Nhà máy rác của “thiếu gia” Công Lý được hỗ trợ bao nhiêu tiền xử lý rác?
Liên quan đến thông tin ông Tô Công Lý – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý (Công ty Công Lý, chủ đầu tư Nhà máy xử lý rác thải TP. Cà Mau) bị bắt.
Theo nguồn tin của phóng viên, Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau được Nhà nước hỗ trợ tiền xử lý rác thải trên 107,6 tỷ đồng (từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2019).
Như đã đưa tin, Cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Tô Công Lý. Trước đó, tối 17/8, lực lượng công an khám xét nhà của ông Lý và văn phòng làm việc của Công ty Công Lý trên đường Nguyễn Tất Thành (phường 8, TP.Cà Mau). Quá trình khám xét kéo dài đến khoảng 3h ngày 18/8 mới kết thúc.
Theo một nguồn tin, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an bắt ông Tô Công Lý, vì có liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền nhiều tỷ đồng tại dự án Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau.
Thông tin “thiếu gia” Công Lý bị bắt khiến dư luận quan tâm nhiều hơn đến dự án Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau, đặc biệt là tỷ lệ chôn lấp rác. Bởi tỷ lệ chôn lấp rác sau xử lý liên quan đến số tiền Nhà nước hỗ trợ xử lý rác thời gian qua.
Video đang HOT
Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau được cho là không thực hiện đầy đủ theo dây chuyền công nghệ của dự án được phê duyệt trước đây từ khi tạm ngưng hoạt động hồi tháng 7/2018 để bảo trì. Ảnh: Chúc Ly
Trong khi đó, ngày 16/8, Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau có văn bản thông tin đến báo chí về việc từ khi nhà máy đi vào hoạt động đến nay, Sở này kiểm tra, xác định tỷ lệ chôn lấp rác thải sau xử lý 2 lần. Cả hai lần đều xác định tỷ lệ chôn lấp dưới 10%. Cụ thể, trong lần kiểm tra gần nhất vào tháng 2/2017, tỷ lệ chôn lấp xác định 7,93%.
Theo báo cáo của UBND TP.Cà Mau, Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau được Nhà nước hỗ trợ tiền xử lý rác thải trên 107,6 tỷ đồng (từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2019). Theo Sở Tài chính, việc hỗ trợ này dựa trên Nghị định của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ bảo vệ môi trường; quyết định của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt tỷ lệ chất thải chôn lấp sau xử lý đối với nhà máy, tỷ lệ phải chôn lấp là 8,24% (dưới 10%).
Bên cạnh đó, Sở Tài chính tỉnh Cà Mau cũng khẳng định, việc xác định tỷ lệ chôn lấp sau xử lý của Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau đảm bảo đủ điều kiện hỗ trợ tiền xử lý rác.
Trước một diễn biến khác, Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau thông tin, Nhà máy xử lý rác thải TP.Cà Mau từ khi tạm ngưng hoạt động (tháng 7/2018 để bảo trì, hoạt động trở lại vào ngày 8/2/2019), đã không thực hiện đầy đủ theo dây chuyền công nghệ của dự án được phê duyệt trước đây, rác chuyển vào nhà kho để chứa. Cụ thể, rác được tiếp nhận qua trạm cân, thực hiện khử mùi, hệ thống trục đánh tơi, tách nước rỉ rác, chỉ chạy qua ống sinh hóa và tách lọc phân chuyển vào nhà kho của nhà máy để chứa.
Nhà máy xử lý thải TP.Cà Mau xây dựng theo chính sách ưu đãi đầu tư, vốn hơn 300 tỷ đồng. Cụ thể, Nhà nước hỗ trợ 50% vốn đầu tư, trong đó 40% vốn là do ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh hỗ trợ 10%, 50% còn lại là vốn của nhà đầu tư. Dự án được hoàn thành vào tháng 5/2012, công suất 200 tấn/ngày. Ngoài ra, trong khoảng 7 năm hoạt động (từ năm 2012 đến nay), nhà máy được tỉnh hỗ trợ về nhiều mặt. Hiện tỉnh Cà Mau hỗ trợ cho Công ty Công Lý 350.000 đồng/tấn rác khi xử lý.
Theo Danviet
Cơ quan ANĐT Bộ Công an tìm bị hại trong vụ án lừa đảo "nhận hàng từ nước ngoài chuyển về"
Ngày 16-8, Thượng tá Hoàng Văn Hà, Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an cho biết đang điều tra vụ án Charles Onyedikachi Nnamoko (SN 1997, quốc tịch Nigeria) cùng đồng phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác.
Đến nay, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Charles Onyedikachi Nnamoko cùng Izuchukwu Williams Ezeh (SN 1991, quốc tịch Nigeria) và Lù Thị Thanh Thúy (SN 1993) để điều tra hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Kết quả điều tra xác định từ tháng 11-2018 đến tháng 4-2019, theo chỉ đạo của 2 bị can mang quốc tịch Nigeria, Lù Thị Thanh Thúy sử dụng các số điện thoại 0345.903170 và 0382.209.948 gọi điện cho người bị hại, mạo danh là nhân viên Hải quan, thông báo họ có gói hàng từ nước ngoài chuyển về, yêu cầu chuyển tiền để nhận được gói hàng này.
Khi người bị hại đồng ý chuyển tiền, Lù Thị Thanh Thúy cung cấp 2 tài khoản mở tại ngân hàng số 105869399407, chủ tài khoản Nguyen Duy Dung và số 104869698188, chủ tài khoản Ngo Trinh Mai Tran để nhận tiền của người bị hại.
Sau đó, các bị can sử dụng nhiều lý do khác nhau để câu nhử người bị hại tiếp tục chuyển tiền như: Ở trong gói hàng có nhiều tiền, phải chuyển tiền thêm để nhận hàng; Cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ gói hàng, phải nộp tiền phạt; Để nhận được gói hàng trong ngày, phải nộp tiền phí chuyển phát nhanh...
Qua Báo CAND, Cơ quan ANĐT Bộ Công an thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đề nghị các cá nhân đã từng chuyển tiền vào 2 tài khoản nên trên, liên hệ với Cơ quan ANĐT Bộ Công an, địa chỉ số: 254 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP Hồ Chí Minh; số điện thoại 06933.36603 để giải quyết theo quy định của pháp luật về người bị hại.
Thái Bình
Theo cand.com.vn
Công ty của "thiếu gia" vừa bị bắt có nhiều công trình ở Cà Mau Ông Tô Công Lý, Phó Tổng Giám đốc Công ty Công Lý góp vốn hàng trăm tỷ đồng, thi công nhiều công trình ở Cà Mau. Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau (Cà Mau). Thông tin ông Tô Công Lý (35 tuổi, ngụ TP Cà Mau, Cà Mau), Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại...