Nhà mạng từ chối cung cấp thông tin, công an không phá được án
“Các đối tượng phạm tội dùng địa chỉ IP ở nước ngoài để tấn công, lừa đảo người dân mà chúng ta không biết họ là ai. Cơ quan chức năng yêu cầu nhà mạng cung cấp thông tin nhưng họ không cung cấp. Chính vì vậy, công an không phá được án”, ĐB Nguyễn Hữu Cầu cho biết.
ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu. (Ảnh: VPQH)
Ngày 23.11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật An ninh mạng. Góp ý cho dự luật, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An) cho biết: Luật này có ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của nhân dân, nhiều ĐB quan tâm đến quy định tại khoản 4, Điều 34: Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng tại Việt Nam.
“Chúng ta cũng không nên vì thấy con số hàng trăm triệu USD quảng cáo không thu được thuế mà nghĩ là chúng ta bị thiệt hại. Những thông tin bổ ích hàng ngày mạng xã hội mang lại là một bộ phận quan trọng phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống xã hội, dân trí của người dân”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu phân tích.
ĐB Cầu nêu băn khoăn của các đại biểu khác. “Môi trường an ninh mạng không khác gì môi trường xã hội. Môi trường xã hội có gì thì mạng có cái đó, tốt cũng nhiều và xấu cũng nhiều. Cái xấu trong môi trường mạng tấn công vào nhận thức của con người, tác động làm băng hoại tư tưởng, làm sai lệch nhận thức và phát sinh những hành vi sai trái. Điều nghịch lý là hành vi tấn công nguy hiểm như vậy nhưng người bị tấn công vẫn phải trả tiền cho nhà mạng, đơn vị đã xây dựng cung cấp dịch vụ thu lợi nhuận rất cao. Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà nước lại không quản lý được thu nhập, làm thất thoát một lượng tiền lớn”, ĐB Cầu nói.
Theo ĐB Cầu, nhiệm vụ của Nhà nước là phải quản lý, loại trừ bớt các thông tin độc hại cho người dùng và phải chống thất thu thuế. Luật An ninh mạng được xây dựng trên cơ sở góp phần riêng vào việc thực hiện hai nhiệm vụ đó.
Video đang HOT
ĐB Nguyễn Lân Hiếu. (Ảnh: VPQH)
Giơ biển để tranh luận lại với quan điểm của ĐB Cầu, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng, dự thảo Luật buộc các công ty đa quốc gia cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông đặt máy chủ tại Việt Nam, nhưng đặt vấn đề trở lại nếu họ đặt máy chủ nhưng tắt máy không sử dụng hoặc sử dụng công nghệ đám mây thì cơ quan quản lý đâu có kiểm tra hay làm gì được?
Vì thế, theo ĐB Hiếu nên tăng cường quản lý mạng xã hội bằng các luật như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Tiếp cận thông tin để ngăn chặn các tin tức giả, quảng cáo theo hướng mục tiêu thao túng… Cùng với đó là các biện pháp khác như tăng cường chế tài xử phạt.
ĐB Hiếu lấy ví dụ như ở Đức mức phạt cao nhất lên đến 50 triệu euro đối với nhà cung cấp dịch vụ mạng khi phát hiện những tin tức giả hay yêu cầu công khai về thông tin với những người mua quảng cáo trên mạng xã hội với những lĩnh vực liên quan đến chính trị.
“Chúng ta cũng không nên vì thấy con số hàng trăm triệu USD quảng cáo không thu được thuế mà nghĩ là chúng ta bị thiệt hại. Những thông tin bổ ích hàng ngày mạng xã hội mang lại là một bộ phận quan trọng phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống xã hội, dân trí của người dân, góp phần xây dựng Chính phủ sáng tạo, hành động và liêm chính”, ĐB Hiếu giải thích.
Ngay lập tức, ĐB Nguyễn Hữu Cầu tranh luận lại với ý kiến ĐB Nguyễn Lân Hiếu.
“Là những người làm án nên chúng tôi nắm khá rõ. Các đối tượng phạm tội dùng địa chỉ IP ở nước ngoài để tấn công, lừa đảo người dân mà chúng ta không biết họ là ai. Cơ quan chức năng yêu cầu nhà mạng cung cấp thông tin nhưng họ không cung cấp. Chính vì vậy, công an không phá được án”, ĐB Nguyễn Hữu Cầu cho biết.
Vấn đề thứ hai, ông Cầu nhấn mạnh, nếu không có luật làm cơ sở pháp lý cho Chính phủ ban hành nghị định xử phạt thì lấy cơ sở nào để ban hành Nghị định hướng dẫn. Khi luật này được ban hành, trên cơ sở Chính phủ mới làm nghị định để xử phạt đến tất cả lĩnh vực liên quan đến vi phạm an ninh mạng.
Theo Danviet
Quan chức kê khai tài sản không đúng, xử lý cao nhất là cách chức
"Thời gian qua có một số trường hợp kê khai tài sản không đúng nhưng chỉ có thể áp kỷ luật với người kê khai như khiển trách, cảnh cáo, thậm chí cách chức mà không đụng vào khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp của họ", đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Thủy, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói.
ĐB Nguyễn Thị Thủy. Ảnh: VPQH.
Sáng 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường cho ý kiến về dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Góp ý vào dự thảo Luật, ĐB Nguyễn Thị Thủy đã đề cập tới vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng. Theo số liệu tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, thiệt hại do tham nhũng gây ra là 59.750 tỷ đồng và 400ha đất nhưng số tiền thu hồi chỉ 4.676 tỷ đồng và 219ha đất (chỉ tương đương khoảng 10%). Theo ĐB Thủy có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật chưa có cơ chế để xử lý sớm với tài sản tham nhũng.
"Thứ nhất pháp luật chưa có cơ chế xử lý đối với tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp. Thực tiễn thời gian qua có một số trường hợp kê khai tài sản không đúng nhưng chỉ có thể áp kỷ luật với người kê khai như khiển khiển, cảnh cáo, thậm chí cách chức mà không đụng vào khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp của họ. Muốn xử lý, tịch thu được khối tài sản này phải thông qua một vụ án hình sự từ khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử. Trải qua quá trình như vậy sẽ khó thu hồi tài sản, thậm chí tài sản đã bị tẩu tán" ĐB Thủy nói.
Vẫn theo ĐB Thủy, kỳ vọng của cử tri đặt ra là việc sửa Luật lần này phải giải quyết được vấn đề nêu trên. "Tuy nhiên qua nghiên cứu tôi thấy dự thảo Luật vẫn chỉ xử lý với người kê khai không đúng, như trường hợp người được dự kiến bổ nhiệm sẽ không được bổ nhiệm, còn người đã được bổ nhiệm tùy theo mức độ vi phạm trong kê khai tài sản có thể bị cách chức, hạ chức. Còn với khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp dự thảo Luật vẫn tiếp tục để ngỏ không có cơ chế xử lý giống như hiện nay", ĐB Thủy nêu.
Lý do Ban soạn thảo giải trình không bổ sung quy định nêu trên là để phù hợp với nguyên tắc của tố tụng hình sự, nghĩa là trách nhiệm chứng minh thuộc về nhà nước. Theo đó muốn xử lý tịch thu khối tài sản không giải trình được nguồn gốc hợp pháp thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh chứ không phải là người kê khai phải có trách nhiệm giải trình.
Theo ĐB Thủy, tham nhũng là loại tội phạm đặc biệt, xảy ra rất lâu mới bị phát hiện, độ ẩn của tội phạm rất cao, nếu như không có thủ tục tố tụng đặc biệt vượt lên những khuôn khổ pháp lý thông thường thì không thể xử lý được.
"Hành vi tham nhũng khác với những hành vi tội phạm khác như giết người, cướp tài sản, đánh nhau gây thương tích... Hành vi này diễn biến trong thời gian dài, có cơ hội tham nhũng là còn rút tiền của ngân sách, tham nhũng được thì tiêu xài lãng phí, tặng cho tài sản dưới nhiều hình thức. Những quốc gia được coi là chống tham nhũng tốt cũng không hy vọng thu hồi được 100% tài sản tham nhũng. Chính vì vậy trách nhiệm giải trình, biện pháp chế tài áp dụng trong trường hợp không giải trình được nguồn gốc tài sản đã được các quốc gia đặt ra để sớm khoanh vùng nhận diện và tăng khả năng thu hồi tài sản tham nhũng", ĐB Thủy cho biết.
Theo Danviet
Phải bồi thường gần 500 tỷ, nhưng 5 năm cựu chủ tịch Vinashin không trả đồng nào Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Hiển, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, qua báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng của Chính phủ, các vụ án tham nhũng gây thiệt hại trên 1.521 tỷ đồng và 77.057m2 đất. Trong đó đã thu hồi được hơn 329 tỷ đồng, 314.000 USD và 3.700 m2. Như...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Triệt phá đường dây sản xuất, thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Tuyên án tử hình 9 bị cáo trong đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia

