Nhà máy lúng túng trước quy định ‘cách ly người TP HCM 7 ngày’
Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, không thể bố trí công nhân ở lại nhà máy trước quy định địa phương cách ly 7 ngày người đến từ TP HCM của Bộ Y tế.
Dù thảo luận nhiều kế hoạch, hai hôm nay Công ty TNHH Long Rich chưa thể chốt phương án hoạt động khả thi cho những ngày tới. Nhà máy của Long Rich ở Khu chế xuất Linh Trung II, TP Thủ Đức (TP HCM), với 4.000 lao động, trong đó 90% sống ở Bình Dương. Số công nhân ngoại tỉnh này sắp tới hết giờ làm trở về địa phương sẽ phải cách ly tại nhà, không thể tới TP HCM.
Công nhân nhà máy Long Rich được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: An Phương.
Bà Nguyễn Thị Thùy Vân, Chủ tịch công đoàn công ty cho hay diện tích nhà xưởng chật hẹp, không đủ nhà tắm, nhà vệ sinh để phục vụ cho khoảng 3.600 công nhân đến từ Bình Dương ở lại. “Thiếu hụt số lượng lớn lao động như vậy, nhà máy khó có thể hoạt động được”, bà Vân nói và cho biết doanh nghiệp tính đến chia ca sản xuất, giảm lượng người trong chuyền để giãn cách. Tuy nhiên thời gian quá gấp rút, rất nhiều công nhân không sắp xếp được việc gia đình nên phương án này rơi vào bế tắc.
Tương tự, Công ty TNHH Triumph International Việt Nam ở Khu công nghiệp Sóng Thần I, TP Dĩ An (Bình Dương) có 3.000 lao động nhưng khoảng 1.500 công nhân sống ở TP Thủ Đức, đi về hàng ngày. Bà Mai Thị Hồng, Chủ tịch công đoàn công ty cho hay, số nhân sự ở TP Thủ Đức rải khắp các phân xưởng, chuyền sản xuất nếu nghỉ, nhà máy không thể vận hành được. Phương án bố trí cho lao động ở lại cũng khó khả thi vì không có chỗ ăn nghỉ.
Video đang HOT
Hôm 7/7, Bộ Y tế ra quy định người TP HCM tới 62 tỉnh thành phải tự cách ly y tế 7 ngày , xét nghiệm Covid-19 ba lần vào ngày thứ nhất, 3 và 6. Bà Lê Bích Loan, Phó ban quản lý Khu công nghệ cao (TP Thủ Đức) cho biết, mỗi ngày có hơn 19.000 lao động từ Bình Dương, Đồng Nai đến các nhà máy trong khu làm việc. Trước quy định cách ly người về từ TP HCM, một số doanh nghiệp đã thuê khách sạn cho công nhân ở tạm.
“Gặp nhiều khó khăn nhưng các nhà máy đang cố gắng xoay sở”, bà Loan nói. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Ban quản lý sẽ tận dụng các trung tâm đào tạo trong Khu công nghệ cao làm nơi lưu trú tạm, sắp tới sẽ dựng những khu nhà dã chiến tại các phần đất, nhà xưởng trống để bố trí nơi ở cho công nhân đến từ địa phương lân cận.
Công nhân nhà máy Nidec Việt Nam ở Khu công nghệ cao được bố trí ở tạm tại khách sạn. Ảnh: Hồng Đào.
Theo số liệu từ Ban quản lý Các khu chế xuất – công nghiệp TP HCM (Hepza) mỗi ngày có khoảng 6.000 lao động từ Đồng Nai đến thành phố làm việc. Trước quy định về cách ly, nhiều công ty vận động và hỗ trợ để công nhân lại nhà máy, khu lưu trú, ký túc xá, khách sạn. Những trường hợp không sắp xếp được phải tạm nghỉ việc.
Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP HCM Hồ Xuân Lâm nói trong điều kiện này doanh nghiệp khó tổ chức sản xuất 100% như bình thường mà phải chấp nhận giảm sản lượng. Những nhà máy không có khu lưu trú có thể dừng hoạt động một vài xưởng để làm chỗ ở cho công nhân. Trước diễn biến dịch phức tạp, doanh nghiệp phải chấp nhận duy trì sản xuất 30-50%, ưu tiên đơn hàng gấp. Việc này để tránh dịch lây lan, xâm nhập nhà máy nguy cơ đứt gãy sản xuất.
Theo ông Lâm, về lâu dài các địa phương vùng giáp ranh nên tính việc tạo ra “tuyến đường xanh” dành riêng cho công nhân, chuyên gia làm việc ở các nhà máy đi qua lại. Doanh nghiệp tổ chức xe đưa đón, cam kết những người này chỉ đi từ chỗ ở đến nơi làm việc. Các nhà máy gửi danh sách lao động cho các trạm kiểm soát, trong đó phải có thông tin về kết quả xét nghiệm Covid-19, các liều tiêm vaccine…
Từ hôm qua, TP HCM giãn cách xã hội 15 ngày theo Chỉ thị 16 để phòng chống Covid-19. Người dân ra ngoài khi thật sự cần thiết như làm việc tại nhà máy, công xưởng, khám chữa bệnh… Chỉ thị 16 còn yêu cầu các phân xưởng, nhà máy sản xuất đảm bảo khoảng cách an toàn, lao động đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn. Tính đến tối 9/7, tổng số ca nhiễm ở thành phố hơn 10.000, xếp đầu cả nước.
Thêm 1 ca mắc Covid-19, Việt Nam ghi nhận 2.572 trường hợp
Tối 20/3 Bộ Y tế thông tin ghi nhận thêm 1 ca mắc Covid-19, được cách ly ngay khi nhập cảnh. Đến nay, Việt Nam ghi nhận 2.572 ca mắc, trong đó 1.601 ca do lây nhiễm trong nước.
1 ca mắc mới (BN2572) được cách ly ngay sau nhạp cảnh tại Bà Rịa - Vũng Tàu là bệnh nhân nữ, 56 tuổi, công dân Viẹt Nam, có địa chỉ tại xã Thanh Cao, huyẹn Thanh Oai, TP. Hà Nội. Bẹnh nhân từ Đức nhạp cảnh Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 11/03/2021 và được cách ly ngay sau khi nhạp cảnh tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả xét nghiẹm ngày 19/03/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiẹn bẹnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyẹn Long Điền.
Tính đến 18h ngày 20/3: Viẹt Nam có tổng cộng 1601 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 908 ca.
Đến nay, tổng số người tiếp xúc gần và nhạp cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 37.599, trong đó:
- Cách ly tạp trung tại bẹnh viẹn: 492
- Cách ly tạp trung tại cơ sở khác: 18.379
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 18.728.
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, đến nay Việt Nam điều trị khỏi 2.198 ca Covid-19, 35 trường hợp tử vong.
Hiện trong các bệnh nhân đang điều trị, có 118 trường hợp đã âm tính từ 1-3 lần với SARS-CoV-2.
Thêm 3 ca COVID-19 Chiều 15/3, theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca COVID-19. Đến 18h ngày 15/3, Bộ Y tế cho biết có 3 ca mắc COVID-19 là người nhập cảnh tại Hà Nội, Đồng Nai và Kiên Giang, được cách ly ngay. Bệnh nhân 2555 (BN2555), nam, 35 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại...