Nhà mình có thần đồng
Hôm ấy khi mẹ đề nghị bố đưa con đi chơi, bố nhún vai: “Ngại lắm, hốt người ngoài nghĩ con mình là thần đồng”.
Đoạn bố đóng bộ dạng ngạc nhiên: “Giỏi thế! Hai tuổi mà đã biết tự xúc ăn, tự mặc quần áo, biết hát rồi biết đọc, biết đếm…”. Thật ra con đã ba tuổi nhưng “bé kẹo” như là mới lên hai.
Lúc đầu nghe bố nói thế mẹ cú lắm, nhưng nghĩ lại cũng thấy buồn cười. Biết cân nặng của con là nỗi ám ảnh của mẹ, nên bô hay tự trào phúng, giúp mẹ quên đi áp lực. Bố chỉ trêu chứ không nửa lời ca thán, trách móc. Bố luôn cùng mẹ gắng nâu nướng đây đủ cho con ăn, đồng thời đông viên mẹ rằng con hơi còi thât nhưng được cái nhanh nhẹn, chạy nhảy suôt ngày lại còn khá chăm chỉ và luôn biết làm bố mẹ vui nữa.
Hôm con vừa giơ tay chân vừa véo von “muốn khỏe đẹp thì hãy tập thể thao”, bố cứ xua tay: “Thôi bố xin, con hát bài đấy thì còn ai dám tập thể dục thể thao nữa”. Con nhìn mẹ cứ tủm tỉm cười.
Bố con hài hước từ nhỏ nên không lạ khi con bé tí đã hóm hỉnh, láu lỉnh ra trò. Thi thoảng lại gọi “mẹ ơi, con làm xiếc này” khi lấy hai cái chai nhựa chồng lên nhau, không rơi. Rồi con lại quắp hai cái chân vào với nhau như sợi dây thừng “mẹ nhìn xem, siêu chưa?”, có lúc con lại khoe “Con làm xấu, con giả vờ khóc, con ngạc nhiên này”, với đủ các trạng thái biểu cảm trên gương mặt.
Hôm mẹ đang quay vào khóa cổng, quay ra thấy thằng bé phụng phịu “Mẹ quên thơm con, mẹ chẳng yêu con” làm mẹ đến cơ quan vẫn còn cười khùng khục, nhắn tin cho bố “Sáng nay bị dỗi vì quên thơm tạm biệt tiểu yêu, giờ người nông dân phải làm sao để chuộc lại lỗi lầm đây?”
Video đang HOT
Dù đôi tay non còn vụng về, song con vẫn rất hay muốn giúp mẹ. Tấm lòng của con mẹ ghi nhận, tuy đôi lúc bố vẫn hay “ném đá” nói con nghịch phá chứ giúp cái gì, vì hôm mẹ nhờ con cầm bình tưới cho giàn hoa lan, con chỉ tưới được tí đã lại mang nghịch, dí vào tường, rồi trêu các chị, sau đó tự phun hết vào người ướt cả quần áo và nói “Con tưới cây”. Mẹ chỉ biết cười, con là cây của mẹ thật, nhưng có phải chỉ tưới nước mà con lớn lên được đâu, con còn phải ăn cơm, uống sữa và cần thật nhiều tình yêu thương nữa.
Thường ngày mẹ vẫn dành thời gian cho con ăn làm nhiều bữa, chọn những loại sữa tốt, vậy mà con có vẻ không chịu hợp tác, mẹ như muôn khóc vì bất lực. Rôi cả những lúc con mải chơi, không thiết ăn uông gì, khiên bô cũng mât kiên nhân. Hôm con muốn chạy vào ôm, mẹ lại hất tay ra nói: “Mẹ không yêu được đứa lười ăn”. Con xị mặt, cái miệng mếu mếu, rồi lẩm bẩm: “Con biên thành con chim, bay đi tìm người ôm con, xẹt mẹ”.
Mẹ sững người nhớ chuyện từng kể con nghe, đoạn bà gọi Tích Chu lấy nước mãi mà không được, bà biến thành con chim, mẹ còn cho thêm câu: “Nếu không được yêu thương, chăm sóc người đó sẽ bị biến thành con chim bay đi”. Vừa nghĩ đến đoạn đó chợt thấy con lật đật mang một cốc nước ra “mẹ uống nước đi”, mẹ cảm đông quay mặt vào tường, cứ thê khóc tu tu, làm bố cũng lúng túng…
Ôi, con đúng là thần đồng của bố mẹ, vì mới nhỏ thế đã có thể dạy cho bố mẹ hiểu thế nào là yêu thương, thế nào là hạnh phúc.
Theo VNE
Điều chưa nói ra
Bầu trời đen kịt, từng ngọn gió rít ào ào phả hơi lạnh tê người lọt thỏm vào ô gió. Ánh đèn đường vàng võ nhạt nhòa dưới cơn mưa nặng hạt...
Nghe tiếng mở cửa lạch cạch, không nhìn ra cũng biết Lam về.
"Con khốn lại đi hoang về đấy", thằng Bình ngái ngủ cất tiếng lè nhè rồi bất giác thở dài.
Nó nhìn trân trân lên trần nhà: "Thằng Tuấn đi được mấy ngày rồi?"
- "Ba. Thôi ngủ đi! Kệ thây nó".