Tiệc sinh nhật với 25 người sử dụng ma túy: Tạm giữ hình sự chủ tiệc

Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại dự án khu đô thị Ruby City

Xử phạt người đăng tải bình luận xuyên tạc, gây chia rẽ trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bắt cặp tình nhân sản xuất thuốc diệt cỏ giả, thu lợi bất chính 600 triệu

Bệnh nhân ung thư đến tòa đòi tiền đã bị thầy bói lừa đảo

Ông chủ vàng Phú Cường lĩnh án 14 năm 6 tháng tù

Bắt người đi xe máy chặn đầu ô tô, cầm vật nhọn doạ tài xế

Bóc gỡ đường dây tổ chức, môi giới cho người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép

Khởi tố 3 người tham gia mua bán hơn 4 tấn thịt lợn bẩn

Lời kể tiết lộ sự kín tiếng của cặp vợ chồng giúp Bùi Đình Khánh bỏ trốn
Có thể bạn quan tâm

Vừa cưới xong, vợ yêu cầu làm một việc khiến tôi cảm thấy mất đi phẩm giá đàn ông
Góc tâm tình
05:17:13 27/04/2025
Mỹ nhân Hàn gây sốc vì chui ra từ vali ở thảm đỏ phim Việt, tưởng "đủ wow" ai ngờ quá ê chề
Hậu trường phim
23:56:07 26/04/2025
Xuân Hinh ước trở lại tuổi 18 với Xuân Bắc, BTV Quang Minh lộ diện sau lùm xùm
Sao việt
23:41:29 26/04/2025
Rodri có thể ra sân ở chung kết FA Cup
Sao thể thao
23:34:42 26/04/2025
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 82 tập thể dục 3 tiếng/ngày, chia sẻ về vợ kém 19 tuổi
Nhạc việt
23:32:56 26/04/2025
'28 years later': Màn tái xuất đầy hứa hẹn của thương hiệu phim xác sống kinh điển
Phim âu mỹ
23:09:15 26/04/2025
10 mỹ nhân "má hồng thơ ngây" đỉnh nhất Hàn Quốc: Càng ngày càng đẹp, visual chuẩn "búp bê sống"
Sao châu á
22:43:04 26/04/2025
Nữ MC U50: "Tôi trải qua nhiều mối tình sóng gió, trầy da tróc vẩy, giờ sống một mình"
Tv show
22:40:28 26/04/2025
Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy
Tin nổi bật
22:15:13 26/04/2025
Đường ống dẫn khí đốt của Nigeria trong chiến lược đẩy Nga ra khỏi EU
Thế giới
21:49:22 26/04/2025