Nhà mạng vừa tổ chức đánh bạc, vừa gian lận?
Bỏ 8.000 đồng cho một tin nhắn để mua sự “ăn thua” đến nhiều chục triệu đồng, khách hàng của một số nhà mạng vô tình trở thành những “con bạc khát nước” cho những trò đỏ – đen đánh công khai trên điện thoại.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia pháp lý đã rung lên hồi chuông báo động về một hình thức cờ bạc trá hình này…
Chưa quay số trúng thưởng nhưng khách hàng của MobiFone đã được thông báo không trúng
Trò đỏ đen “lách” luật?
Như tin đã đưa, một số nhà mạng đã giở chiêu “móc túi” khách hàng bằng tin nhắn đỏ đen bằng cách dụ “thượng đế” chỉ cần một cú tin nhắn có giá 8.000 đồng sẽ được tích lũy điểm để tham gia bốc số may mắn trúng thưởng 30 triệu đồng một ngày. Thậm chí, có nhà mạng còn câu khách bằng hình thức giải thưởng cao hơn với một chiếc ô tô hàng tuần.
Tuy nhiên, các chương trình khuyến mại với mục đích… “tri ân khách hàng” của nhà mạng đã bị khách hàng phản ứng với vô vàn những uẩn khúc trong cách tổ chức và trao giải thưởng. Khách hàng còn bức xúc phản ánh về cách thức tù mù mà nhà mạng đưa ra không nằm ngoài việc móc túi khách hàng để trục lợi hàng tỷ đồng. Theo các chuyên gia pháp lý thì những chiêu khuyến mại này có thể xem là đánh bạc trá hình.
Video đang HOT
Luật sư Tạ Quốc Cường (Văn phòng Luật sư Sự Thật, Hà Nội) phân tích: “Đã nói đến hành vi đánh bạc thì dưới bất cứ hình thức gì và xẩy ra trên mạng hay không ở trên mạng, cũng phải xem xét hành vi đó theo quan điểm của luật Hình sự về hành vi đánh bạc. Tại khoản 1 Điều 248 Bộ luật Hình sự quy định về tội “Đánh bạc” nêu: “Người đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền mặt hay hiện vật…”.
Tại Nghị quyết 01/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Tối cao nêu:”… Là nhiều người (ít nhất từ hai người trở lên) cùng tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật….”. Như vậy, hành vi khách quan của tội đánh bạc được hiểu là người thực hiện những hành vi dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật (nói chung là vì mục đích tư lợi), trong đó người thắng được nhận một khoản lợi ích vật chất từ người thua hoặc người tổ chức”.
Quay lại với nội dung đang được một số nhà mạng đưa ra, luật sư Cường cho rằng: “Trên thực tế không phải cứ tham gia trò chơi được thua bằng tiền hay hiện vật đều bị coi là hành vi đánh bạc. Phải xem xét, các nhà mạng có quyền tổ chức hoạt động vui chơi trúng thưởng hay không? Họ đã được cấp giấy phép kinh doanh loại dịch vụ kiểu hoạt động xổ số này chưa? Nếu trả lời cho các câu hỏi trên là chưa (hay không), thì rất đáng phải xem xét”.
Luật sư Dương Mạnh Hùng (Văn phòng Luật sư Đức Minh, Hà Nội) cho rằng: “Dấu hiệu của hành vi đánh bạc được thể hiện trên mặt khách quan với các yếu tố sau: Hành vi đánh bạc thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (tổ tôm, xóc đĩa, bài tây, cá độ…) người thắng được hưởng lợi ích vật chất từ người thua hoặc người tổ chức đánh bạc Đối với dấu hiệu khách quan của tội phạm này không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nhưng lại quy định giá trị tiền, hiện vật dùng để đánh bạc là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này Tính trái pháp luật của hành vi thắng thua được hưởng lợi ích vật chất (hành vi vui chơi giải trí được thua bằng tiền hay hiện vật như chơi lô tô, xổ số, casino được Nhà nước cho phép thì không bị coi là hành vi đánh bạc) Mặt chủ quan của tội phạm, người phạm tội thực hiện hành vi đánh bạc do cố ý, có mục đích tư lợi, sát phạt nhau bằng tiền hoặc hiện vật. Hành vi nào có đủ 4 yếu trên coi là phạm tội đánh bạc”.
“Như vậy, nếu đối chiếu trò chơi của nhà mạng đưa ra, có thể thấy, họ đã thu tiền ở mức 8.000 đồng/tin nhắn chứ không phải giá tin nhắn trung bình hàng ngày mà người tiêu dùng phải trả để tham gia giải thưởng nhiều chục triệu đồng tiền mặt, rất đáng phải xem xét đến hành vi đánh bạc, có phải nó đang được ngụy trang dưới hình thức khuyến mãi? Còn nếu họ được cơ quan quản lý cấp phép thì phải làm rõ, cơ quan cấp phép này dựa vào cơ sở nào để cho phép và đơn vị thực hiện có đúng như giấy phép được cấp hay không? Sau đó mới đưa ra kết luận cụ thể”, Luật sư Hùng nói.
