Nhà máy thép bỏ hoang bốc cháy trong đêm
Ngọn lửa bốc lên từ bãi tập kết thiết bị điện của nhà máy thép bỏ hoang khiến nhiều thùng gỗ, máy phát điện bị cháy rụi.
Ngọn lửa bao trùm bãi tập kết thiết bị của nhà máy. Ảnh: A.Đ
Khoảng 20h30 ngày 12/5, từ bãi tập kết thiết bị điện rộng khoảng 500 m2 của nhà máy thép Vạn Lợi (Khu kinh tế Vũng Áng, phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), khói lửa bốc lên nghi ngút rồi bén sang các khu vực chứa hộp kỹ thuật, máy phát điện, thùng gỗ xung quanh.
Do các thiết bị được bỏ ngoài trời từ lâu nên đa số đã hỏng hóc, dễ bắt lửa. Nhiều bảo vệ dùng bình chữa cháy mini dập lửa tạm thời song bất thành.
Video đang HOT
Nhiều thiết bị điện bỏ hoang lâu ngày bị thiêu rụi. Ảnh: A.Đ
Khoảng vài chục phút sau, 15 cảnh sát PCCC Công an Hà Tĩnh đã điều 2 xe cứu hỏa, một máy bơm tới phun vòi rồng để dập lửa. Gần một tiếng sau, đám cháy cơ bản được khống chế, tuy nhiên hàng chục thiết bị điện, thùng gỗ đã cháy trụi.
Vụ cháy không gây thiệt hại về người, nhà chức trách đang thống kê thiệt hại, điều tra nguyên nhân hỏa hoạn.
Dự án Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi được Ban Quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh cấp giấy phép từ tháng 6/2007 với tổng vốn công bố là 1.764 tỷ đồng, diện tích gần 26 ha. Theo dự kiến, giai đoạn I của dự án sẽ cho công suất 250.000 tấn một năm, giai đoạn 2 là 500.000 tấn.
Tuy nhiên, sau 8 năm triển khai không thu về được kết quả, ngày 19/5 ông Đặng Văn Thành, Phó trưởng ban Quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, đã ký quyết định chấm dứt, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà máy thép gửi chủ dự án, các chi nhánh ngân hàng và những bên liên quan. Hiện các thiết bị nhập về để vận hành nhà máy được vứt ngổn ngang trong khuôn viên.
Đức Hùng
Theo VNE
Đoàn liên ngành kết thúc kiểm tra tại Formosa Vũng Áng
Sau 4 ngày làm việc, đoàn liên ngành với sự tham gia của 7 bộ đã đưa các số liệu, tài liệu ghi nhận ở Khu Kinh tế Vũng Áng về Hà Nội phân tích, từ đó sớm đưa ra kết luận cuối cùng về việc chấp hành quy định bảo vệ môi trường của Formosa.
Chiều 7/5, đoàn kiểm tra liên ngành về việc chấp hành quy định bảo vệ môi trường tại công trường Formosa thuộc Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã họp phiên cuối cùng để thống nhất kết quả sau 4 ngày làm việc.
Sau khi tổng hợp kết quả làm việc của các tổ, sáng cùng ngày lãnh đạo đoàn liên ngành đã đến trụ sở của Formosa để chốt biên bản làm việc. Biên bản cuối cùng phải dịch ra song ngữ để đại diện Formosa xem và ký.
Hệ thống xả thải của Formosa. Ảnh: Đức Hùng
Một lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cho VnExpress biết, đoàn liên ngành đã ghi nhận số liệu, tài liệu và mang về Hà Nội để phân tích, hiện chưa có kết quả cuối cùng.
Đây là đoàn kiểm tra lớn nhất, với tham dự của nhiều bộ nhất kể từ khi xuất hiện thông tin cá chết. Đoàn gồm có đại diện của 7 bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Công Thương, Công an, Quốc phòng cùng Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Đoàn bắt đầu làm việc tại trụ sở Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa vào chiều 4/5. Những ngày sau đó, 6 tổ công tác được phân chia để kiểm tra các hạng mục theo phân công của trưởng đoàn.
Đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bị chết. Hiện tượng bất thường này dần lan theo hướng Bắc - Nam đến Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế). Kết quả điều tra do Bộ Tài nguyên công bố tối 27/4 cho biết, độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và hiện tượng tảo nở hoa (còn gọi là thủy triều đỏ) có thể là nguyên nhân.
Thủ tướng sau đó đã chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương lập đoàn kiểm tra, xác định nguyên nhân chính xác gây ra thảm họa môi trường này.
Đức Hùng
Theo VNE
Hàm lượng kim loại nặng trong cá biển tại Hà Tĩnh ở ngưỡng cho phép Sau khi thu thập 12 mẫu cá biển, tôm, cua, mực... tại Hà Tĩnh, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia kết luận, hàm lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật trong các loại thực phẩm này đều trong giới hạn cho phép. Có 12 mẫu cá biển, tôm cua, mực tươi sống, nước biển, rau... được...