Nhà mẹ đẻ cách 20 km nhưng 5 năm tôi chưa được về ăn Tết
Nhà mẹ đẻ chỉ cách nhà 20 km nhưng tôi tủi thân vì 5 năm chưa được về đón Tết nhà ngoại.
Tôi quê Thái Bình, làm nhân viên văn phòng. Năm 2014, tôi lấy chồng cách nhà 20 km. Chồng tôi công tác trong lĩnh vực môi trường.
Sau khi kết hôn, chúng tôi sống bên nhà chồng.
Bố tôi mất sớm, mẹ một mình vò võ nuôi con khôn lớn. Ngày trước, khi tốt nghiệp đại học, tôi từ chối mối nhân duyên ở xa, quyết tâm lấy chồng gần nhà, để tiện qua lại chăm sóc mẹ.
Chẳng ngờ, lập gia đình xong, quay cuồng với trách nhiệm làm dâu của mình mà 5 năm, tôi chưa bao giờ được về ăn Tết nhà ngoại.
Ảnh: Shutterstock.
Tết sắp đến, người ta sắm sửa quần áo, thăm viếng bà con còn trong đầu tôi lại trăm mối tơ vò.
Mỗi lần bà ngoại gọi điện nhắn: “Mùng 1 Tết cho cu Bảo sang ăn cơm với mẹ”, lòng tôi lại nghẹn ứ.
Ngày mới về làm dâu, tôi đã khóc thét khi mẹ chồng đưa danh sách dài dằng dặc những lễ giỗ, họp hành trong năm của dòng họ.
Theo lời bà, chồng tôi là con trưởng nên mọi việc trong gia đình, tôi phải đảm đương gánh vác.
Ác mộng nhất là Tết, tính từ 28 tháng Chạp đến mùng 6 Tết, gần như ngày nào nhà chồng tôi cũng có cơm cúng.
28 Tết là tổng kết cuối năm của dòng họ, 29 là giỗ bà nội chồng, 30 làm cơm cúng Tất niên. Mùng 1 cúng đầu năm ở nhà thờ tổ…, kéo dài đến mùng 6 âm hóa vàng.
Video đang HOT
Mẹ chồng tôi nổi tiếng cầu kỳ trong khoản cỗ bàn. Bà quan niệm, Tết là dịp để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và sự hiếu khách của gia đình với dòng họ, vì thế không thể làm qua loa được.
Ngày Tết mà sáng nào tôi cũng phải dậy từ 3 giờ sáng tất bật sửa soạn, nấu cỗ cho kịp giờ cúng.
Bà con kéo đến ăn uống xong xuôi, kéo nhau đi chúc Tết, để mình tôi ngập trong đống bát. Dọn dẹp tươm tất cũng tối mịt, chẳng đi được đến đâu.
Năm nay, sức khỏe mẹ tôi kém đi nhiều, vào viện cấp cứu liên tục. Tôi lại mang thai con thứ 2, khó đảm nhiệm được việc bếp núc.
Tôi xin phép bố mẹ chồng cho mình về bên ngoại đón Tết, đồng thời đề xuất việc cỗ bàn có thể huy động, nhờ các thím dâu đến hỗ trợ.
Ai ngờ, ông bà phản đối gay gắt. Mẹ chồng bảo, phận gái đi lấy chồng, phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhà chồng. Cả năm có mấy ngày Tết mà vắng mặt là bất kính, không trọn đạo làm dâu.
Tôi nhẹ nhàng phân tích, mang việc ông bà còn một con gái út. Sau này cô ấy đi lấy chồng, Tết không được về thăm ngoại, hai người mới thấm thía cảm giác của mẹ tôi bây giờ.
Mẹ chồng không thèm nghe, tức giận bỏ ra ngoài. Bình thường mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu vẫn tốt đẹp nhưng sau lần đó, bà ghét tôi ra mặt.
Tôi tìm chồng trút bầu tâm sự, hi vọng anh khuyên bố mẹ giúp mình vài câu nhưng lúc này, chồng lộ rõ thói gia trưởng.
Anh một mực bênh mẹ, cho rằng tôi lấy cớ đó để lười biếng. Đã vậy anh còn buông lời cay nghiệt:
“Cô về đây 5 năm, chưa làm gì báo đáp bố mẹ chồng, chỉ chăm chăm vun vén về ngoại. Cô xác định rõ, lấy chồng chỉ cần biết bố mẹ chồng là đủ, còn đâu tất cả không quan trọng”.
Nghe chồng nói, tôi thất vọng não nề. Tôi không nghĩ chồng mình có thể hành xử quá quắt như vậy?
Khoản tiền hai vợ chồng tích trữ, sắm Tết, anh mang cất vào tủ, khóa chặt, cấm tôi động vào.