Nhà mạng “bịp”… khách hàng
Trở lại với chương trình “Vui xuân mới – Rước tài lộc” của MobiFone, đang gây nhiều tranh cãi, đại diện cho đơn vị này, bà Lâm Thị Thu Hà, trưởng phòng kế hoạch kinh doanh (Trung tâm dịch vụ GTGT của MobiFone) khẳng định: Chương trình đã được Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho phép thực hiện, nên có thể hiểu đây không phải là hình thức đánh bạc.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ hơn về phương thức tổ chức chương trình này, chúng tôi phát hiện nhiều điều khuất tất. Cụ thể, kể từ ngày mở giải (18/1) đến ngày 31/1/2012, MobiFone vẫn chưa hề tổ chức quay giải trúng thưởng bất cứ lần nào, trong khi nhà mạng này vẫn liên tục nhắn tin chèo kéo khách hàng tham gia chương trình với hứa hẹn… có cơ hội trúng 30 triệu đồng trong ngày và một ô tô Honda Civic hàng tuần. Để biện minh cho chuyện này, bà Lâm Thị Thu Hà cho rằng tại cận Tết nên không tổ chức quay trúng thưởng được và hứa hẹn sẽ quay gộp tất cả từ ngày 31/1 và công bố trên trang mạng chương trình.
Thế nhưng, phản biện lại ý kiến trên, chị H., một khách hàng quen thuộc của MobiFone cho rằng: “MobiFone đang có những biểu hiện thiếu trung thực với khách hàng trong trò chơi này. Bởi chưa quay giải thưởng thì sao biết ai trúng giải hay không, vậy mà trong buổi sáng ngày 31/1, chị H. vẫn nhận được tin nhắn có tiêu đề: “Hôm nay bạn chưa trúng 30tr, nhưng tuần này bạn có thể trúng xe Honda Civic…”. Tiếp đó chị H. còn nhận được tin nhắn từ tổng đài 9999 có nội dung: “Ai cũng sẽ nể phục bạn, bạn đang có 180 điểm rồi và sẽ có thêm 60 điểm nữa nếu gửi “Win” đến 9999…”. Thử một lần nữa xem kết quả ra sao, sau khi gửi tin nhắn tiêu tốn 8.000 đồng, đến ngày 1/2/2012, chị H. vào trang mạng của chương trình tìm xem ai trúng thưởng, nhưng nhận được chỉ là những ô trống như những ngày trước.
Ông Đỗ Thắng Hải, cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin, Cục sẽ yêu cầu MobiFone giải trình để làm rõ rồi sẽ đưa ra quyết định xử lý. Theo đúng nguyên tắc, khi đã được cấp phép hoạt động chương trình, nếu gặp phải vướng mắc không thực hiện được đúng như lộ trình, đơn vị được cấp phép phải có văn bản cho Cục, sau đó Cục sẽ có văn bản chính thức trả lời. Nhưng ở đây MobiFone đã không làm đúng như vậy”.
Ông Đỗ Thắng Hải cũng tỏ ra băn khoăn với việc một số nhà mạng đã thu đến 8.000 đồng/tin nhắn, trong khi mức phí tin nhắn thông thường cũng chỉ đến vài trăm đồng. “Cục sẽ tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật xem xét về việc đây có phải là hình thức đánh bạc hay không, rồi sẽ trả lời báo sau”, ông Hải cho biết.
Chương trình “Vui Xuân Mới – Rước Tài Lộc” dành cho tất cả khách hàng là thuê bao trả trước và trả sau của mạng MobiFone, bắt đầu từ ngày 18/1 đến hết ngày 16/4/2012. Mỗi ngày sẽ có 03 giải thưởng gồm 01 giải Nhất trị giá 30 triệu đồng và 02 Giải Khuyến khích mỗi giải trị giá 10 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi tuần còn có 01 giải Đặc biệt là 01 xe ôtô Honda Civic trị giá hơn 750 triệu đồng. Sau khi đăng ký thành công gói SMS nội mạng, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn chào mừng kèm theo câu hỏi đầu tiên từ chương trình. Để trả lời, chỉ phải trả lời tin nhắn với cú pháp 1 hoặc 2 gửi 9999. Với mỗi câu trả lời đúng, khách hàng được tặng 20 điểm (tương đương 01 Mã Dự Thưởng để tham gia quay số trúng thưởng). Với mỗi câu trả lời chưa chính xác, khách hàng vẫn được tặng 10 điểm. Điểm của khách hàng sẽ được tích lũy trong suốt chương trình, khách hàng tích lũy càng nhiều điểm càng có cơ hội trúng thưởng cao. Trước đó, nhà mạng VinaPhone cũng “xuất chiêu” một chương trình tương tự nhưng có tên: Triệu phú SMS, được triển khai từ ngày 18/10/2011 đến hết ngày 15/1/2012. Nhiều khách hàng tham gia trò chơi Triệu phú SMS của VinaPhone tưởng mình được điểm cao khi mất 8.000 đồng/tin nhắn sẽ trúng thưởng 30 triệu đồng nhưng hóa ra giải được quyết định qua hình thức bốc thăm ngẫu nhiên. Khi nhiệt tình tham gia trò chơi, nhiều khách hàng mới ngỡ ngàng với số tiền đã mất lên đến hàng triệu đồng.
