Nhà máy điện hạt nhân bốc cháy nghi ngút tại Nam Carolina, Mỹ
Hôm 6-3, một nhà máy điện hạt nhân lớn ở Nam Carolina, Mỹ đã bốc cháy nghi ngút khiến một lò phản ứng bị đóng cửa. Rất may ngọn lửa đã nhanh chóng được dập tắt, không có thương vong nào xảy ra, hay chất phóng xạ bị rò rỉ.
Vụ việc đã khiến 1 lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động
Theo các quan chức Mỹ, một trong số ba lò phản ứng hạt nhân được đặt trên hồ Keowee, ở Nam Carolina, Mỹ đã bị đóng cửa sau khi vụ nổ xảy ra vào khoảng 3:30. Ban đầu, vụ việc được nhận định là “sự kiện bình thường” nhưng sau đó đã rơi vào trạng thái “báo động”. Tuy nhiên, mọi việc đã được xử lý kịp thời, không có chất phóng xạ nào thoát ra ngoài.
Video đang HOT
Nhà máy điện hạt nhân bốc cháy trong nửa giờ, khói đen bốc cao nghi ngút
Nhân viên nhà máy đã không được sơ tán, các quan chức nhà máy cho rằng, không có bất kỳ nguy hiểm nào xảy ra với các lò phản ứng hạt nhân khác, lò số 2 và số 3 vẫn hoạt động bình thường, cung cấp điện cho các khu vực xung quanh.
Phó giám đốc nhà máy, Scott Batson cho biết: “Đám cháy đã được dập tắt trong thời gian ngắn nên không có bất kỳ phóng xạ hoặc nguy hiểm nào đối với sự an toàn của cộng đồng. Hiện tại nguyên nhân của vụ việc đang được điều tra, làm rõ”.
Theo ANTD
Trung Quốc muốn xây nhà máy điện hạt nhân trên biển
Trung Quốc có kế hoạch xây một nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển, góp phần tăng gấp đôi nguồn năng lượng hạt nhân cho quốc gia này vào năm 2020.
Hình mô phỏng một lò phản ứng hạt nhân trên biển có khả năng tạo ra 200 MW điện của Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN). Ảnh: CGN.
Nhà chức trách đang lên kế hoạch về một "nhà máy điện nổi trên biển", sẽ phải trải qua "thử nghiệm khoa học và nghiêm ngặt", AFP dẫn lời Xu Dazhe, chủ tịch Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Trung Quốc, hôm nay nói.
Theo Xu, Trung Quốc muốn "trở thành thành cường quốc trên biển" và "do đó, chắc chắn sẽ sử dụng hữu ích các nguồn tài nguyên đại dương". Tuy nhiên, trên thế giới hiện chưa có tiền lệ sử dụng năng lượng hạt nhân trên biển cho mục đích dân sự.
Bắc Kinh đưa việc phát triển hai nhà máy điện hạt nhân trên biển, do Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN) và Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) xây dựng, vào kế hoạch 5 năm lần thứ 13, giai đoạn 2016 - 2020, hai công ty trên thông báo hồi đầu tháng.
Nhà máy do CNNC và CGN xây dự kiến bắt đầu hoạt động lần lượt vào năm 2019 và 2020. Chúng có thể cung cấp năng lượng cho các giàn khoan xa bờ, góp phần phát triển đảo cùng các khu vực hẻo lánh.
Trung Quốc hiện có 30 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, tạo ra 28,3 GW điện, Xu nói. 24 lò phản ứng có khả năng tạo ra 26,7 GW điện đang trong quá trình xây dựng.
Trung Quốc từng tuyên bố mục tiêu tăng lượng điện hạt nhân tạo ra lên 58 GW vào năm 2020. Nước này tạm ngừng thông qua xây dựng các nhà máy mới sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, tháng 3/2011, và tiếp tục vào năm 2012, bỏ qua lời cảnh báo từ Bộ Môi trường Trung Quốc về điều kiện an toàn hạt nhân "chưa tối ưu".
Như Tâm
Theo VNE
Tình báo Anh lo ngại Trung Quốc Cơ quan tình báo Anh tuyên bố "các cơ quan tình báo Trung Quốc tiếp tục hoạt động đi ngược với lợi ích của Anh". Ngày 21-10 (giờ địa phương) tại London (Anh), Tổng Công ty Điện lực Pháp (EDF) và đối tác là Tổng Công ty Năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN) đã ký một hợp đồng quan trọng dưới sự...