Nhà máy đường vi phạm quy định về bảo vệ môi trường
Ngày 15/12, nguồn tin của PV Tiền Phong cho biết, UBND tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản yêu cầu Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát ( Cty Long Mỹ Phát) dừng ngay hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
Nhà máy đường của Cty Long Mỹ Phát tại thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Ảnh: N.H
Cụ thể, văn bản số 3050/UBND-NCTH ngày 12/12/2019 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc tạm ngưng vận hành nhà máy đường thuộc Cty Long Mỹ Phát cho hay: Ngày 23/7/2019, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Quyết định số 1131/QĐ-XPVPHC xử phạt hành chính đối với Cty Long Mỹ Phát. Ngày 29/10/2019, Tổng cục Môi trường ban hành Kết luận thanh tra số 269/KL-TCMT về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) đối với công ty này.
Tuy nhiên, theo biên bản kiểm tra do đội liên ngành kiểm tra về BVMT trên địa bàn tỉnh lập ngày 9/12/2019, Cty Long Mỹ Phát vẫn tiếp tục vận hành nhà máy đường và có xả thải ra môi trường khi chưa hoàn thành các nội dung theo kết luận thanh tra, quyết định xử phạt hành chính và các yêu cầu khác của cơ quan chức năng. “Hành vi của Cty Long Mỹ Phát vi phạm nghiêm trọng pháp luật về BVMT. Do đó, UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu công ty dừng ngay hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường; đồng thời, nghiêm túc thực hiện đầy đủ các nội dung của kết luận thanh tra và quyết định xử phạt vi phạm hành chính” – văn bản nêu.
Trước đó, từ ngày 22/3 đến 2/5/2019, sông Cái Lớn và các kênh nhánh thuộc địa bàn huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ xảy ra 4 đợt ô nhiễm môi trường nước mặt, gây thiệt hại về thủy sản nuôi và làm đảo lộn đời sống của người dân. UBND tỉnh Hậu Giang đã báo cáo Bộ TN&MT để xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời, chỉ đạo Sở TN&MT Hậu Giang khẩn trương phối hợp với các đơn vị hữu quan và chính quyền địa phương rà soát các nguồn thải, thu thập, xác minh dữ liệu chuyên ngành về môi trường.
Video đang HOT
Kết quả xác minh bước đầu cho thấy nguồn nước sông Cái Lớn và các kênh nhánh bị ô nhiễm hữu cơ bởi các nguồn thải dọc sông Cái Lớn. Trong đó, nguyên nhân chính là từ hoạt động xả thải của nhà máy thuộc Cty Long Mỹ Phát. Theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1131/QĐ-XPVPHC ngày 23/7/2019 của UBND tỉnh Hậu Giang, Cty Long Mỹ Phát bị xử phạt 714 triệu đồng vì đã thực hiện hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải…
Tuy nhiên, sau đó, Cty Long Mỹ Phát gửi đơn “kêu cứu khẩn cấp” đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, Công an tỉnh Hậu Giang và các cơ quan báo chí. Đại diện công ty này cho rằng, kết quả kiểm tra của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang là “không trung thực, chèn ép doanh nghiệp”, quyết định xử phạt của UBND tỉnh này “gây hậu quả nghiêm trọng cho công ty”…
Về tình hình thiệt hại, theo Sở TN&MT Hậu Giang, tổng số hộ bị thiệt hại ở huyện Long Mỹ là 8 hộ, trong đó ước tính thiệt hại của 6 hộ khoảng 295 triệu đồng; còn ở thị xã Long Mỹ là 16 hộ với tổng thiệt hại khoảng 92,7 triệu đồng. Người dân vẫn chưa nhận được hỗ trợ. Ngày 4/12/2019 vừa qua, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang xác nhận lãnh đạo tỉnh vẫn chưa cấp phép cho Nhà máy đường Long Mỹ Phát hoạt động lại.
CẢNH KỲ
Theo TPO
10 năm xây dựng nông thôn mới: Hậu Giang - điểm sáng vùng ĐBSCL
Với xuất phát điểm khá thấp, trong 10 năm qua nhờ sự chỉ đạo, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại, tỉnh Hậu Giang đã đạt được nhiều kết quả hết sức ấn tượng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM).
Nông thôn khởi sắc
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo tỉnh Hậu Giang bên lề hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Ảnh: C.T.V
Qua quá trình thực hiện, Hậu Giang được nhiều bộ, ngành T.Ư đánh giá là điểm sáng của vùng ĐBSCL trong phong trào xây dựng NTM.
Được biết, tổng vốn huy động để đầu tư xây dựng NTM (giai đoạn 2010-2020) trên địa bàn tỉnh đạt hơn 32.500 tỷ đồng. Tỉnh đã thực hiện mới, cũng như sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, bêtông hóa trên 651km đường giao thông và 357 cây cầu; giúp 52/53 xã có đường ôtô về đến trung tâm xã và 407/407 ấp có đường xe 2 bánh đi lại dễ dàng...
Theo ông Huỳnh Thành Hữu - Phó chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Hậu Giang, điều đáng mừng là hiện nay từ tỉnh đến các huyện đều thành lập được các Văn phòng điều phối NTM. Qua đây, đã góp phần tham mưu, xây dựng kế hoạch, lộ trình xây dựng NTM để lãnh đạo địa phương có hướng chỉ đạo sâu sát và hiệu quả.
Từ nguồn kinh phí của chương trình NTM, hàng năm đơn vị đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác NTM, trong đó có cập nhật thêm những kiến thức mới để cán bộ vận dụng cho phù hợp và đúng quy định.
Nâng cao đời sống người dân
Xác định nâng cao nguồn thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo là cốt lõi mà chương trình xây dựng NTM hướng đến, do đó ngành nông nghiệp tỉnh đã đề ra nhiều chương trình, dự án gắn với vùng sản xuất và đã mang lại hiệu quả cho người dân. Đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 41 triệu đồng/người/năm (tăng gần 30 triệu đồng so với năm 2010).
Tỷ lệ hộ nghèo xét theo hướng đa chiều toàn tỉnh từ 8,92% (năm 2010) giảm xuống còn 7,13% (năm 2018); riêng tại các xã đạt chuẩn NTM thì hộ nghèo còn dưới 4%.
Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: "Từ những chủ trương, chính sách, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ chăm lo cho người dân trong phát triển sản xuất, đời sống văn hóa, tinh thần, cũng như bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội đã mang lại cho bà con nông thôn cuộc sống bình an, yên tâm sản xuất.
Cùng với đó là những sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn với ưu đãi phát triển kinh tế tập thể... góp phần nâng cao giá trị lao động nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân".
Theo Danviet
Công an kiểm tra công ty nghi chôn trộm chất thải hôi thối ở Sóc Sơn Công an huyện Sóc Sơn vừa kiểm tra Hợp tác xã Môi trường xanh - công ty bị nghi liên quan đến vụ đổ chất thải nguy hại tại Sóc Sơn. Trả lời VTC News sáng 15/12, lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho biết, UBND huyện vừa thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm Phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an...