Nhà ngoại cách 2km nhưng mẹ chồng không cho về ở cữ, lại nói thêm 1 câu khiến nàng dâu “cạn lời”
Mẹ chồng Châu rất giữ cháu, vì thế nhất định không muốn cô bế con về ngoại ở cữ dù chỉ cách có 2km. Đã thế, bà lại còn từ chối bằng 1 câu khiến cô không thể nào rời đi được.
Châu đi lấy chồng đã 3 năm. Nhà chồng cách nhà cô chỉ 2km mà điều kiện lại khá giả nên thoạt đầu mẹ cô rất ưng. Thế nhưng, khi gả con gái đi rồi cả tháng không thấy con về mẹ cô mới bắt đầu nhận ra dù gần, dù xa, nhà chồng khó quá thì cũng chẳng trông mong gì.
(Ảnh minh họa)
Hồi đầu, khi mới về làm dâu Châu cũng xin về mỗi dịp cuối tuần nhưng mẹ chồng cứ hạnh họe hỏi:
- Thế có việc gì à con?
Cô cười lỏn lẻn đáp về thăm mẹ thì bà sa sầm mặt, tỏ rõ thái độ không vui, nhưng vẫn bảo:
- Ừ, con đi đi. Ở nhà chồng chán chường, bí bách, về nhà mẹ đẻ mà bay nhảy.
Nghe mẹ chồng nói thế, Châu nào dám bước chân ra khỏi nhà, cô mà đi chẳng hóa xác nhận lời mẹ chồng là đúng sao?
Thế nhưng, tới tuần sau, Châu lại xin về thì bà tiếp tục những câu hỏi như thế:
- Nay lại thấy mệt mỏi muốn về nhà đẻ à?
- Dạ không ạ, lâu con không về thấy nhớ mẹ thôi. Con qua đó tới chiều tối con về liền.
Video đang HOT
- Thôi, con muốn đi mẹ cản thế nào được. Người ta bảo giữ chân được chứ ai giữ được trái tim, tâm hồn. Nhà này không khiến con yêu thương thì con cứ đi.
(Ảnh minh họa)
Châu cũng đến cạn lời với mẹ chồng cô. Chỉ việc bé xíu mà cứ suy diễn ra đủ thứ. Mà cô cũng chỉ đi sáng, tối về chứ nào phải qua đó ở ngày, ở tháng đâu. Lần này, cô quyết mặc kệ bà mà đi.
Thế nhưng, khi trở về thì biết ngay là bà lại gây khó dễ. Cô nấu món gì mẹ chồng cũng nhăn nhó, chê mặn, chê nhạt. Châu cũng mệt mỏi nên sau này cô chỉ 1 tháng mới về nhà đẻ chơi 1 lần hoặc tranh thủ đi làm về thì tạt qua.
Tưởng mới làm dâu nên bị quản chặt, nào ngờ khi cô sinh con xong thì mẹ chồng càng giữ cháu khư khư. Thực ra, nhiều khi cô cũng hiểu, chồng cô là con một, khó trách nhưng mẹ chồng làm quá khiến nàng dâu như cô thấy mệt mỏi và bí bách vô cùng. Không ít lần, cô tức giận mà bắt chồng mình phải ra ở riêng. Anh phải xoa dịu mãi cô mới nguôi ngoai và không nổi loạn.
Dạo đó, vừa hết cữ, cô cũng đã bàn với bố mẹ đẻ sang gặp và xin phép cho cô về ngoại ở 1 tháng. Thế nhưng mẹ chồng cô lại rất kiên quyết, bảo:
- Về bên đó cũng được nhưng ở 2 tuần thôi. Và nếu có vấn đề gì, ông bà bên đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
(Ảnh minh họa)
Châu tức muốn hộc máu. Vấn đề ốm đau đâu thể lường trước, nhất là với trẻ vừa đầy tháng. Ông bà ngoại cũng như nội, đương nhiên yêu thương cháu và mong những điều tốt nhất cho cháu rồi nhưng mẹ chồng nói thế khiến Châu tự dưng nhụt chí. Cuối cùng, vì thương bố mẹ mình lỡ có chuyện gì không may xảy ra lại bị bắt vạ, Châu cũng ở nhà.
Thấy Châu xuôi xuôi, mẹ chồng cô lại kiểu “vừa đấm vừa xoa”:
- Thôi, con ở đây đi. Khi nào cháu nó cứng cáp hơn tí thì sang.
