Nhà mới làm trở nên nhem nhuốc vì quên chống thấm
Mua ngôi nhà có vẻ ngoài bắt mắt, chị Ngân liên tục phải thuê thợ tới vá víu lại những chỗ loang lổ, chảy nước trên trần.
Chị Ngân ở quận 4 (TP HCM) mua lại ngôi nhà hai tầng vừa được tân trang lại rất mới và đẹp. Sau khi xem nhà, anh chị thấy hài lòng về nội, ngoại thất và giá cả nên quyết định mua và chuyển về ở ngay.
Nhưng sau nửa năm, gia đình thấy các vết loang ố trên trần nhà ở phòng khách, tương ứng với vị trí bên trên là phòng vệ sinh. Anh chị phải thuê thợ đến chống thấm lại. Vì đây là nhà mua qua tay nhiều chủ nên chị Ngân không biết gì về việc xây dựng trước đây.
Tất cả các ngôi nhà đều cần xử lý chống thấm ngay từ khi thi công. Ảnh minh họa: WM.
Theo đội thợ thi công, nhà không được làm chống thấm cẩn thận, lại qua thời gian sử dụng lâu nên xuống cấp. Chủ cũ chỉ làm mới, sơn sửa vẻ bề ngoài nên công trình trông đẹp long lanh nhưng lõi nhà không được đảm bảo. Bởi vậy, nhà sẽ rơi vào tình cảnh “vá víu chỗ này lại hư hại nơi khác”. Thế nên, hết thấm ở phòng khách được một năm, gia đình lại phải lo đối phó hư hỏng ở phòng khác.
Trong thời gian sửa, gia đình chị Nga vẫn ở trong nhà nên cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn. Bụi bay, mùi sơn, vữa bốc lên khiến mọi người trong nhà đều khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên.
Tự mình xây nhà nhưng gia đình anh Ngọc (quận 10, TP HCM) cũng mệt mỏi với tình trạng thấm ở các mảng tường tiếp giáp hàng xóm. Để tận dụng tối đa diện tích, anh xây tường sát với nhà bên cạnh, chỉ cách vài cm nên không thể sơn trát được. Bởi vậy, trong nhà, anh sử dụng sơn chống thấm đắt tiền.
Video đang HOT
Được hai năm, nhà vẫn bị mốc do nước mưa theo khe hở giữa hai nhà tràn xuống phía dưới, ngấm vào tường. Anh Ngọc thuê thợ về đập lớp sơn trát để ốp gạch toàn bộ mảng tường bị hư hại. Dù nhà trông không được đẹp nhưng anh cảm thấy yên tâm hơn vì không còn phải nhìn thấy những vết ố loang.
Tuy nhiên, vào đợt mưa kéo dài, anh lại thấy nước chảy lan khắp sàn nhà. Lúc đầu, anh Ngọc tưởng con làm đổ nước nhưng cuối cùng phát hiện đó là nước mưa ngấm qua tường, gạch ốp.
Tới lúc này, anh phải gọi một công ty chuyên chống thấm tới xử lý. Họ trộn hóa chất vào vữa để trát tường bên trong nhà trước khi quét nước chống thấm và trát phủ, lăn sơn.
Theo KTS Phạm Thanh Truyền, một trong những vấn đề gây đau đầu nhất với nhà ở là chống thấm. Khi nhà có hiện tượng ngấm nước sẽ gây mất thẩm mỹ, giảm tuổi thọ công trình, việc khắc phục rất khó khăn. Tuy nhiên, vì tiếc chi phí đầu tư hoặc chủ quan nên nhiều gia chủ bỏ qua khâu xử lý chống thấm.
Ngoài ra, trên thị trường có quá nhiều sản phẩm và công ty chuyên về dịch vụ này khiến người tiêu dùng như lạc vào mê cung. Các công trình nhỏ lẻ thường chưa tách riêng gói chống thấm nên nhà thầu chỉ bảo hành một hoặc hai năm. Bởi vậy, KTS Truyền khuyên các gia chủ nên:
- Tách gói chống thấm, có cam kết bảo hành riêng cho gói thầu này.