Không chịu được cảnh gia đình chồng cấm đoán, coi thường bên thông gia, tôi tuyên bố vẫn đưa con về ngoại đón Tết.
Chồng nổi đóa, chì chiết tôi thậm tệ. Anh ra tối hậu thư, nếu tôi thích thì xách vali về ngoại ở luôn, không được quay lại đây, đơn ly hôn anh sẽ ký sẵn.
Suốt 1 tuần, hai vợ chồng căng thẳng. Giờ tôi rất bế tắc, không biết ứng xử sao cho hài hòa. Xin độc giả hãy cho tôi lời khuyên?
Theo docbao.vn
Đôi khi loại người đáng sợ nhất không phải là kẻ tiểu nhân hay người xấu
Trong cuộc sống, đôi khi người đáng sợ nhất không phải là kẻ tiểu nhân cũng không phải là người xấu mà là người mù quáng.
Họ luôn cho mình là đúng, không chịu nghe theo lời khuyên của người khác, và tệ hại hơn là làm theo những mơ mộng hão huyền của bản thân, hại người hại mình.
(Ảnh minh họa qua Pexels.com)
1. Có một người đàn ông hiền lành, nhưng từ khi bị công ty cho thôi việc thất nghiệp thì luôn chán nản trốn ở nhà. Chi tiêu của gia đình anh ta hàng tháng, bao gồm tiền nhà, học phí của con nhỏ, đều do vợ của anh này kiếm được từ việc làm kế toán ở nhà hàng.
Tuy mọi người đều rất nhiệt tình giúp đỡ người này tìm công việc, nhưng anh ta cứ chưa làm được vài ngày thì không muốn đi làm nữa. Sau đó, anh ta bắt đầu đi cờ bạc, ban đầu kiếm được chút tiền, sau thì thua rồi lại thua, đến học phí của con và sinh hoạt phí đều cầm đi đánh bạc.
Nửa đêm hàng xóm thường nghe thấy vợ chồng anh này cãi nhau. Sau, hai người cãi ra đến bên ngoài, muốn người ngoài phân xử. Anh ta cho rằng mình chỉ muốn gỡ vốn lại chứ không phải là do anh ta thích bài bạc. Anh ta đã biết được bí quyết thắng tiền rồi, chỉ cần cho anh ta chút vốn nữa thôi, anh ta sẽ thắng rất nhiều tiền mang về nuôi gia đình. Vợ của anh ta thì vừa khóc vừa nói, tiền trong nhà đã bị mang đi sạch từ lâu rồi, bây giờ trong túi chỉ còn chút tiền cũng là mượn ở nhà mẹ đẻ, nếu lại mang đi thì con nhỏ biết lấy gì mà ăn? Người ta nói anh ta sai rồi. Anh ta bẽ mặt bỏ nhà đi.
Sau này, nghe nói anh ta vay xã hội đen rất nhiều và không còn quay về nữa...
2. Ở địa phương nọ có một nhà khá giả, có ba người con gái. Ba chị em này rất yêu thương nhau, dù đi học hay về nhà đọc sách hoặc đi ngủ thì họ đều làm cùng nhau, không muốn tách rời. Thời đó, họ đã trở thành giai thoại ở địa phương.
Sau này, khi lớn lên đi lấy chồng, cô cả và cô hai vẫn sống gần nhà bố mẹ, tình cảm vẫn tốt như xưa. Chỉ có cô em út gả đi xa, cho một doanh nhân nọ.
Chẳng được vài năm, chồng của cô em út hình như làm ăn không thuận lợi, nợ nần chồng chất. Một ngày nọ, cô em về nhà, yêu cầu cha mẹ chia tài sản, họ nghe thế thì suýt chút nữa bị ngất. Hai cô chị cũng mắng cô em bất hiếu, nhưng cô em vừa khóc vừa la hét rằng cô ấy rồi cũng sẽ lấy phần tài sản đó, bây giờ cô ta thiếu tiền nên muốn lấy trước thì có gì sai.
Cha mẹ không nói được gì, cuối cùng họ đồng ý chia tài sản nhà cửa thành ba phần. Cô em lại khóc om sòm lên, nói là phải chia làm bốn phần, cô ta lấy hai phần, bởi vì chị cả và chị hai không nợ nần gì, chồng họ lại kiếm được tiền, còn chồng cô ta nợ nần chồng chất. Cô em nói rằng chẳng lẽ cả nhà đều nhẫn tâm nhìn cô ta chết không cứu hay sao? Không sợ cô ta về già không có chỗ dựa hay sao?
