Nhà máy trăm tỷ chết yểu, ‘bỏ của chạy lấy người’
Trong những năm qua, nhiều tỉnh thành đã vay vốn ODA để xây nhà máy “biến rác thành phân bón” quy mô hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Thế nhưng, đến nay, nhiều nhà máy lại lâm cảnh “bỏ thì thương, vương thì tội”, sản phẩm làm ra không bán được, nhà máy nằm “đắp chiếu”. Trong khi đó, tiền đi vay thì không thể không trả.
Xin trả lại nhà máy “đắp chiếu’
Cuối 2012, Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt Hải Dương được Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương đầu tư bắt đầu vận hành. Nhà máy có tổng vốn đầu tư là hơn 137 tỷ đồng. Trong đó, gần 60 tỷ đồng là nguồn vốn ODA của Tây Ban Nha và gần 78 tỷ đồng từ ngân sách.
Hoạt động chưa bao lâu, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hải Dương đã chuyển nhà máy cho Công ty CP Môi trường APT – Seraphin Hải Dương quản lý, vận hành.
Nhà máy “đắp chiếu; bên núi tác.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương cho hay: Sở đã có báo cáo UBND tỉnh chọn Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương làm nhà đầu tư mới. Đầu tháng 8/2016, UBND tỉnh Hải Dương đã báo cáo Tỉnh ủy Hải Dương về chủ trương này.
Video đang HOT
Như vậy, sau 4 năm khánh thành, nhà máy “biến rác thành phân” ở Hải Dương vẫn trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội”, còn các doanh nghiệp (DN) thì lần lượt &”bỏ của chạy lấy người’.
Đại diện Sở KHĐT Hải Dương chia sẻ: Nhiều nhà đầu tư bỏ vì thấy xử lý rác thành phân bón là vấn đề rất khó. Trước đây giao cho Công ty APT Sepharin nhưng giao xong người ta cũng không thực hiện được.
Theo báo cáo của Sở KHĐT Hải Dương, nhà máy xử lý rác hoạt động gián đoạn đã dẫn đến tình trạng lượng rác tồn đọng không xử lý kịp, có thời điểm lượng rác tồn đọng lên đến khoảng 22.000 tấn, cộng với lượng phân vi sinh không tiêu thụ được ủ thành mùn đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hàng loạt nhà máy lâm cảnh khốn đốn
Không chỉ ở Hải Dương Rất nhiều nhà máy xử lý rác vay vốn ODA từ Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Pháp, Bỉ… ở nhiều tỉnh đã không phát huy hiệu quả như kỳ vọng ban đầu. Nhà máy “biến phân thành rác” ở TP Lào Cai là một ví dụ tiếp theo.
Nhà máy này được đưa vào vận hành thử nghiệm từ đầu tháng 10/2015 với kinh phí đầu tư trên 81 tỷ đồng, trong đó, vốn vay của Pháp là 66,3 tỷ đồng, vốn ngân sách là gần 15 tỷ đồng. Nhà máy có công suất xử lý rác tối đa là 147 tấn/ngày.
Thế nhưng, vận hành chưa được bao lâu, nhà máy đã phải tạm dừng hoạt động một lần. Cuối tháng 3/2016, UBND tỉnh Lào Cai đã phải chỉ đạo tạm dừng hoạt động nhà máy từ 1/4. Bởi lẽ sản phẩm cuối cùng thu được không đáp ứng các chỉ số hóa lý theo thiết kế nên không tiêu thụ được trên thị trường, phương án kinh tế của nhà máy không theo phương án ban đầu.
vị chuyên gia này cho hay.
Theo_VietNamNet
Gần 800 tấn rác được Hà Nội thu dọn sau bão số 1
Nhằm khắc phục hậu quả sau cơn bão số 1, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã huy động hơn 850 công nhân cùng các phương tiện thiết bị khẩn trương thu dọn đất, rác, cành, lá cây, dây điện... Tính đến 17h chiều nay (29/7), đơn vị đã thu gom được 773 tấn rác.
Gần 800 tấn rác từ sự cố cây đổ hàng loạt sau bão số 1 đã được URENCO thu gom.
Đêm 27/7 rạng sáng ngày 28/7 vừa qua, cơn bão số 1 đã quét qua các khu vực các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội và gây ra những hậu quả nặng nề.
Trong sáng nay 29/7, Công ty URENCO đã huy động toàn bộ công nhân, phương tiện, thiết bị tham gia công tác khắc phục và là đơn vị chính đảm nhận nhiệm vụ dọn dẹp đất, cành, lá cây,... sau cơn bão.
"Tổng số công nhân trực tiếp tham gia công việc thu dọn rác trên đường phố Hà Nội sau cơn bão số 1 là 1.079 người. Huy động 79 xe cuốn ép, 11 xe quét hút lớn (4-6 m3) và 6 xe quét hút nhỏ Hako làm việc. Phạm vi thu dọn trên 4 quận trung tâm với 426 điểm. Tính từ sáng 28/7 đến 17h chiều nay 29/7 chúng tôi đã thu dọn được khoảng 773 tấn rác. Công việc này chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục triển khai trong những ngày tiếp theo" - đại diện lãnh đạo Công ty URENCO cho biết.
Công việc thu gom rác sau bão số 1 của URENCO còn được sự hỗ trợ của nhiều thanh niên tình nguyện.
Thông tin Phòng CSGT Đường sắt - Đường bộ (PC67 - Công an TP Hà Nội) cho biết, trong đêm ngày 27/7 đến sáng ngày 28/7, do ảnh hưởng của bão số 1, trên địa bàn thành phố xảy ra 10 điểm ngập úng; 667 cây xanh bị đổ gây cản trở giao thông, trong đó 4 cây đổ vào xe ô tô, 2 cây đổ làm 5 xe mô tô bị hư hỏng, 3 cây đổ chắn ngang đường sắt; 2 cột điện đổ; 19 nút đèn tín hiệu giao thông gặp sự cố (theo thống kê lúc 9h ngày 28/7).
Theo Nguyễn Dương (Dân trí)
Máy bay chở phân dơi ra Hà Nội bón rau siêu sạch Hiện 1kg phân dơi đang có giá lên tới 60.000 đồng, đắt gấp 4 lần so với gạo, song, người dân vẫn tranh nhau đặt mua về bón rau. Nhiều khi phân dơi còn đi máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội theo đặt hàng của khách. Tranh thủ buổi chiều đi làm về, chị Lê Thị Hạnh (Định Công, Hoàng Mai,...