Nói vậy nhưng tôi lại trằn trọc không tài nào ngủ được, vừa thương bạn vừa cố gắng lý giải cho ra thứ tình cảm quái ác mà tạo hóa buộc vào mỗi con người, gọi là tình yêu ấy. Tại sao có người thì tròn trịa đẹp đẽ có người lại dung tục, và cũng có thứ tình yêu lại làm cho con người ta đau khổ? Càng hỏi càng rối, cuối cùng thiếp đi lúc nào không hay.
Tôi, Tuấn và Bình chơi thân với nhau khi bước vào năm thứ hai, dù không học chung ngành nhưng chúng tôi khá hợp cạ từ nếp sinh hoạt hàng ngày đến quan niệm về tình bạn, tình yêu, thích đàm đạo những chuyện Đông Tây kim cổ và cả ba đều chưa có người yêu...
Đến một ngày Tuấn dắt Lam về ra mắt cả phòng, không hiểu sao vừa gặp lần đầu tôi có ác cảm ngay: Nó học sau chúng tôi một khóa nhưng trông già dặn, dạn dĩ hơn chúng tôi tưởng. Đôi mắt to, tròng trắng nhiều của một kẻ đa tình, dữ tợn; lông mày rậm đa dâm, đã thế không lúc nào nó không phô diễn cái thân thể nần nẫn đầy phồn thực với chiếc quần trắng bó sát cơ thể, chiếc áo kiểu cách hở đầu hở đuôi; khi ở nhà mặc độc chiếc quần đùi ngắn cũn cởn, áo chật ních lồ lộ ngực. Nó đi qua đám con trai như luồng điện cao thế rẹt qua làm cả bọn mắt tròn mắt dẹt...
Từ ngày có người yêu nhất là sau khi nó chuyển hẳn đồ đạc sang phòng Lam chúng tôi hầu như ít khi gặp nhau. Nhiều lúc khó khăn lắm mới rủ nó ra quán. Nồi lẩu mới bưng ra chưa kịp đụng đũa con Lam đã nheo nhéo gọi về làm thằng Bình nổi đóa: "Hình như con này nó nghiện tình dục hay sao ấy".
Nó là thế, ăn sóng nói gió chẳng sợ mất lòng gì cả, ai tức thì tức.
Rồi bốn năm vất vả cũng dần qua. Tuấn học khá nên được chọn làm luận văn, khỏi phải nói nó vui như thế nào, nhất là chọn đúng đề tài mà bấy lâu ấp ủ. Nó đi về TPHCM như đi chợ. Xa nó, con Lam buồn lắm nhưng biết làm sao được. "Nghiện thứ gì khổ thứ đó", thằng Bình hả hê. " Thôi, mày đừng nói thế tội nó, có lẽ nó yêu Tuấn thực, đi đến với nhau được cũng là hiếm chứ không đơn giản đâu, tình yêu sinh viên mà, thiệt thòi vẫn là con gái". Nghe tôi nói thằng Bình cười cái hậc khó hiểu...
Hôm ấy là một ngày mưa phùn, gió rít từng cơn lạnh buốt. Tôi từ Vũng Tàu về, đúng dự định thì đến cuối tuần chờ Tuấn cùng về một thể cho vui nhưng ngồi mãi buồn chân buồn tay nên tranh thủ lên sớm học, còn mấy môn thi lại nữa...
Xô mạnh cánh cửa (cửa hỏng chốt nói mãi ông chủ không chịu hàn lại), định khoe với Bình mấy con mực nang thơm ngậy, nhưng tôi như chết lặng: Trên chiếc giường Bình và Lam nồng nỗng ôm nhau ngủ... Ôi! Tình cảm, đạo đức tất cả đảo lộn rối tung rối mù hết cả. Chính nó vẫn lên giọng về tình bạn, tình yêu bằng những lời lẽ hoa mĩ... Hôm sau nó sắp xếp đồ đạc chuyển nhà...
Tuấn lên, nó vẫn hào hứng, thao thao bất tuyệt về những nơi hắn đến, luận văn được thầy khen hết lời mà không để ý không khí nặng nề đến ngột ngạt. Đôi mắt Lam sợ sệt rũ xuống bớt đi cái vẻ kênh kiệu.
Ngày Tuấn bảo vệ luận văn chúng tôi đến chúc mừng. Bình cũng đến, vẫn điệu bộ ngượng ngập lúng túng. Lam rạng ngời ôm bó hoa tươi. Đôi mắt nó nhìn tôi thiện cảm hơn và có vẻ hàm ơn. Liệu có nên cho Tuấn biết không? Thôi, sau này khi về cuộc sống vợ chồng nó sẽ tự điều chỉnh. Còn Lam chắc nó biết phải làm gì nếu không muốn mất một người như Tuấn.
Nước trong hồ bình lặng là thế nhưng một cơn gió thổi, một trận mưa rào cũng lăn tăn gợn sóng. Ngày ra trường với Tuấn có một điều tôi không muốn nói.
Theo VNE
Đo độ hiểu đàn ông của áo dài Bạn tự tin mình rất hiểu đàn ông? Hãy thử giải mã những hành động sau của chàng, xem có đúng không nhé! 1. Người đàn ông bạn để ý qua quầy bar đang nhét 2 tay vào túi trước quần jeans, đó là dấu hiệu cho thấy: - Anh ta nghĩ mình "siêu hot" - Anh ta bị bạn hấp dẫn rồi...