Nhà mạng lớn đang chặn ứng dụng Facebook Messenger?
Trong khoảng thời gian giữa tháng 3 đến nay, những người dùng Facebook Messenger của nhà mạng VinaPhone, MobiFone và cả mạng Internet tốc độ cao của VNPT không thể sử dụng được, rất khó khăn trong việc truy cập và nhận tin nhắn.
Gửi tin nhắn đi phải rất khó khăn trên mạng 3G MobiFone.
Nhận và gửi đầy khó khăn trên mạng 3G
Dân trí đã nhận khá nhiều phản ảnh từ phía người tiêu dùng đang sinh sống tại nhiều địa phương khác nhau về tình trạng khó khăn trong lúc sử dụng dịch vụ Facebook Messenger (một ứng dụng OTT – trò chuyện miễn phí trên di động).
Đa số người dùng đều cho biết việc nhận và gửi nội dung trò chuyện trên điện thoại từ Facebook Messenger đều rất lâu. Đặc biệt là có khi không thể gửi được tin nhắn từ mạng 3G của nhà mạng VinaPhone lẫn MobiFone. Trong khi đó, các thuê bao 3G của nhà mạng Viettel việc nhận thông tin và trò chuyện trên Facebook Messenger không gặp khó khăn.
Phản ánh với Dân trí, Anh Trương Tuấn (ngụ tại quận 8, TPHCM) bức xúc nói: Chat trên điện thoại hiện nay là một trong những điều anh cần nhất vì anh cần phải giữ liên lạc với nhiều bạn bè và đồng nghiệp trên Facebook Messenger. Tuy nhiên, nửa tháng nay, chat trên Facebook cực khó khăn, ngay cả 3G MobiFone lẫn VinaPhone đều như nhau. Gửi tin nhắn đi khoảng 3 đến 4 phút mới có thể gửi đi được từng đoạn tin nhắn một. Có khi nội dung dài 10 đến 20 từ không thể gửi đi được.
Anh Ngọc Hải (sống tại Daklak) cho hay, từ giữa tháng 3 đến giờ đều không thể trò chuyện bằng Facebook Messenger (FBM) thông qua kết nối 3G của VinaPhone. Nhiều lúc cũng không thể nhận được thông báo và tin nhắn gửi đi luôn báo lỗi. Chưa hết, nhiều ngày có khi các dữ liệu mới từ Facebook cũng không thể nhận các thông báo mới.
Phóng viên Dân trí cũng đang sử dụng của SIM của nhà mạng MobiFone và VinaPhone, trong những ngày qua cũng ghi nhận việc nhận và gửi tin nhắn trò chuyện qua Facebook Messenger đầy khó khăn, đúng như phản ánh của người tiêu dùng. Để có thể nhận và gửi đi nội dung chat, người dùng buộc phải sử dụng thông qua mạng Wi-Fi mới có thể dùng được.
Internet tốc độ cao cũng bị “chặn”
Video đang HOT
Ngày 27/3 vừa qua, Dân trí cũng đã đề cập về việc người dùng than khó khi sử dụng Facebook Messenger trên mạng Internet tốc độ cao của nhà mạng Viettel. Theo đó, nhiều người đã than vãn rằng, khi truy cập thông qua Internet của Viettel đều không thể trò chuyện, không nhận được thông báo tin nhắn hay thông báo mới trên tường… mà cứ 5 phút là phải làm mới (refresh) lại một lần mới có thể nhận được tin nhắn cũng như các thông báo.
Tin nhắn gửi từ Facebook qua Wi-Fi từ mạng VNPT luôn trong tình trạng treo và chỉ có thể gửi được sau ít nhất 1 tiếng.
Sau ngày phản ánh trên, các bạn đọc phản ánh lại với Dân trí là đã vào mạng một cách dễ dàng và có thể trò chuyện bình thường trên mạng Internet của nhà mạng này. Đồng thời trao đổi với đại diện nhà mạng Viettel, nhà mạng này xác nhận là không có sự can thiệp và chặn tính năng chat trên hệ thống của nhà mạng trên.
Tuy vậy, mới đây, bạn đọc Thu Hương (Hà Nội) cũng phản ánh khi sử dụng tính năng chat trên Facebook thông qua nhà mạng VNPT thì chỉ có thể nhận được tin nhắn mà không thể nào gửi tin nhắn cho người khác, tương tự như sự việc của Viettel vừa qua.
