Nhà máy điện của Mỹ phát nổ
Một vụ nổ lớn vừa xảy ra tại nhà máy điện ở Astoria, Mỹ làm rung chuyển toàn bộ khu vực này, đồng thời phá hủy nhiều xe hơi và đánh bật không ít cửa sổ của những nhà dân xung quanh.
Theo giới chức địa phương, vụ nổ xảy ra vào khoảng 20h hôm qua (giờ địa phương) và tạo những cột khói nghi ngút.
Đến 20h30, lực lượng cứu hỏa đã dập tắt được các đám cháy và ngăn chặn được các những thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Một nhân viên cứu hỏa cho biết, vụ nổ không gây thiệt hại về người nhưng khiến một người đàn ông phải nhập viện.
Ngoài ra, tiếng động lớn cũng khiến người dân trong vùng hết sức hoảng loạn. Đường dây nóng 911 ghi nhận tới vài chục cuộc điện thoại gọi tới từ Astoria trong khoảng thời gian 20h – 21h hôm qua.
Vụ nổ khiến nhiều xe hơi và cửa kính vỡ tan.
Theo thông cáo của nhà máy điện Astoria, nguyên nhân xảy ra vụ nổ ban đầu được xác định là do một đoạn ống trong hệ thống tỏa nhiệt bị vỡ.
Video đang HOT
Nhà máy này trực thuộc công ty điện lực Mỹ và cung cấp một lượng điện lớn cho thành phố New York. Đây là một tổ hợp công nghiệp phục vụ cho nhiều mục đích như phát điện, dự trữ nhiên liệu, dầu mỏ và khí hóa lỏng của Mỹ. Dự kiến nhà máy sẽ phải ngừng hoạt động trong vài ngày để các nhân viên sửa chữa một số chi tiết trong hệ thống.
Theo Báo Đất Việt
Phóng xạ tại nhà máy điện Nhật tăng cao, gia tăng lo ngại mới
Nước phóng xạ cao đã được phát hiện tại lò phản ứng số 2 của nhà máy điện Fukushima, trong khi trước đó, có nghi ngờ lò số 3 bị thủng lõi, gia tăng nguy cơ nhiễm xạ, nhất là sau khi 3 công nhân bị phơi nhiễm gấp 10.000 lần bình thường.
Sau siêu thảm họa động đất/sóng thần, người Nhật đang đối mặt với nguy cơ bị phơi nhiễm phóng xạ.
Dưới áp lực ngày càng tăng của quốc tế về sự cố ở nhà máy điện Fukushima tại đông bắc Nhật, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon hôm qua ra tuyên bố đã đến lúc cần phải đánh giá lại hệ thống an toàn hạt nhân của quốc tế.
Trước đó, Thủ tướng Nhật Naoto Kan trong bài phát biểu đầu tiên trong 1 tuần qua trước công chúng về cuộc khủng hoảng, cho biết tình hình tại nhà máy Fukushima I, cách bắc Tokyo 250km, không thể giải quyết một sớm một chiều.
"Chúng tôi đang nỗ lực ngăn chặn tình hình trở nên xấu hơn. Nhưng tôi có cảm giác chúng ta không thể tự mãn. Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác".
Tuyên bố của ông phản ánh lo ngại tăng cao ở Nhật, sau nhiều ngày giới chức trách đạt được tiến bộ chậm nhưng đều đặn tại nhà máy điện bị hư hại nặng do trận siêu động đất/sóng thần hôm 11/3 gây ra. Thảm họa khi đó đã cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người và làm17.500 người mất tích. Mặc dù con số thương vong vô cùng khủng khiếp, nhưng kể từ sau thảm họa, mọi tập trung lại nằm ở mối lo tan chảy lõi lò phản ứng tại Fukushima, mà nếu xảy ra sẽ mang tới hậu quả vô cùng kinh hoàng.
2 lò phản ứng tại nhà máy hiện được xem là an toàn nhưng 4 lò khác vẫn bất ổn, thỉnh thoảng lại phun hơi nước, khói ra bên ngoài.
Hơn 700 kỹ sư đã thay phiên nhau ứng cứu nhà máy và công việc đang mở ra hi vọng khi họ bắt đầu bơm lại được nước vào các lò để làm mát các thanh nhiên liệu.
Song lo ngại mới lại nổi lên vào ngày hôm thứ năm, khi 3 công nhân cố gắng làm lạnh lò phản ứng nguy kịch nhất, lò số 3, đã bị phơi nhiễm phóng xạ cao gấp 10.000 lần mức bình thường tại một lò phản ứng. Họ đã được nhập viện sau khi giẫm vào nước nhiễm xạ.
Lượng phóng xạ cao trên đã lám dấy lên lo ngại về khả năng phóng xạ bị rò rỉ qua lỗ thủng ở vỏ chứa lõi, và nếu vậy nó sẽ xóa tan những tiến triển nhỏ đạt được trước đó.
Lò phản ứng số 3 là lò duy nhất dùng pluton trong hỗn hợp nhiên liệu của mình, tức nghuy hiểm, độc hại hơn rất nhiều urani được sử dụng trong các lò phản ứng khác.
Thêm vào đó, cuối ngày hôm qua, nhà điều hành Fukushima I, Công ty điện lực Tokyo (Tepco) cùng cơ quan an toàn hạt nhân Nhật cho biết nước nhiễm xạ tương tự được tìm thấy trong tòa nhà chứa tua-bin ở lò phản ứng số 1.
"Chúng tôi không biết nguyên nhân", một quan chức Tepco cho biết tại buổi họp báo. Phát hiện mới đã khiến công tác ứng cứu một lần nữa bị ngưng, một quan chức khác thừa nhận.
Quan chức cấp cao của Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Hidehiko Nishiyama cho hay lượng phóng xạ cao chứng tỏ lò phản ứng có thể đã bị hư hại. Nhưng sau đó ông cũng cho biết phóng xạ cũng có thể thoát ra từ hoạt động tháo hơi nước hay nước rò rỉ ở các ống bơm hoặc van. "Không có dữ liệu cho thấy có lỗ thủng (ở lõi)," ông cho hay.
Cơ quan năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA) cho hay vào ngày hôm qua rằng không có nhiều thay đổi trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Nhật 24 giờ trước đó.
"Một vài dấu hiện tích cực đang diễn ra, nhưng vẫn có những điều bất ổn, rất đáng ngại", quan chức IAEA Graham Andrew tại Vienna cho hay và cho biết thêm phóng xạ cao có thể xuất phát từ hơi nước.
Cho đến nay, cơ quan này cho biết 17 công nhân làm việc tại nhà máy đã bị nhiễm phóng xạ cao.
Theo Dân Trí
Cộng đồng game thủ Việt cùng hô to "Pray for Japan!" Trận động đất khủng khiếp ngày 11/3 vừa qua, kéo theo thảm họa song thần và nguy cơ nổ nhà máy điện hạt nhân đã đặt nước Nhật vào một tình thế vô cùng bi đát. Trận động đất khủng khiếp ngày 11/3 vừa qua, kéo theo thảm họa song thần và nguy cơ nổ nhà máy điện hạt nhân đã đặt nước...