Nhà máy xử lý rác TP.Cà Mau trả nợ hơn 3 tỷ đồng/tháng
Kể từ khi hoạt động đến nay, hàng tháng Nhà máy xử lý rác TP. Cà Mau (thuộc Công ty Công Lý) phải bù lỗ khoảng 1,7 tỷ đồng để duy trì hoạt động của nhà máy. Ngoài ra, công ty còn phải trả lãi vay và nợ gốc hơn 3,1 tỷ đồng mỗi tháng.
Ngày 14.6, theo nguồn tin của phóng viên, Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý (Công ty Công Lý) vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Cà Mau xin hỗ trợ đơn giá phí xử lý rác thải cho Nhà máy xử lý rác TP.Cà Mau.
Theo Công ty Công Lý, từ khi Nhà máy xử lý rác TP.Cà Mau (thuộc Công ty Công Lý) hoạt động đến nay, hàng tháng công ty phải bù lỗ khoảng 1,7 tỷ đồng để duy trì hoạt động của nhà máy. Ngoài ra, công ty còn phải trả lãi vay và nợ gốc hơn 3,1 tỷ đồng mỗi tháng.
Nhà máy xử lý rác TP.Cà Mau. (Ảnh: CTV).
Cũng theo tờ trình, nhằm chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp, UBND tỉnh Cà Mau có văn bản số 6164/UBND -KT ngày 13.9.2016 chỉ đạo Sở Xây dựng liên hệ với đơn vị tư vấn (Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng) lập và công bố các bộ đơn giá xử lý rác Nhà máy xử lý rác TP.Cà Mau. Tuy nhiên, đến nay gần 1 năm mà định mức và đơn giá vẫn chưa được ban hành.
Với những khó khăn trên Công ty Công Lý trình Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh xem xét hỗ trợ đơn giá xử lý 500.000 đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).
Video đang HOT
Ngày 11.6, ông Nguyễn Đức Thánh – Chánh Văn phòng UBND tỉnh thừa lệnh Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải ký văn bản giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh đối với đề nghị trên của Công ty Công Lý. Đồng thời, báo cáo về UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất để xem xét quyết định.
Nhà máy xử lý rác TP.Cà Mau đi vào hoạt động vào năm 2012. Tổng giá trị nhà máy là 329 tỷ đồng, trong đó Trung ương hỗ trợ 40%, tỉnh hỗ trợ 10% còn lại vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam Chi nhánh Khu vực Minh Hải và vốn tự có của công ty.
Được biết, hiện Nhà máy xử lý rác TP.Cà Mau được hỗ trợ mức phí 350.000 đồng/tấn rác. Và từ khi hoạt động đến ngày 31.5.2018 nhà máy đã xử lý 295.595,42 tấn rác thải.
Theo Danviet
"Làn sóng" chính quyền trả xe tặng cho doanh nghiệp
Chỉ trong cuối ngày hôm qua (3/4), lần lượt: UBND tỉnh Cà Mau và sau đó là Thành uỷ Đà Nẵng đã có động thái trả lại xe ô tô của các doanh nghiệp tặng. Những việc này được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến rõ ràng về vấn đề trên tại cuộc họp thường kỳ của Chính phủ. Nhưng liệu việc này sẽ thành tiền lệ: Từ nay, các bộ, ngành, các địa phương sẽ không nhận quà tặng đắt tiền từ doanh nghiệp?
Chiếc xe của Thành uỷ Đà Nẵng từ quà tặng của doanh nghiệp sẽ được hoàn trả trong ngày hôm nay (4/3)
Không phải cho đến thời điểm này mới có việc trả lại xe ô tô đắt tiền do doanh nghiệp tặng. Tháng 8/2016, UBND tỉnh Ninh Bình mặc dù đã nhận xe, chuyển hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính xác lập quyền sở hữu nhà nước (xe công) với 3 chiếc xe giá trị trên 6,2 tỷ đồng do một doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh này tặng, đã rút lại đề nghị trên và trả lại xe cho doanh nghiệp đó.
Trong một bài viết vào tháng 7/2016 với tiêu đề "Bóng tối của Trịnh Xuân Thanh tại Halico", Dân trí cũng đã nêu chuyện ông Mai Văn Lợi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội (Halico)-một đàn em của Trịnh Xuân Thanh đã chuyển một chiếc xe Mercedes E250 cho Bộ Công Thương "mượn". Sau khi báo nêu, Bộ Công Thương ngay trong ngày đã ra quyết định trả xe cho Halico.