- Nên chống thấm ngay giai đoạn thi công. Chống thấm cho sàn là 180.000 đồng một m2, cho tường giá từ 160.000 đồng tới 190.000 đồng một m2.
- Nên chọn sản phẩm đã có hiệu quả thực tế tại các công trình cụ thể. Tốt nhất nên sử dụng các loại chống thấm gốc hữu cơ (gốc xi măng) để sự hòa hợp với bê tông bền vững hơn.
An Yên
Theo vnexpress.net
Cách chống thấm cho vườn sân thượng bằng bạt nhựa của bà mẹ Hà Nội
Chị Trần Thúy ở Hà Nội tốn khoảng 3 triệu đồng mua keo và bạt nhựa HDPE để chống thấm cho toàn bộ khu vườn.
Từng chống thấm bằng nhiều cách truyền thống nhưng không hài lòng với hiệu quả mang lại, chị Trần Thúy quyết định sử dụng bạt nhựa HDPE để lót nền cho vườn cây sân thượng.
Ý tưởng đó xuất hiện sau một lần xem chương trình truyền hình, chị ấn tượng với cách quây ao nuôi thủy sản bằng bạt nhựa. Bà mẹ Hà Nội dành thời gian tìm hiểu trên mạng, hỏi nguồn mua và tự lên phương án thi công.
Công trình đang được thi công chống thấm của gia đình chị Thúy.
Ban đầu, chị Thúy gặp khó khăn trong việc thuyết phục ông xã đồng ý với phương án của mình. Lúc anh đi làm, chị quyết định chủ động thực hiện ý tưởng. Bà mẹ Hà Nội chi khoảng 3 triệu đồng mua 75 m2 bạt nhựa HDPE (loại chuyên lót hồ nuôi cá, bể phốt), 2 kg keo dán để chống thấm cho cả khu vườn và bể cá sân thượng.
Bể nhà chị Thúy được quét chống thấm, lát gạch bóng từ trước nên bà mẹ Hà Nội phủ trực tiếp bạt nhựa lên trên, cố định bằng keo.
Công đoạn thực hiện không phức tạp và tốn nhiều thời gian; chị và người bạn thực hiện trong một buổi. Bà mẹ Hà Nội cho rằng đây là giải pháp khắc phục được nhiều nhược điểm của các cách chống thấm truyền thống.
Với các khu vườn chưa được xử lý chống thấm, chỉ cần lót bạt nhựa là có thể phủ đất lên trồng cây; tương tự với bể cá, bể non bộ, chỉ cần đào đất, trải bạt và xếp đá lên.
Theo chị Thúy, ưu điểm của việc chống thấm bằng bạt nhựa là đơn giản, tiết kiệm nhưng hiệu quả. Bạt nhựa sau thời gian sử dụng nếu bị hỏng, rách vẫn có thể vá lại. Quy trình thay thế bạt mới không khó, có thể thi công trong thời gian ngắn.
Trước khi sử dụng bạt nhựa chống thấm, chị Thúy có ý định đổ tấm đan để ngăn nước ngấm vào trần nhưng lo ngại cách này khiến ngôi nhà chịu sức nặng lớn và khó khăn trong việc thay đổi, dịch chuyển. Sau thời gian chống thấm bằng phương pháp này, chị Thúy thấy tâm đắc vì hiệu quả mang lại và quyết định áp dụng với các công trình trồng trọt sân thượng và mặt đất sắp tới.
Chị Thúy tự tin đổ đất trên sân thượng trồng cây sau khi xử lý chống thấm.
Lam Trà
Theo ngoisao
Những vật trong phòng tắm mà bạn đừng quên vệ sinh sạch sẽ Phòng vệ sinh được xem là nơi sinh sống của nhiều loại vi khuẩn, nếu không thực hiện công việc vệ sinh phòng tắm hàng tuần, rất có thể bạn đã tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển. Có những đồ vật trong phòng tắm là nơi trú ấn của cá loại vi khuẩn mà bạn đừng quên vệ sinh sạch sẽ....