Và cũng kể từ đó tới nay đã 3 năm trời cô làm dâu, chưa khi nào cô được về mẹ ở cho đủ 1 tuần. Châu thật sự rất chán chường và chỉ muốn xin ra ở riêng, thoát khỏi sự kìm kẹp của mẹ chồng khó tính mà thôi.
Theo afamily.vn
Mẹ chồng gọi con dâu là 'hồ ly tinh'
Bà Hoan gọi Thủy, con dâu mình, là "hồ ly tinh" bởi bà cho rằng, chính Thủy đã "tiêm nhiễm" vào đầu con trai Thủy, khiến nó yêu ông bà ngoại hơn ông bà nội.
Hùng, con trai cả của bà Hoan, sống cùng bố mẹ vợ trên thành phố. Do công việc bận rộn, lại thường xuyên đi công tác nên một năm cũng chỉ đôi ba lần vợ chồng Hùng đưa con về quê thăm ông bà nội. Bé Bi, con trai Hùng, vì thế mà cũng gắn bó với ông bà ngoại hơn cả.
Cu Bi về quê nghỉ hè, bà nội tất tả đi mua cua về nấu bát canh ngon cho cháu nhưng đến bữa, cu Bi vừa bưng bát lên đã nhăn mặt: "Canh này ăn không ngon như bà ngoại nấu". Ông nội cho cu Bi ít tiền để mua quần áo, đồ dùng học tập đón năm học mới thì cu Bi bảo: "Cháu không lấy đâu, ông ngoại cháu cho rồi". Thằng bé luôn phản ứng, tỏ thái độ cáu kỉnh mỗi lần ông bà nội gần gũi.
Ảnh minh họa
Những lúc đó, hơn ai hết Thủy hiểu được sự tự ái và tủi thân của bố mẹ chồng nên Thủy cố gắng giải thích để con hiểu ông bà có yêu thương con mới gần gũi con như thế. Nhưng trẻ con nói thế thôi chứ chúng đâu có hiểu được ngay.
Đã vậy, mới về với ông bà nội được hơn một ngày, cu Bi đã liên tục hỏi mẹ: "Mẹ ơi, bao giờ con được về với ông bà ngoại, con nhớ ông bà ngoại lắm". Những câu hỏi ấy cứ như nhát dao cứa vào ruột gan ông bà Hoan. Bà Hoan bảo với chồng: "Đích thị là mẹ nó tiêm nhiễm vào đầu thằng bé rồi. Lại định "trọng ngoại, khinh nội" đây. Phen này tôi với ông phải nghĩ cách, không thì mình mất cháu như chơi".
Thế là ông bà Hoan bàn nhau, ngày nào cũng phải gọi Facetime để nói chuyện với cháu. Tối đến, như thường lệ, ông bà sẽ ngồi xem hết bộ phim này đến bộ phim khác nhưng nay, không việc gì quan trọng bằng việc nói chuyện với cháu.
Nhưng ông bà gọi điện lúc thì cu Bi đang ăn cơm, lúc lại đang học bài. Khi đang mải làm một việc gì đó, cu Bi nhất định không chịu nói chuyện với ông bà. Ông Hoan năn nỉ: "Cháu nói chuyện với ông bà chút đi nào". Ấy vậy nhưng cu Bi hiếu động, chẳng đoái hoài đến lời ông bà nói. Lần vừa rồi cả gia đình về quê ăn giỗ, Thủy cảm nhận rõ sự lạnh nhạt của cả bà con nhà chồng đối với cô. Ai cũng nghĩ cô là nguyên nhân khiến bé Bi xa lánh ông bà nội.
Lúc nhặt rau trong bếp, Thủy nghe mấy bà thím nói bóng gió: "Cu Bi tuy sống với ông bà ngoại nhưng mẹ nó không được quên tổ tiên của nó đâu. Nó là người nhà họ Phạm". Thủy cố gắng thanh minh: "Dạ vâng, hằng năm lễ Tết, con vẫn đưa cháu về thắp hương và ra thăm mộ cụ tổ đấy ạ. Con vẫn nhắc nhở cháu luôn ạ". Bên ngoài tỏ ra bình thản nhưng trong lòng Thủy sóng gió cuộn trào.
