Nhà máy sản xuất Viagra xả khói bừa bãi khiến cả một ngôi làng ở Ireland lên cơn “xao xuyến”
Cực kì “xao xuyến” luôn ấy!
Thời điểm hiện tại, có rất nhiều thứ trong không khí sẽ khiến bạn lo ngại như khí carbon và các loại bụi siêu mịn. Nhưng tin nổi không? Có một thị trấn ở Ireland đang bị ô nhiễm không khí ở một level rất khó tả: ô nhiễm khí viagra…
Theo thời báo London, những cư dân tại ngôi làng Ringaskiddy (Ireland) tin rằng viagra đang bay qua không khí ‘nhờ’ nhà máy Pfizer. Ông Debbie O ‘Grady, làm việc tại quán bar Ferry Boat Inn trong làng đùa rằng: ‘Hít một cái là tự dưng muốn về nhà với vợ đến lạ’. Thậm chí rất nhiều cư dân đều cho rằng, khách du lịch đến đây đều muốn ở lại và nhờ thế mà dịch vụ du lịch ở làng cũng tăng theo!
‘Chúng tôi đã được ngửi ‘khí yêu ‘ miễn phí suốt bao năm qua’, Debbie nói. ‘Rất nhiều người đến thăm làng vì hiếu kì, và rồi nhờ cái mùi kia mà họ ở lại luôn’.
Ảnh minh họa.
‘Ừ, ở lại luôn ấy’ – người khác nói thêm ‘Với những người bình thường thì điều này thật kì quặc, thậm chí là có hại cho sức khỏe. Nhưng với những ai đang hiếm muộn chuyện con cái, thì đây quả là phước lành’.
Tin đồn xoay quanh thành phố khi mọi người bắt đầu bàn tán về sự bùng nổ sinh nở sau khi nhà máy sản xuất Viagra mở cửa, tiếp đó là huyền thoại về mấy ‘ông tướng’ rủ nhau tụ tập quanh nhà máy để hít lấy hít để thứ ‘khí yêu’.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của nhà máy đã khẳng định không có những việc như thế. ‘Các quy trình sản xuất của chúng tôi rất tinh vi cũng như được kiểm soát chặt chẽ’, người phát ngôn giấu tên nói với tờ Times.
Video đang HOT
Nhưng mặc kệ sự phản đối của công ty, người dân địa phương vẫn tin rằng ‘khí yêu’ đã bay trong không trung từ năm 1998, khi tờ The Independent lần đầu tiên đưa tin về câu chuyện.
(Nguồn: NewsWeek)
Theo Đức 2 Xích/Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Biến vỏ cua xanh châu Âu xâm lấn thành một loại nhựa thân thiện môi trường
Một nhóm các nhà khoa học ở Canada đã phát triển một ý tưởng biến vỏ cua thành các cốc nhựa và dao, kéo.
Dự án được phát triển bởi Audrey Moores, một nhà hóa học tại Đại học McGill, hợp tác với Công viên quốc gia Kejimkujik ở Nova Scotia, nơi đã phải vật lộn với số lượng cua xanh châu Âu xâm lấn từ những năm 1980.
Cua xanh châu Âu là một loài xâm lấn đôi khi được gọi là cua "sát thủ" vì xu hướng ăn thịt đồng loại của nó.
Cua xanh châu Âu (ảnh trên) xâm lấn đất liền đã trở thành một vấn đề lớn tại Công viên quốc gia Kejimkujik, bờ biển ở Nova Scotia
Cua xanh cái có thể sinh ra hơn 175.000 quả trứng trong một vòng đời, khiến loài này trở nên nhanh chóng áp đảo về số lượng ở mọi môi trường sống .
Nhóm nghiên cứu của Moores đã thu hoạch cua xanh từ công viên và chế biến vỏ của chúng để chiết xuất một hóa chất gọi là chitin.
Chitin có thể được sử dụng để tạo ra nhựa thân thiện với môi trường, tự phân hủy trong các bãi chôn lấp và đại dương mà không có bất kỳ tác động xấu nào tới môi trường.
"Nếu chúng ta có thể biến loài sinh vật xâm lấn này trở thành một giải pháp toàn diện cho vấn đề ô nhiễm nhựa mà tất cả các đại dương đang phải đối mặt ngày nay, tôi thực sự nghĩ rằng đó sẽ là một cách tuyệt vời và sáng tạo", Moores nói.
Cua xanh châu Âu có thể sinh sản rất nhanh
Cua xanh châu Âu lần đầu tiên đến Kejimkujik vào khoảng những năm 1980 và đã làm mất cân bằng hệ sinh thái của công viên.
Trước đây, chitin đã được chiết xuất từ nhiều loại vỏ động vật khác nhau bằng cách sử dụng axit hydrochloric và sau đó thêm một hỗn hợp hóa học khác để xúc tác chitin thành một hợp chất ổn định hơn gọi là chitosan. Mặc dù nhựa được sản xuất qua quá trình này có khả năng phân hủy sinh học, nhưng nó vẫn để lại một lượng đáng kể nước thải hóa học.
Trong dự án Kejimkujik, Moores đã nghĩ ra một phương pháp mới và ít độc hại tới môi trường để chế biến chitin liên quan đến việc nghiền vỏ cua và trộn chúng với một loại bột đặc biệt.
Moores và nhóm của cô đã bắt những con cua xanh châu Âu tại Kejimkujik và xử lý chúng trong phòng thí nghiệm để sản xuất một loại nhựa có thể phân hủy sinh học có thể được sử dụng sản xuất cốc, đĩa và dao kéo
Moores sẽ xử lý vỏ cua bằng cách nghiền thành bột và trộn chúng với một loại bột đặc biệt để chiết xuất chitin, đó là nền tảng của vật liệu nhựa thân thiện với môi trường hơn.
Phương pháp này sử dụng ít nước hơn và ít hóa chất hơn, đảm bảo tạo ra rất ít chất thải hóa học.
Moores nói rằng nhựa được sản xuất qua quá trình này rất cứng, giống như thủy tinh, và nhóm nghiên cứu đang sản xuất một chất mềm hơn có thể được đúc thành các vật phẩm như cốc, đĩa và dao kéo bằng nhựa.
Phương Huyền
Theo dantri.com.vn/Daily Mail
Lục lại ký ức về một số vụ tai nạn ô tô cổ Trong bốn thập kỷ từ 1917 đến cuối những năm 1950, nhiếp ảnh gia Leslie Jones của báo Boston Herald-Traveller đã đưa tin về mọi sự kiện lớn nhỏ xung quanh thành phố Boston, gồm trận Đại hồng thủy năm 1919 đã giết chết hai mươi mốt người, và nhiều cơn bão và bão tuyết đã làm cho người dân Boston khốn khổ....