Nhà máy Ba Son hạ thủy 2 tàu tên lửa cho hải quân
Nhà máy đóng tàu Ba Son vào ngày hôm nay đã hạ thủy thành công 2 tàu tên lửa Project 12418 Molniya mang số hiệu tạm thời M3, M4.
Theo báo Quân đội Nhân dân, trong ngày hôm nay (24/6), Tổng công ty Ba Son tiến hành hạ thủy thành công cặp tàu tên lửa M3, M4 và đấu giáp tổng thành chiếc thứ 5 của cặp tàu thứ 3 trong dự án đóng mới loạt tàu tên lửa hiện đại.
Đây là loại tàu tên lửa đa năng, cơ động, hiện đại nhất được đóng ở trong nước và kịp thời trang bị bổ sung cho Quân chủng Hải quân, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, thực hiện bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.
Chuẩn bị hạ thủy tàu tên lửa Molniya.
Trong quá trình thực hiện đóng loạt tàu này, Tổng công ty Ba Son đã tập trung mọi nguồn lực, hoàn thành đúng tiến độ, bàn giao đúng kế hoạch, bảo đảm chất lượng của từng con tàu và cả loạt tàu; thực hiện tốt việc học tập, chuyển giao công nghệ đóng tàu tên lửa hiện đại và chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, các điều kiện, yếu tố bảo đảm sản xuất.
Trước đó, nhà máy đã đóng và hạ thủy thành công cặp tàu đầu tiên M1, M2 – sau được đặt phiên hiệu HQ-377 và HQ-378. Ngày 28/4 tại Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Quốc phòng đã tổ chức nghiệm thu kỹ thuật bắn tên lửa tàu HQ-377, HQ-378 và một số loại tên lửa khác của Hải quân.
Cả 4 tàu đều thuộc lớp Molniya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương. Molniya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
Video đang HOT
Tàu hộ vệ tên lửa Molniya HQ-377 ra biển thử nghiệm.
Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Cụ thể, Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km, trên lý thuyết có thể diệt tàu 5.000 tấn) với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molniya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần pháo có thể bắn mục tiêu trên không. Pháo AK-176M đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km.
Tổng cộng Việt Nam có kế hoạch xây dựng 10 tàu Project 12418 Molniya, hợp đồng đóng 6 chiếc trong số đó có giá trị 30 triệu USD. Trước đó, Việt Nam đã nhập khẩu 2 tàu tên lửa Molniya từ Nga và hiện chúng biên chế tại lữ đoàn tàu chiến 167, vùng 2 Hải quân.
Theo Kiến Thức
Tàu tên lửa tương tự của Việt Nam bị thải
Hải quân Ba Lan vừa quyết định loại khỏi trang bị 2 tàu tên lửa 1241RE Molniya cuối cùng của mình. Đây chính là một trong những loại chiến hạm chủ lực của Hải quân Việt Nam hiện nay.
Theo quyết định ngày 3/12, 2 chiếc tàu tên lửa 1241RE Molniya (Tia chớp) cuối cùng của Ba Lan mang tên Metalovich và Rolnik đã chính thức bị loại khỏi biên chế Hải quân nước này.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ Ba Lan sẽ bán lại hai tàu này hay đưa về các nhà máy để "xẻ thịt".
Tàu tên lửa 1241RE Molniya của Hải quân Ba Lan
Trong giai đoạn 1983-1989, Hải quân Ba Lan đã đưa vào trang bị tổng cộng 4 chiếc "Tia chớp".
Hai chiếc đầu tiên mang tên Gornik và Khutnik đã bị thải loại từ tháng 5/2005. Đến tháng 3/2006, Ba Lan cũng loại khỏi trang bị loại tên lửa đối hạm P-15 Termit, vũ khí chính của "Tia chớp" và để 2 tàu còn lại hoạt động với vũ khí chính là pháo hạm AK-176M cỡ 76 mm và 2 pháo AK630M cỡ nòng 30 mm.
Tàu tên lửa 1241RE Molniya là loại tàu chiến nhỏ và cơ động, dài 57 m, rộng 10,2 m và có lượng choán nước 455 tấn. Tàu có thể đạt tốc độ tối đa 42 hải lý/giờ và hoạt động độc lập 10 ngày đêm.
Từ tháng 4/2012, Ba Lan đã công bố kế hoạch phát triển Hải quân cho giai đoạn 2012-2030. Theo đó, nước này sẽ mua mới 3 tàu ngầm, 3 tàu nổi (chưa rõ loại gì), 6 trực thăng tấn công, 6 trực thăng tìm kiếm cứu nạn, 2 hệ thống tên lửa tầm gần, 10 tàu tự động mặt nước và 6 UAV.
Tàu tên lửa 1241RE Molniya mang số hiệu HQ 272 của Việt Nam
Tàu tên lửa 1241RE Molniya hiện vẫn là một trong các loại chiến hạm chủ lực của Hải quân Việt Nam bên cạnh các loại tàu như 10410 Svetlyak, Gepard-3.9...
Trong những năm 1990, Việt Nam đã mua 4 chiếc 1241RE Molniya được trang bị tên lửa hệ P-15 Termit như của Ba Lan. Năm 1993, Việt Nam đã mua giấy phép sản xuất tàu tên lửa Dự án 1241.8 Molniya với tổ hợp tên lửa Uran-E.
Tên lửa đối hạm Kh-35 được phóng đi từ tổ hợp Uran-E trên tàu
Tuy nhiên, phải tới năm 2005, việc chuyển giao công nghệ mới bắt đầu được thực hiện và từ năm 2006 chuẩn bị bắt tay vào sản xuất. Theo hợp đồng được ký năm 2003, 2 chiếc thuộc Dự án 1241.8 Molniya trang bị tổ hợp tên lửa Uran-E được đóng tại Nga và 10 chiếc khác được đóng tại Việt Nam.
Chiếc đầu tiên được trang bị tổ hợp tên lửa Uran-E đã được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2007, chiếc thứ hai vào năm 2008.
Năm 2010, tại một nhà máy đóng tàu tại TP.HCM, Việt Nam khởi công đóng chiếc tiếp theo theo giấy phép của Nga. Dự kiến, việc đóng từ 6-10 chiếc ở Việt Nam sẽ kéo dài tới năm 2016.
Để đảm bảo việc huấn luyện thủy thủ cho các tàu "Tia chớp", Việt Nam đã mua hệ thống huấn luyện tương thích của Nga là Laguna-1241RE. Hệ thống đầu tiên được xây dựng với công nghệ tin học hóa của công ty Tranzas được bàn giao cho Việt Nam vào tháng 1/2002.
Vào tháng 9/2006, Rosoboronexport đã ký với phía Việt Nam hợp đồng hiện đại hóa hệ thống huấn luyện Laguna-1241RE và cung cấp các hệ thống huấn luyện mới cho các loại tàu 1241RE và 1241.8 Molniya. Việc chuyển giao đã được thực hiện vào tháng 12/2007.
Theo Đất Việt
Mất mùa, Kim Jong-un trút giận lên cơ quan khí tượng Nhà lãnh đạo Triều Tiên chỉ trích các nhân viên dự báo thời tiết đưa ra những bản tin không chính xác. Hình ảnh quen thuộc trong các chuyến đi thị sát của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là việc ông đưa ra những lời "chỉ đạo tại hiện trường" cho cấp dưới, và những người này liên tục ghi chép...