Chị cả và chị hai nghe xong thì rất buồn. Thực ra, họ hoàn toàn không để ý gì đến số gia sản đó, mà họ chỉ băn khoăn không biết từ khi nào mà em gái lại trở nên thực dụng ích kỷ, không nói lí lẽ như vậy. Cô em biết cha mẹ chiều mình, nên cứ gào khóc, còn giả vờ tuyệt thực. Cuối cùng, cả nhà chỉ còn cách làm theo lời cô ta. Chị cả và chị hai bắt đầu xa cách với cô em, và dần dần họ gần như trở thành người xa lạ.
Chỉ vì gia sản mà cắt đứt cả duyên phận với gia đình... Có đáng không?
3. Có một người phụ nữ vừa mới kết hôn mấy tháng mà đã ly hôn, nguyên nhân là cô ấy không muốn "sống mà phải nhìn sắc mặt người khác". Cô ấy nói rằng sau khi kết hôn với người chồng làm quản lý cao, thu nhập khá, cô ấy không làm việc ở nhà rảnh rỗi. Chính vì thế, lâu lâu cô lại đi mua sắm quẹt thẻ, nhiều lắm thì cũng chừng "chục triệu".
Chồng cô ấy nhiều lần nhìn hóa đơn quẹt thẻ, sau rồi cuối cùng không nhịn được nói là muốn hạn chế mức tiêu của cô ấy. Cô ấy tức lắm nên ném thẻ vào mặt chồng và bảo mình muốn đi làm kiếm tiền. Sau đó cô ấy tự mình đi làm thuê, tích góp được bao nhiêu thì lại đi mua sắm, sống cuộc sống của riêng mình, không muốn nhìn sắc mặt người khác nữa.
Sau này có người quan tâm, mới hỏi cô ấy rằng chồng cũ của cô kiếm được bao nhiêu một tháng? Cô ấy lúc đó vẫn rất đắc ý khoe là "không nhiều, chỉ khoảng vài ba chục triệu thôi", vậy mà ki bo không cho cô ấy đi mua sắm. Người ta nghe xong, trong lòng bắt đầu cảm thấy tiếc cho cuộc đời của cô ấy...
Nhìn từ góc độ khách quan, chồng cũ của cô ấy không phải là kẻ nhỏ nhen, và cũng là một người bao dung. Nhưng chính sự kích động của cô ấy lại là điểm mấu chốt kết thúc duyên nhận của hai người họ. Dù một người đàn ông làm đến chức quản lý có thu nhập cao đi nữa, áp lực công việc cũng rất lớn. Hẳn là anh ấy cũng sợ bà xã lo lắng nên mới không để cô ấy biết mình làm việc vất vả thế nào. Kết quả là cô ấy chẳng những không biết hạnh phúc mà còn cảm thấy thật bất công.
Duyên giữa người với người sâu hay nhạt, dài hay ngắn, liệu sẽ trở thành thiện duyên hay nghiệt duyên, rất nhiều khi là do sự mù quáng quyết định. Đã có duyên quen biết nhau trong cõi đời này, thì nên giữ cho bản thân tỉnh táo, biết lắng nghe, biết suy nghĩ về bản thân mình, đừng làm người mù quáng.
Người xưa nói: "Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển", ấy là có ý rằng, nhiều khi sự việc mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ thấy lại chưa hẳn đã là việc chân thật. Người ta thường hay bị tâm lý bất bình, tham lam, ghen tức, sợ này sợ kia, tranh tranh đấu đấu mà khiến cho sự việc trở nên nặng nề. Nếu khi có mâu thuẫn, người ta có thể nhìn xem trong nội tâm mình đang còn vướng bận điều gì, còn gì chưa tốt, thì cách người ta nhìn sự việc sẽ khác đi, môi trường cũng từ sự thay đổi tư duy và hành động mà chuyển biến. Còn nếu khi gặp mâu thuẫn mà cứ nhìn vào lỗi lầm của người khác, yêu cầu người khác thế này, thế kia, thì người ta sẽ luôn ở trong mâu thuẫn, sẽ luôn "mù quáng". Mâu thuẫn có được "làm lành", nhưng nội tâm chưa được rộng mở, thì mâu thuẫn rồi sẽ lại đến mà thôi...
Theo phunugiadinh.vn
Mẹ chồng chăm con hộ khi đi làm mà tôi không yên tâm chút nào Mẹ chồng tôi rất ghê, bà tính ẩu và bận việc, để con ở nhà tôi không an tâm. Hình ảnh minh họa Tôi vừa sinh con, ở nhà mẹ đẻ, mẹ chồng bận không chăm được, đã vậy còn bị nói ra nói vào làm mẹ tôi khó chịu. Mẹ chồng nói không ở đây lâu được, rồi lại có chuyện, con...