Nhà máy BISUCO ngừng hoạt động, nông dân trồng mía lo ngay ngáy
Thông tin Công ty CP Đường Bình Định ( BISUCO) bị UBND tỉnh này tạm đình chỉ sản xuất do không tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường đã khiến người trồng mía lo ngay ngáy về đầu ra của cây mía, còn công nhân Cty thì ám ảnh nỗi lo thất nghiệp!
Nông dân lo mía “ế”
Ngay sau khi UBND tỉnh Bình Định tạm đình chỉ SX đối với BISUCO, người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh này, ông Phan Trọng Hổ, đã lập tức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra lại diện tích mía hiện có tại các địa phương, đồng thời nghe ngóng việc đình chỉ SX đối với BISUCO tác động như thế nào đến người trồng mía.
Do không tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường nên BISUCO bị tạm đình chỉ SX.
Sau đó, ngành nông nghiệp tỉnh này đã đề ra hướng giải quyết là nếu đến thời điểm thu hoạch mía mà BISUCO vẫn chưa khắc phục xong tồn tại về môi trường, người trồng mía ở Bình Định sẽ được hướng dẫn bán sản phẩm cho NM đường An Khê (Gia Lai)”.
Còn ông Đỗ Văn Sỹ, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, vùng nguyên liệu mía chủ đạo của tỉnh, thì khẳng định: “Việc BISUCO bị tạm đình chỉ SX chẳng “hề hấn” gì đến việc tiêu thụ mía trên địa bàn trong vụ ép sắp tới”. Bởi, theo ông Sỹ, những năm gần đây hầu như BISUCO đã cắt hẳn chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía tại Tây Sơn nhưng rồi nông dân vẫn tự lo được, vẫn giữ 600 ha mía nguyên liệu và vẫn tiêu thụ tốt, bởi NM đường An Khê luôn mong muốn thu mua mía của nông dân Bình Định.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Hoàng Phước, PGĐ NM đường An Khê, với công suất 18.000 tấn mía/ngày, nhà máy có nhu cầu về nguyên liệu rất cao. Ngoài diện tích mía nguyên liệu đang đầu tư tại tỉnh Gia Lai, nhà máy mong muốn được đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía và thu mua sản phẩm tại Bình Định.
Năm 2017, NM đường An Khê đã xây dựng cánh đồng lớn SX mía áp dụng cơ giới hóa tại huyện Tây Sơn và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá có lợi cho nông dân. Riêng niên vụ ép 2017-2018, ngoài cánh đồng lớn do Cty đầu tư, nhà máy còn muốn được thu mua hết mía của nông dân Bình Định theo giá mía thị trường.
Công nhân lo thất nghiệp
Nông dân Bình Định lo lắng sau khi không biết bán mía cho ai.
Câu chuyện BISUCO bị đình chỉ SX đã “dẫn” nỗi lo từ đồng mía vào đến nhà máy. “Kiểu này chắc chúng tôi phải lâm cảnh thất nghiệp. Chưa vào vụ ép nhưng nghe phong phanh báo chí thông tin vụ nhà máy bị tỉnh đình chỉ SX, tụi em đã nghĩ đến chuyện rồi đây chắc phải về nhà đi phụ hồ kiếm sống, chứ làm việc cả đời ở nhà máy nên bây giờ trong tay có nghề ngỗng gì khác đâu mà làm”, anh Trần Hữu Văn, Tổ trưởng tổ lò hơi- tua bin than thở.
Anh Văn năm nay 43 tuổi, làm việc tại BISUCO từ năm 23 tuổi, vị chi Văn đã có 20 năm gắn bó với cây mía hạt đường. Mấy năm trước, BISUCO làm ăn thất bát, mua mía của nông dân không có tiền trả, tiền lương bị “treo” dài dài. Đã nản lắm rồi nhưng Văn cố cầm cự. Giữa tháng 8 vừa qua, nhà máy tập trung công nhân 4 tổ: Lò hơi-tua bin, tổ lò, tổ điện và tổ điện máy với gần 30 công nhân tiến hành kiểm tra máy để chuẩn bị cho vụ ép mới.
