Nhà máy nước sạch “đắp chiếu” vì… thiếu nước !
Điều tréo ngoe này đang xảy ra với Nhà máy nước Hưng Thông (H.Hưng Nguyên, Nghệ An) sau khi chi 25,8 tỉ đồng xây xong từ năm 2018 nhưng không thể hoạt động vì… thiếu nước thô, trong khi hàng ngàn người dân “khát” nước sạch.
Chưa biết bao giờ hoạt động
Nhà máy cung cấp nước sạch Hưng Thông do UBND H.Hưng Nguyên làm chủ đầu tư được khởi công từ năm 2014. Nhà máy có công suất 1.000 m 3/ngày, đêm với các hạng mục: công trình đầu mối, khu xử lý, mạng lưới đường ống cấp nước và hệ thống điện. Mục tiêu của dự án này là cung cấp nước sạch cho hơn 1.200 hộ dân trên địa bàn xã Hưng Thông.
Khi nhà máy được khởi công, người dân Hưng Thông rất phấn khởi, do nguồn nước giếng đào bị ô nhiễm sắt rất nặng. Thế nhưng, sau khi xây dựng xong năm 2018, đến nay nhà máy vẫn chưa một lần vận hành để cung cấp nước cho người dân.
Nhà máy nước Hưng Thông “đắp chiếu” từ 4 năm qua và chưa biết khi nào sẽ hoạt động. Ảnh KHÁNH HOAN
Ông Thái Huy Dũng, Trưởng BQL dự án đầu tư và xây dựng H.Hưng Nguyên, cho biết nguyên nhân khiến nhà máy nước này chưa thể hoạt động là do thiếu nguồn nước thô đầu vào. Khi thiết kế xây dựng, nguồn nước thô được lấy từ kênh Hòa Cần, nhưng hiện nay kênh này luôn cạn nước, trong khi nguồn nước ở kênh này còn phải phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ông Dũng cũng cho rằng việc thay đổi nguồn nước này là “do biến đổi khí hậu”. Phương án tìm nguồn nước thô khác để thay thế cũng đang gặp khó vì chi phí để lắp đường ống để đưa nước về rất cao. UBND H.Hưng Nguyên đã kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, quản lý, vận hành nhà máy, nhưng theo ông Dũng, có một số doanh nghiệp đến khảo sát nhưng thấy không khả quan nên không mặn mà tiếp nhận. Nhưng ông Dũng cũng cho biết, nếu doanh nghiệp tiếp nhận, vấn đề rắc rối khác sẽ phát sinh về phương án xử lý tài sản công vì dự án này do nhà nước đầu tư vốn. “Hiện nay, vẫn chưa chốt được phương án cuối cùng để xử lý cho nhà máy này hoạt động”, ông Dũng nói.
Ông Nguyễn Hữu Phúc, Chủ tịch UBND xã Hưng Thông, cho biết nguồn nước trên kênh Hòa Cần mấy năm gần đây rất cạn và ô nhiễm nặng. Nếu sử dụng để sản xuất nước thô sẽ không thể đủ nước và rất khó đảm bảo chất lượng. “Mùa nắng nóng, nước trên kênh không đủ để bơm tưới cho đồng lúa thì lấy nước đâu để sản xuất nước sạch?”, ông Phúc nói.
Dân không có nước để dùng
Ở cạnh bên nhà máy nước đang đóng cửa im lìm, bà Dương Thị Lâm (ngụ xóm Hồng Hà, xã Hưng Thông) bức xúc khi hàng chục tỉ đồng đã bỏ ra xây dựng nhưng người dân hiện vẫn phải dùng nước bẩn. Chỉ tay ra cái giếng khơi bằng đất nằm bên đường làng, cạnh đồng lúa, bà Lâm cho biết 35 hộ dân phải sử dụng nước từ giếng này để sinh hoạt. “Nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, thuốc sâu từ ruộng đồng cũng chảy xuống đó cả, nhưng không dùng thì chúng tôi không biết lấy nước ở đâu”, bà Lâm nói. Để có nước sinh hoạt, tại xóm Hồng Hà, người dân đào nhiều giếng khơi như thế này để lấy nước từ cánh đồng. Một số giếng được đầu tư xây bằng đá vôi để lọc nước, nhưng bà con vẫn rất lo lắng khi nguồn nước này đều từ ruộng đồng, chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chảy vào.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Hữu Phúc cho biết nhu cầu sử dụng nước sạch của bà con trong xã là rất lớn. Sau khi nhà máy nước xây xong mà không thể hoạt động, người dân đã nhiều lần phản ánh, xã đã có văn bản kiến nghị huyện sớm có phương án xử lý để nhà máy nước sạch hoạt động nhưng vẫn chưa có kết quả.