Với các động thái trả xe của UBND tỉnh Cà Mau và Thành uỷ Đà Nẵng lần này cũng vậy, việc trả xe không phải ý muốn chủ động ngay từ đầu của chính quyền các tỉnh, thành phố trên mà sau khi có dư luận báo chí, ý kiến của nhiều chuyên gia luật, kinh tế và cuối cùng là ý kiến của người đứng đầu Chính phủ.
Cho nên, có thể nói, việc trả xe, tuy đáp ứng nguyện vọng của người dân mong muốn các cấp chính quyền phải công khai, minh bạch trong việc nhận quà tặng của doanh nghiệp và cũng khá kịp thời (trừ Đà Nẵng) nhưng đáng tiếc là việc "gửi lại quà" đó phần nhiều là sự miễn cưỡng.
Trên thực tế, Nhà nước hiện nay đã có tới 3 văn bản pháp luật quy định về việc cho và nhận quà tặng của các cơ quan, tổ chức Nhà nước, của cán bộ, công chức như Nghị định 29/NĐ-CP của Chính phủ năm 2014, Quyết định số 64/QĐ/TTg năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 32/QĐ-TTg năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
Các văn bản trên đều quy định khá rõ về những cách thức, trình tự cho, nhận quà tặng và cả từ chối quà tặng của các tổ chức, cá nhân với các tổ chức, đơn vị nhà nước mà trong một số trường hợp, các bộ, ngành, địa phương có thể vận dụng, thậm chí có trường hợp vận dụng không sai khi nhận quà tặng của các tổ chức, cá nhân là những chiếc xe đắt tiền.
Bộ Công Thương từng "mượn" xe của doanh nghiệp dù doanh nghiệp này đang thua lỗ, nhưng đã phải trả lại sau khi Dân trí nêu
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy không phải không có kẽ hở trong việc cho, nhận, sử dụng quà tặng là xe ô tô đắt tiền với giá trị lên tới hàng tỷ đồng/chiếc khi những chiếc xe đó thực tế lại không được sử dụng vào việc đi phòng chống thiên tai, chữa cháy rừng ...(có những xe đắt tiền sử dụng không phù hợp vào các việc như vậy), hoặc có thể được sử dụng vào mục đích khác khi ở cấp cơ sở còn thiếu hệ thống giám sát việc sử dụng quà tặng.
Hơn nữa, có những trường hợp tặng quà có dấu hiệu có động cơ không minh bạch khi chính đơn vị là doanh nghiệp tặng xe cho chính quyền lại chính là các đơn vị thuộc diện mình phải quản lý và doanh nghiệp đó còn chưa chấp hành tốt các quy định nhà nước nhất là về chính sách thuế mà một số tờ báo đã nêu trong tuần: Lao động, Pháp luật TP Hồ Chí Minh...Thì việc trả lại xe cho các doanh nghiệp này là điều không phải khuyến khích nữa mà là bắt buộc.
Mặc dù vậy, cũng không phải không có những trường hợp được phép tặng xe, nên tặng và nên nhận. Ví dụ có những doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách, quy định nhà nước, kinh doanh có lợi nhuận lớn nhưng thực sự muốn đóng góp, tặng tiền, tặng những món quà để đóng góp sự phát triển của ngành, hay địa phương, ví dụ như tặng xe ô tô cứu hoả để chữa cháy rừng khi địa phương còn thiếu kinh phí mua xe, tặng xe để làm phương tiện chở bệnh nhân ở các bệnh viện...với tinh thần tự nguyện, thiện nguyện thì cũng đều nên cho và nên nhận.
Do đó, ở đây không phải là vấn đề tuyệt đối không nên nhận, không nên cho mà Nhà nước cần có các quy định, chính sách cụ thể hơn nữa để làm khiến việc cho, nhận quà tặng chặt chẽ, công khai, minh bạch. Người dân và báo chí có thể giám sát dễ dàng thì việc cho, tặng từ doanh nghiệp hay bất cứ một đơn vị, cá nhân nào cho các tổ chức, cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước sẽ được thực hiện tốt, không có yếu tố vụ lợi và được sự ủng hộ, đồng tình của người dân.
(Theo Dân Trí)
Nguyên Giám đốc Sở Y tế Cà Mau bị đề nghị cảnh cáo về mặt chính quyền Ngày 8.6, theo nguồn tin của phóng viên, ông Huỳnh Quốc Việt - nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau vừa bị đề nghị kỷ luật cảnh cáo về mặt chính quyền. Theo đó, trong phiên họp kiểm điểm về mặt chính quyền đối với ông Việt vừa qua có 13/14 phiếu đề nghị cảnh cáo. Ông Việt bị đề kỷ...