Tưởng rằng những lời nhắc nhở chỉ dừng ở đấy, nào ngờ, đến bữa ăn, khi mọi người đã ngồi vào mâm, bố chồng Thủy cất cao giọng: "Anh Hùng, chị Thủy, ra đây cho tôi hỏi!". Hùng vẫn chưa biết có chuyện gì mà bố lại phải trịnh trọng đến vậy còn linh tính Thủy đã mách bảo cô về việc mà bố chồng cô sắp nói.
Ông Hoan đập tay rất mạnh xuống bàn, khiến bộ ấm chén cạnh đó cũng phải rung lên: "Anh chị nói tôi nghe, tại sao thằng cháu Huy (tên thật của cu Bi) lại là Phạm Gia Huy mà không phải là Phạm Văn Huy. Dòng họ nhà này bao đời nay vẫn là Phạm Văn, cớ sao đến đời thằng cháu Huy lại là Phạm Gia. Phải chăng anh chị có ý gì?". Hùng thanh minh rằng, ngày xưa cứ con trai là "Văn", con gái là "Thị", còn bây giờ cách đặt tên đã phong phú hơn nên không cần duy trì cái đệm "Văn" như thế nữa.
Thủy thì im lặng lùi lại phía sau chồng để quan sát thái độ của gia đình nhà chồng. Ông Hoan một mực yêu cầu vợ chồng Thủy phải đặt lại tên cho Huy, nhất định phải là "Phạm Văn Huy", nếu không thì sẽ "không có bố con cháu chắt gì hết". Thủy không ngờ, chuyện đặt tên ấy đã xảy ra 6 - 7 năm trời, hồi đấy ông bà nội cũng biết mà tự dưng giờ lại thành "vấn đề lớn".
Sau lần đó, bà Hoan lên thành phố thăm cháu, tiện thăm bà bạn ở gần đó. Bà dự tính chỉ lên trong ngày rồi về quê vì ở nhà thông gia cũng bất tiện. Ban ngày cháu đi học, con trai con dâu đều đi làm, ngồi nói chuyện với ông bà thông gia được một lúc, bà sang thăm bà bạn lâu ngày không gặp.
Ảnh minh họa
Câu chuyện của hai người bạn già sau một hồi ôn kỷ niệm lại quay về chuyện con cháu. Bà Hiên tấm tắc khen bà Hoan có thằng cháu trông khôi ngô, kháu khỉnh rồi bà Hiên chợt hỏi: "Sao bà không lên thành phố chăm cháu?". Tức thì bà Hoan trả lời: "Chăm trẻ nhọc lắm, tôi không quen".
Bà Hiên như không hài lòng với câu trả lời của bạn mình: "Có ai là quen việc "con mọn" ấy đâu nhưng cháu mình, mình không chăm thì ai chăm? Trẻ con tinh lắm, ai chăm bẵm nó là nó yêu và bám chặt đấy". Rồi bà Hiên bảo, bà cũng có cháu nội, bà không cho con thuê người giúp việc mà tự tay chăm cháu, vì thế mà cháu nội quấn bà lắm.
Bà Hiên không hay biết nỗi lòng của bà Hoan nên cứ vô tư kể chuyện: "Tôi thấy nhà ngoại thằng Bi chăm nó lắm. Nó mà ốm đau thì đến mẹ cũng chẳng cho ăn được, chỉ có bà ngoại là cưng nựng, dỗ dành và cho ăn được thôi. Rồi ông ngoại cũng thế, đi làm thì thôi chứ hễ về đến nhà, dù đang mướt mải mồ hôi là cũng xỏ giày dắt cháu ra công viên. Thằng bé suốt ngày quấn quýt với ông bà ngoại thôi". Bà Hoan nghe vậy, bụng bảo dạ, có khi bà sẽ phải năng lên thành phố với cu Bi nhiều hơn mới được.
Theo phunuvietnam.vn
Đau đầu khi phải sống chung với đại gia đình nhà chồng Trước khi lấy anh, tôi đã mường tượng cuộc sống phức tạp khi về sống cùng đại gia đình nhà chồng, nhưng đến mức hết chịu nổi như thế này thì tôi chưa từng nghĩ đến. Nhất là khi chồng tôi vừa thua lỗ phải vay mượn khá nhiều sau vụ làm ăn thất bại, khiến cái ý định ra ở riêng của...