Hưng Thông là xã đồng bằng, nguồn nước sinh hoạt trong xã lâu nay phải sử dụng giếng đào, giếng khoan, giếng khơi và nước mưa, nhưng giếng đào và giếng khoan đều bị ô nhiễm sắt nặng nên người dân phải dùng giếng khơi và bể nước mưa để sinh hoạt. Vào mùa nắng nóng, những gia đình không còn nước mưa phải đi mua nước về sinh hoạt. Ông Phúc cũng cho biết thêm, do đường ống đã lắp từ nhiều năm nay nhưng không sử dụng, khiến nhiều đoạn có thể đã bị hư hỏng do người dân làm đường, xây dựng công trình. “Chưa biết huyện sẽ xử lý như thế nào, nhưng người dân rất bức xúc vì có nhà máy rồi vẫn không có nước dùng”, ông Phúc nói.
Video đang HOT
Rau sạch nhất Việt Nam, trồng trên ruộng đá tưới nước giếng cổ 5.000 năm
Loài rau này chỉ tươi tốt khi sống ở các vùng nước trong veo, mát lành, sạch sẽ. Chỉ cần dính dù chỉ một chút bùn lầy hoặc nước bẩn thì sẽ tự úa vàng và chết đi.
Từ nguồn nước sạch tự nhiên trong giếng cổ 5.000 năm tuổi có từ thời vương quốc Chăm Pa, người dân ở xã Gio An, (huyện Gio Linh, Quảng Trị) đã trồng ra một loại rau có tên xà lách xoong (hay còn gọi là rau liệt).
Dòng nước mát lành làm tươi tốt loại rau sạch xà lách xoong.
Do đặc tính chỉ sống được ở các vùng nước sạch, hễ gặp nước bẩn, bùn thì sẽ bị vàng úa và chết đi nên loại rau này luôn được đặc biệt ưa chuộng.
Do có nguồn nước sạch dồi dào từ giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai, giếng Tép nên người dân thôn Hảo Sơn có đến 7/12ha đất trồng rau liệt. Nguồn nước nhiều, mát lành nên cây rau liệt đặc sản ở đây to, tươi tốt. Và cũng nhờ thế, rau ở Hảo Sơn bán được giá cao hơn những nơi khác.
Loại rau này được trồng trên ruộng đá có nước. Đến mùa khô, những nơi nước không tới được rau liệt sẽ chết dần nên cứ vào tháng 9 mỗi năm, người có ruộng đá nằm gần giếng cổ sẽ gây giống rau, rồi bán cho những người có ruộng xa hơn.
Mùa thu hoạch rau xà lách xoong từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Khi Quảng Trị vào mùa nắng, cây sẽ bị tàn dần...
Rau sinh trưởng tốt trên các ruộng đá, có nước chảy từ các giếng cổ.
Người dân ra đồng thu hoạch rau.
Rau ở đây sẽ được bán theo từng bó, mỗi bó như vậy có giá là từ 5 - 7 nghìn đồng. Mỗi ngày người dân thu hoạch được vài trăm nghìn đồng.
"Rau liệt trồng rất dễ, chỉ cần rải lên ruộng nơi có dòng nước sạch đi qua là sẽ tự mọc. Cứ thế, khoảng 15 ngày thì chúng tôi sẽ thu hoạch một lần.
Trồng rau liệt đặc biệt ở chỗ không cần bón phân, chỉ cần đảm bảo được nguồn nước sạch. Nếu nước bẩn, rau sẽ bị úa vàng và chết", bà Lê Thị Linh, trú tại thôn Hảo Sơn (xã Gio An, huyện Gio Linh) cho hay.
Đi từ TP Đông Hà tới để mua rau, anh Trần Anh Tuấn (SN 1999, trú tại khu phố 6, phường 5) niềm nở nói: "Nhà tôi rất "nghiền" món xà lách xoong này xào với thịt heo. Cứ khoảng tháng 12 là tôi chạy xe tới đây mua mỗi lần khoảng 10 đến 20 bó rau về ăn cho đỡ thèm.
Khi nghe tin tôi đi mua rau, hàng xóm cũng gửi tiền nhờ mua giùm. Vì là loài rau ưa sống ở chỗ nước sạch nên gia đình tôi vô cùng yêu thích xà lách xoong ở Gio An".
Ông Nguyễn Văn Song, Chủ tịch UBND xã Gio An cho biết: "Do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên bà con gặp khó khăn khi phải chuyển rau vào tận chợ ở thị xã Quảng Trị để buôn bán và chuyển theo đường tàu hoả vào các tỉnh lân cận.
Với hệ thống giếng cổ đặc trưng, địa phương đang mong muốn sớm hình thành được hình thái du lịch cộng đồng để nâng cao đời sống cho người dân".
Loại rau đặc sản sạch nhất Việt Nam, gặt đầy xe dân thu nửa triệu mỗi ngày
TP.HCM điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt theo lộ trình Từ ngày 1.1.2022, Tổng công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO, thuộc UBND TP.HCM) sẽ tiến hành điều chỉnh đơn giá nước theo lộ trình. Việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt này thực hiện theo chủ trương từ năm 2019, theo Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND của UBND TP.HCM đã ban hành về giá nước sạch sinh hoạt trên địa...