“Chặn” vì nhà mạng sẽ tung OTT hay vì doanh thu sụt giảm?
Trong những loạt bài trước đây, Dân trí đã đề cập đến việc một số nhà mạng lớn có thể cung cấp dịch vụ OTT của riêng mình. Cụ thể, Viettel cũng đã công bố về việc sẽ mua một công ty OTT riêng. Trong khi MobiFone đã đề đơn lên Bộ Thông tin & Truyền thông xin cấp phép cung cấp dịch vụ gọi điện, nhắn tin trên Internet (OTT).
Hiện chưa có bất cứ thông tin chính thức từ những nhà mạng lớn về việc tung ra thị trường một sản phẩm OTT nào và nếu được cấp phép, thì rất có thể sẽ có nhà mạng triển khai ứng dụng OTT trong thời gian tới.
Trong khi đó, cũng nhiều người đặt câu hỏi liệu việc các nhà mạng “gây khó khăn” với Facebook Messenger có một phần nguyên nhân là do doanh thu từ dịch vụ viễn thông giảm mạnh như những phàn nàn của các nhà mạng trong thời gian qua. Tại hội nghị OTT diễn ra tại Hà Nội năm ngoái, nhà mạng MobiFone cho biết mỗi năm họ thất thu xấp xỉ 1.000 tỉ đồng do OTT. Trong khi đó, đại diện VNPT cũng lên tiếng cho rằng OTT đã làm thiệt hại từ 9-10% doanh thu của tập đoàn. Còn về phía Viettel, trong Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2013 do Bộ TT&TT tổ chức, nhà mạng quân đội cũng kiến nghị Bộ xem xét việc quản lí các dịch vụ OTT vì những cuộc gọi diện, nhắn tin miễn phí đã làm giảm doanh thu của Viettel đến hàng nghìn tỉ đồng/năm.
Tuy vậy, xu hướng tất yếu của công nghệ là điều không thể bàn cãi. Cục Viễn thông – Bộ TT&TT đã từng khẳng định các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí là xu hướng của cả thế giới và không thể đi ngược lại xu hướng đó. Đại diện của Bộ TT&TT cũng đã từng nói thế giới đã chấp nhận xu hướng này thì Việt Nam không có lí gì để đi ngược lại.
Theo một thống kê mới nhất, đến cuối năm 2013, ứng dụng OTT Viber đạt đến 8 triệu người dùng tại VN, Line có 4 triệu người dùng và mới đây nhất, dịch vụ Zalo vừa công bố đạt đến 10 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Chính những điều này có thể nhận thấy rằng, người dùng dần chuyển sang những ứng dụng miễn phí thay vì sử dụng việc trò chuyện bằng tin nhắn và điện thoại như trước kia và điều này đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến doanh thu chính của nhà mạng.
Dù vậy, việc người dùng 3G và Internet của các nhà mạng đồng thời gặp khó khăn trong liên lạc từ các dịch vụ phổ biến, như Facebook Messenger đã khiến không ít người dùng bức xúc và thất vọng.
Theo Dân Trí
Điều gì sẽ xảy ra khi nhà mạng mua OTT?
Điều gì sẽ xảy ra nếu Viettel mua một công ty OTT để tăng cường khẳng năng đổi mới sáng tạo cho mình - điều chưa từng xảy ra trên thế giới với một hãng viễn thông?
Vì sao Viettel muốn mua OTT?
Nếu nhìn vào logic thông thường, các nhà mạng tại Việt Nam nói chung - trong đó có Viettel, sẽ muốn các ứng dụng nhắn tin miễn phí (OTT) tàn lụi bởi làn sóng sử dụng các dịch vụ này đang tác động tới doanh thu, lợi nhuận của các ông lớn viễn thông. Do đó, việc "kết thân" với OTT, thậm chí mua một công ty làm ra ứng dụng này là điều khó tin và cũng chưa từng xảy ra trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ người dùng, việc nhà mạng muốn "đi ngược lại lịch sử" sẽ chỉ là hành động tự hại mình. Điều này tương tự như ngành công nghiệp vận chuyển bằng xe ngựa chống lại sự ra đời và phát triển của ôtô hay bưu chính muốn cản trở sự phát triển của email. Cũng chính vì thế, việc học hỏi và tìm cơ hội phát triển từ OTT rõ ràng là một bước đi có vẻ ngược đời nhưng đúng đắn vì phù hợp với làn sóng công nghệ mới và lợi ích của hàng triệu người dùng.