Sau mấy tháng làm việc vất vả nhưng lương bị nhà máy “giam”, nên các công nhân kiểm tu đã đình công từ 1 tuần nay. “Cắm đầu làm mấy tháng ròng rã mà đến giờ này lương tháng 9 chúng tôi mới chỉ được trả có 50%, từ đó đến nay không ai nhận được thêm đồng nào nữa, anh em nản quá nghỉ việc hết”, anh Văn cho biết.
Theo Vũ Đình Thung (Nông nghiêp Viêt Nam)
Đắk Nông: Cơ quan chức năng khẳng định không có sự cố bùn đỏ
Nghi ngờ hồ chứa bùn đỏ của nhà máy Alumin Nhân Cơ bị vỡ, người dân trình báo cơ quan chức năng và được chính quyền địa phương dẫn vào kiểm tra thực tế trong nhà máy để xác minh.
Sáng nay (30.9), ông Đàm Quang Trung - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông xác nhận, đã kiểm tra khu vực nhà máy Alumin Nhân Cơ (huyện Đắk R'lấp) và khẳng định không có "sự cố vỡ hồ bùn đỏ nhà máy Alumin Nhân Cơ".
Theo ông Trung, mấy ngày nay trên địa bàn có mưa lớn khiến nước trên suối Đắk Dao chạy qua địa bàn xã Nhân Cơ dâng cao. Nước đã làm ngập một số tuyến đường khiến người dân không thể đi lại. Nước cũng làm ngập văn phòng làm việc của nhà máy.
Hôm qua (29.9), lãnh đạo xã Nhân Cơ cùng khoảng 40 người dân đã trực tiếp vào nhà máy kiểm tra thực tế và khẳng định không có chuyện vỡ hồ bùn đỏ.
Nhà máy Alumin Nhân Cơ.
Ông Ngô Tố Ninh - Phó Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông - Tập đoàn than, khoáng sản Việt Nam cũng cho biết, thông tin về sự cố vỡ hồ bùn đỏ là không chính xác. Trước đó, có mưa làm nước suối dâng cao, gây ngập tuyến đường dẫn vào bon Bù Dấp (xã Nhân Cơ - khu vực gần nhà máy) khiến người dân không thể đi lại. Sau đó, chính quyền địa phương đã huy động phương tiện chở người dân qua chỗ ngập để về nhà. Do tuyến đường dẫn vào bon Bù Dấp quá thấp nên hễ có mưa to là bị ngập. Đồng thời, người dân và chính quyền địa phương đã kiến nghị công ty cho nâng tuyến đường, lắp cống thoát nước và công ty đã đồng ý.
"Các hồ bùn đỏ chịu được động đất cấp 5, cấp 7. Nhà máy đóng tại địa phương, mình cũng sinh sống tại đây nên rất ủng hộ việc người dân vào tham quan để biết được hoạt động của nhà máy" - ông Ninh cho hay.
Trước đó, theo phản ánh của người dân, ngày 29.9 nhiều tuyến đường quanh nhà máy Alumin bị ngập nước, bùn về đỏ ngầu nên người dân nghi ngờ do sự cố từ nhà máy Alumin khiến bùn đỏ tràn ra ngoài nên báo chính quyền địa phương.
Cách đây hơn 1 năm, nhà máy sản xuất Alumin từng xảy ra sự cố vỡ máy bơm trong quá trình vận hành thử. Sự cố đã làm 9,58m3 kiềm tràn ra khu vực sân nhà máy. Một phần trong số này đã chảy ra suối Đắk Dao gây nên sự cố môi trường khiến cá, tôm bị chết, người dân bị dị ứng, phồng rộp da khi tắm nước suối.
Theo Danviet
"Vết đen" ngành mía đường và nỗi đau khó nói của nông dân Một chuyên gia có tiếng trong ngành đường nói, chữ đường là một bí ẩn đào sâu chôn chặt của các nha may (NM) đường, "vết đen" trong ngành đường và nỗi đau không thể nói ra của người trồng mía. Cần có cơ quan kiểm định chữ đường độc lập đê đam bao khach quan, công băng. Chỉ cần giảm đi "một...