho nên người bị xử lý đúng địa chỉ nhất, đích đáng nhất là ông bác sĩ còn những người khác chịu trách nhiệm ở mức độ", ông Nghị nêu quan điểm và cho rằng, qua vụ việc cần rà soát lại cơ chế, chính sách, rút kinh nghiệm chứ không thể đơn giản đưa ra yêu cầu kỷ luật từ Bộ, Sở đến UBND quận, phường.
Quan điểm của Bí thư Hà Nội trên thực tế đã được lãnh đạo UBND quận Hai Bà Trưng triển khai. Theo Chủ tịch UBND quận Nguyễn Văn Hiếu, trách nhiệm trước tiên thuộc về người trực tiếp vi phạm và để xảy ra hậu quả. Còn quận có trách nhiệm trong kiểm tra, kiểm soát nên sẽ nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn, nhất là cấp phường.
Kết quả kiểm điểm này sẽ phải báo cáo Hà Nội trước ngày 3/11 để thành phố báo cáo Thủ tướng trước ngày 5/11.
Sáng 19/10, chị Lê Thị Thanh Huyền đến thẩm mỹ viện Cát Tường hút mỡ bụng, nâng ngực. Chủ cơ sở thẩm mỹ, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường trực tiếp làm phẫu thuật trong 4 tiếng. Sau đó, chị Huyền 2 lần rơi vào trạng thái sùi bọt mép, cơ thể tím tái, co giật... Thay vì đưa cấp cứu, bác sĩ Tường bơm một liều thuốc Diafegam 10mg (thuốc an thần), cho thở oxy... nhưng chị Huyền vẫn không qua khỏi. 23h cùng ngày, Tường cùng nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh (17 tuổi) đưa xác chị Huyền ra ôtô chở đến cầu Thanh Trì, vứt xuống sông Hồng. Ông Tường là bác sĩ Khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai, mở Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường khoảng 6 tháng song chưa được cấp phép thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Bệnh viện Bạch Mai đã đình chỉ công tác của bác sĩ này. Hiện ông Tường bị bắt giam và khởi tố với 2 tội danh xâm phạm thi thể, vi phạm các quy định về khám chữa bệnh. 14 ngày sau vụ việc, thi thể chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy.
Nguyễn Hưng
Theo VNE
Vụ bác sĩ vứt xác bệnh nhân: Tội danh sẽ thay đổi nếu tìm được thi thể nạn nhân Liên quan tới việc khởi tố bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi, Giám đốc trung tâm thẩm mỹ Cát Tường, Hà Nội), Thanh Niên Online đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Tiến Vinh - Trưởng Văn phòng luật sư Bảo An (Đoàn Luật sư Hà Nội). Vụ bác sĩ Tường vứt xác bệnh nhân xuống sông Hồng gây chấn động...