Nếu như chỉ đầu năm 2013, số lượng người dùng OTT ở Việt Nam mới ở con số vài triệu thì giờ đây đã là hàng chục triệu. Cuối năm 2013, Viber công bố con số 8 triệu người dùng tại Việt Nam, còn Line là 4 triệu, Zalo 7 triệu.
Đầu năm 2014, các OTT dự kiến sẽ có con số người dùng nhảy vọt bởi số lượng tham gia mới dịp cận Tết nguyên đán tăng mạnh. Trong số đó Zalo công bố đạt 10 triệu người dùng (20/3), với 120 triệu SMS chuyển đi mỗi ngày. Lúc này, nhà mạng có hành động chặn OTT chẳng khác nào việc ngăn người dùng không được sử dụng Facebook hàng ngày.
Giải thích về lí do muốn mua công ty OTT, một lãnh đạo cấp cao của Viettel chia sẻ, đây sẽ là một trong những biện pháp nhanh nhất giúp tập đoàn này đẩy mạnh quá trình đổi mới sáng tạo.
"Ngành viễn thông di động với dịch vụ alô đã tồn tại hàng trăm năm nay rồi và cần một cú huých mạnh. OTT chính là cú huých đó và chúng tôi cần nắm lấy cơ hội", ông này nói.
Theo phân tích của vị lãnh đạo Viettel, việc mua một công ty OTT và học hỏi bí quyết sáng tạo, làn sóng công nghệ mới không chỉ giúp tập đoàn này đẩy nhanh quá trình đổi mới mà còn tạo cơ hội để Viettel đi ra nước ngoài mạnh mẽ hơn, ở những thị trường mà mật độ điện thoai di động là 100%.
"Hiện nay, rất nhiều ông lớn di động của thế giới vẫn loay hoay với alô và chưa tìm ra cách đương đầu với làn sóng mới OTT. Nếu Viettel tìm được lối đi mới, thị trường quốc sẽ không còn bị giới hạn ở những nước kém phát triển mà sẽ lan tới các nước ngoài có mật độ di động ở mức bão hòa".
Giải bài toán mâu thuẫn quyền lợi
Bình luận về việc nhà mạng mua OTT, ông Vương Quang Khải - Phó tổng giám đốc Công ty VNG (đơn vị sở hữu Zalo) nói: "Ngay cả khi nhà mạng sẵn sàng bỏ ra một số tiền rất lớn để mua thì việc sử dụng sản phẩm đó ra sao cũng là vấn đề lớn".
Kiến trúc sư trưởng của Zalo (OTT tạo nên một cuộc cách mạng về ứng dụng di động của Việt Nam) nhận xét: "Nếu nhà mạng mua OTT rồi vận hành theo kiểu dịch vụ viễn thông truyền thống thì sản phẩm rất khó phát triển. Phương án tốt là nên để nó chạy độc lập và tạo ra những giá trị riêng".
Trong khi đó, một lãnh đạo cấp cao của Viettel thì cho biết: "Chúng tôi không dự kiến mua một công ty OTT về để làm theo cách của mạng di động mà sẽ để phát triển độc lập, thậm chí cạnh tranh với chính Viettel Telecom. Lúc đó, Viettel Telecom sẽ phải tìm ra nhiều hướng đi mới để tăng trưởng doanh thu và thích ứng với làn sóng công nghệ mới; họ sẽ có động lực lớn hơn.
Với Viettel, phần doanh thu tăng thêm từ OTT sẽ bù đắp cho việc nguồn truyền thống có thể bị giảm hoặc không tăng mạnh như mong muốn". Tuy nhiên, ông này cho rằng, khi cùng thay đổi thì cả 2 mảng doanh thu này đều phát triển mạnh và đem đến động lực tăng trưởng mới.
Theo VTC
Hà Lan hợp pháp hóa thẻ SIM không phụ thuộc nhà mạng Hà Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa thẻ SIM không gắn với nhà mạng sau khi có sự sửa đổi trong luật viễn thông của nước này. Hà Lan là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa thẻ SIM độc lập với nhà mạng Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, thẻ SIM không gắn với nhà...