Theo Người Đưa Tin
"Vay họ" - biến tướng của tín dụng đen
Thời gian qua, để "lách luật", một số đối tượng cung cấp dịch vụ cho vay nặng lãi, tạo dựng "tín dụng đen" trên địa bàn TP Hà Nội đã tìm đủ mọi cách núp bóng, "ngụy trang" dưới nhiều hình thức kinh doanh khác nhau như: dịch vụ cầm đồ, công ty du lịch, công ty cho thuê ôtô, kinh doanh điện thoại di động... để tổ chức hoạt động cho "vay họ", "bốc họ" - một hình thức biến tướng của "tín dụng đen", cho vay nặng lãi.
Theo Hoàng, 30 tuổi, nhân viên một cửa hàng cầm đồ nằm trên đường Láng Thượng (quận Đống Đa - Hà Nội), nơi tập trung nhiều cửa hàng cầm đồ cho biết, thời gian qua, để kiếm thêm thu nhập, cửa hàng cầm đồ của anh đã kiêm thêm dịch vụ cho "vay họ".
Với loại hình này, thay vì mang tài sản ra thế chấp, ký kết hợp đồng cầm cố, người có nhu cầu chỉ cần "alo" cho chủ nợ hay còn gọi là chủ "họ" (chủ có tiền cho vay), để chủ "họ" định ra: "tiền phế" (tiền bị mất ngay sau khi nhận tiền "vay họ" - PV), lãi suất tính theo ngày... là người có nhu cầu sẽ được cầm ngay một khoản tiền mà mình đang cần cho dù số tiền đó có lên đến hàng trăm triệu đồng.
Trong 8 tháng đầu năm 2011, Công an TP Hà Nội đã làm rõ 93 vụ đối tượng dùng áp lực, đe dọa; 69 vụ đối tượng đổ chất bẩn vào nhà người khác; 16 vụ nhắn tin, gọi điện thoại đe dọa; 12 vụ đặt vòng hoa trước cửa nhà v.v... Nguyên nhân của các vụ việc chiếm một phần không nhỏ bắt nguồn từ việc con nợ vay nợ nhưng đến kỳ hạn không trả được hết lãi suất cũng như nợ gốc.
Một gia đình bị "khủng bố" tinh thần bằng dầu luyn do không kịp trả nợ ở huyện Từ Liêm (Hà Nội).
Trao đổi với đại diện Công an quận Ba Đình, một trong những địa bàn có nhiều cửa hàng cầm đồ tọa lạc, Trung tá Phạm Văn Chiên - Đội trưởng Đội Cảnh sát QLHC cho biết, hiện trên địa bàn quận có 85 cơ sở cầm đồ lớn nhỏ. Thời gian qua, dưới sự vào cuộc tích cực của lực lượng chức năng, hoạt động cầm cố tài sản thuộc khu vực quận Ba Đình đã có sự chuyển biến cơ bản. Hằng tháng, đơn vị đều cắt cử tổ công tác thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các cơ sở kinh doanh có điều kiện dạng này nhằm ngăn ngừa tệ nạn phát sinh...
Cũng theo đại diện Đội Cảnh sát QLHC - Công an quận Ba Đình, việc tìm đến dịch vụ "vay họ", người dân luôn là người gánh chịu hệ lụy, bởi đây thực chất là một hình thức "tín dụng đen", cho vay nặng lãi. Mặt khác, để ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng núp bóng cửa hàng cầm đồ, cũng như một số lĩnh vực kinh doanh không có điều kiện khác, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương cần phải có những biện pháp cụ thể, quyết liệt
Theo CAND
Ngưng hội chợ trá hình Nhiều hộ dân ngụ tại phường 5, quận Gò Vấp - TPHCM cho biết gần nửa tháng nay, trên mảnh đất trống cạnh khu chung cư Hà Kiều, chương trình hội chợ có ca nhạc, xổ số, lô tô... được tổ chức hằng đêm. Không những gây ồn ào trong khu dân cư đến khuya, hội chợ còn là nơi tổ chức cờ...