Nhà máy chuyên giúp các cặp đôi ly hôn tiêu hủy ảnh cưới
Dịch vụ này giúp những cặp tình nhân tan vỡ tiêu hủy những món đồ gợi lại quá khứ và cung cấp rác vụn sau tiêu hủy cho nhà máy nhiên liệu sinh học để tạo ra điện.
Những tấm ảnh cưới khổ lớn hay các vật dụng kỷ niệm tình yêu cũng đều có thể được yêu cầu đưa vào máy tiêu hủy. Ảnh: Su Li/Sixthtone
Đầu năm 2023, Liu Wei được một người bạn cho phép sử dụng nhà máy và các máy móc tại Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ban đầu đây là nơi chủ yếu làm nhiệm vụ tiêu hủy tài liệu, phụ tùng ô tô và thực phẩm hết hạn sử dụng cho khách hàng doanh nghiệp, nhưng sau đó Liu Wei đã mở dịch vụ tiêu hủy các món đồ kỷ niệm của các cặp đôi sau khi đường ai nấy đi, khi thấy 80% khách hàng của mình đến để yêu cầu tiêu hủy ảnh cưới bằng máy nghiền phế liệu.
Hầu hết các bức ảnh đều có kích thước lớn, loại thường được treo trên tường bằng khung kim loại hoặc gỗ, một số ảnh có chiều cao bằng cả một người bình thường. Ngoài ra, còn có các album ảnh ghi lại các giai đoạn khác nhau của một thời kỳ hạnh phúc: hôn nhân, mang thai, sinh con, những năm con chập chững biết đi… Tuy nhiên, những ký ức từng được trân quý này giờ chỉ còn là phế liệu chờ đợi để tiêu hủy.
Anh Liu cho biết, loại khung ảnh cưới được các cặp đôi Trung Quốc ưa chuộng cực kỳ bền và nổi tiếng là khó phá hủy vì chúng được coi là minh chứng cho tình yêu vĩnh cửu. Một trong những chất liệu phổ biến nhất là acrylic, không bắt lửa, không thể cắt bằng dao và không bị vỡ ngay cả khi có ai đó dẫm lên nó.
Nhiều chiếc ảnh còn có gắn những tấm kính lớn, không thể cho vào máy hủy tài liệu vì điều này có thể gây nguy hiểm cho người thực hiện. Một đối tác kinh doanh của Liu Wei từng bị thương do bị mảnh thủy tinh bay vào trán khi tiêu hủy ảnh của khách hàng. Kể từ đó, nhà máy đã xử lý những bức ảnh cưới ốp kính bằng cách đặt vào những hộp bìa cứng và dùng búa tạ đập vỡ.
Ngoài ra, tại nhiều nơi ở Trung Quốc, đặc biệt là vùng nông thôn hay các cụm dân cư nhỏ, mọi người không thể mang các tấm ảnh cưới lớn ra để ở bãi rác công cộng vì e ngại những lời bàn tán, dị nghị của người khác.
Video đang HOT
Ban đầu, mỗi tháng Liu Wei có chưa đến 10 đơn hàng, nhưng từ khi quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội thì sau 6 tháng, nhu cầu đã tăng vọt. Đến nay, hơn 6.000 người đã hỏi thăm dịch vụ của anh và nhà máy đã tiêu hủy hơn 700 lô ảnh cưới. Liu Wei tính phí dịch vụ theo trọng lượng, trung bình mỗi khách hàng chi hơn 100 nhân dân tệ (khoảng 350.000 đồng) để tiêu hủy.
Liu Wei ước tính khoảng 70% số người liên hệ với anh là phụ nữ, mặc dù điều này đôi khi khó xác định vì một số người dùng WeChat che giấu giới tính thật hay sử dụng tài khoản ẩn danh.
Trước khi chính thức cho đồ đạc vào máy tiêu hủy, Liu Wei sẽ chụp ảnh và xác nhận lần cuối với khách hàng. Ngoài những người khác đưa ra yêu cầu đơn giản và quyết tâm phá hủy những đồ vật kỷ niệm, Liu Wei nói rằng vẫn có một số khách hàng của anh tìm kiếm những lời động viên và cũng có người hối hận không muốn tiêu hủy vì đã làm hòa với bạn đời hoặc người yêu.
Khách hàng của Liu Wei đôi khi không phải chỉ có những người đã ly hôn, còn có những người còn trẻ vừa chia tay một mối tình, hay những người muốn tiêu hủy vật dụng của người thân yêu đã khuất để vượt qua nỗi đau và bước tiếp.
Liu Wei cùng những món đồ đang chờ tiêu hủy mà khách hàng của anh gửi đến. Ảnh: Su Li/Sixthtone
Khi mới bắt đầu công việc này, Zhang – một nhân viên của Liu Wei thường xúc động mỗi khi đối mặt với sàn nhà phủ đầy ảnh cưới. Tuy nhiên, theo thời gian, anh và các đồng nghiệp đã quen và thờ ơ với tất cả. Họ đã “xé nát” quá nhiều kỷ niệm hạnh phúc trong quá trình làm việc của mình.
Tuy nhiên, việc nhận được ảnh của trẻ em vẫn khiến họ cảm thấy khó chịu. Bởi vì quy trình tiêu hủy sẽ là phun sơn đen, chủ yếu là lên mặt rồi mới cho vào máy nghiền. Liu Wei cho biết, gần đây ngày càng có nhiều đơn đặt hàng liên quan đến ảnh trẻ em, mặc dù anh không thể lý giải được điều đó. Có album toàn bộ là ảnh trẻ em ở những độ tuổi khác nhau và những album khác là ảnh gia đình. Zhang thì cho biết anh gặp khó khăn mỗi khi cần phun sơn lên mặt một đứa trẻ và cho bức ảnh đó vào máy hủy tài liệu. “Tôi cũng có con”, anh nói.
Nhìn chung, Liu Wei cảm thấy công việc kinh doanh của mình giúp mọi người quên đi quá khứ. Anh còn quay lại các video về quá trình tiêu hủy của mình rồi đăng lên các nền tảng mạng xã hội vì nhiều khách hàng muốn xem điều đó. Có khách hàng từ xa đã đến tận nhà máy chỉ để xem tận mắt cảnh đồ đạc của mình dần dần bị đưa vào máy nghiền nát hoặc muốn chính tay ném đồ vào máy.
Liu Wei cũng triển khai thêm nhiều dịch vụ liên quan khác như: đề xuất khách hàng có thể viết giấy nhắn hoặc thu âm lời tạm biệt để phát cùng lúc khi tiêu hủy đồ đạc. Hay tổ chức các buổi họp riêng, khách hàng có thể đặt địa điểm trong hai giờ và treo tất cả ảnh sắp tiêu hủy trong nhà máy để nói lời từ biệt trước sự làm chứng của một người dẫn chương trình và một vài công nhân khác. Tuy nhiên cho đến nay, không ai trong số 700 khách hàng của anh chọn một trong hai dịch vụ này.
Cuối cùng, phần còn lại của những bức ảnh sau khi tiêu hủy sẽ được sử dụng để tạo ra điện. Khi các mảnh vụn tích lũy đạt đến trọng lượng nhất định, nhà máy Liu Wei làm sẽ chuyển chúng đến một nhà máy điện nhiên liệu sinh học trong khu vực, nơi có thể chưa đến 100.000 tấn rác thải sinh hoạt.
Vợ quyết tâm ly hôn chồng vì không chịu bán nhà cứu con
Một người phụ nữ Trung Quốc đã quyết định ly hôn chồng vì anh này từ chối bán nhà để lấy tiền điều trị cho con trai 22 tuổi của họ đang ốm nặng.
Người phụ nữ ở Phúc Kiến, Trung Quốc cần 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,5 tỷ đồng) để phẫu thuật cho con trai bị bệnh thiếu máu hiếm gặp - thiếu máu bất sản. Vì không đủ số tiền cho con chữa bệnh nên cô muốn bán nhà, tài sản sở hữu chung với chồng, để gom tiền cứu con.
Tuy nhiên, người chồng đã từ chối đề nghị này của vợ.
Người vợ quyết tâm ly hôn vì chồng từ chối bán nhà cứu con.
Tiểu Lâm, con trai của hai người phát bệnh vào năm 2017 và sức khỏe xấu đi vào tháng 5 năm ngoái. Chi phí chữa bệnh một tháng của Tiểu Lâm là 8.000 nhân dân tệ (28 triệu đồng) và mẹ cậu đã phải làm hai công việc song song để có tiền chữa bệnh cho con trai. Tuy nhiên tổng tiền lương của cô chỉ là 10.000 nhân dân tệ (35 triệu đồng)/tháng.
Khi bệnh của con trai nặng hơn, mẹ Tiểu Lâm đã phải nghỉ việc để chăm sóc con toàn thời gian. "Bác sĩ cho biết chúng tôi cần ít nhất 700.000 nhân dân tệ (khoảng 2,5 tỷ đồng) để điều trị phẫu thuật ban đầu cho con" - người mẹ cho biết.
Không đi làm và không có thu nhập nữa, người phụ nữ bàn với chồng bán nhà, cứu con, nhưng chồng cô đã từ chối với lý do "Dù sao thì nửa năm nữa con cũng không qua khỏi, vậy không cần điều trị nữa". Câu trả lời của người cha khiến mẹ Tiểu Lâm sốc.
Cuối cùng người chồng cũng chịu bán nhà nhưng anh ta đòi vợ phải đưa lại hơn nửa số tiền bán nhà (ước tính bán được khoảng 6,3 tỷ đồng).
Không những đòi hơn một nửa số tiền bán nhà, người chồng còn từ chối đóng góp tiền chữa trị cho con trai và chỉ cho con tiền chữa bệnh nếu số tiền bán nhà của vợ đã tiêu hết. "Nếu tôi còn tiền, tôi sẽ đưa thêm cho cô một ít" - người chồng nói với vợ.
Cuối cùng người vợ đã quyết định ly hôn.
Câu chuyện đã gây ra tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Người phản đối thì bình luận: "Người cha thật ích kỷ, vô tâm". Nhưng người đồng tình lại cho rằng: "Không có gì đúng hay sai trong quyết định của người cha. Anh ấy chỉ là yêu bản thân mình nhất thôi".
Không chịu sinh con thứ 2, vợ bị chồng tạt axit Khi gặp mặt bàn chuyện ly hôn, lợi dụng lúc cô Trương vào phòng tắm, anh Từ lao đến tạt axit sunfuric vào mặt và đầu vợ. Chuyện vợ chồng xích mích với nhau là điều khó tránh khỏi, hai người cần hòa giải với nhau thay vì bạo lực khi bất đồng quan điểm, nếu không sẽ để lại hậu quả vô...