Nhà mạng Ấn Độ thử nghiệm trợ giá smartphone cho người dùng
Đăng kí một hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông không dây hàng tháng để được mua iPhone với mức giá trợ giá là điều rất bình thường và phổ biến tại Mỹ. Nhưng ở Ấn Độ, người hâm mộ Apple đã quen với phương thức trả tiền đầy đủ khi mua iPhone.
Tuy nhiên, vào tháng 11 vừa qua, nhà mạng lớn thứ 3 Ấn Độ xét về giá trị thị trường là Reliance Communications đã trở thành nhà mạng đầu tiên bán iPhone 5c cho khách hàng với mức giá chỉ 2599 rupee, tương đương 41 USD (hơn 800.000 đồng), kèm theo hợp đồng cam kết 24 tháng sử dụng dịch vụ của nhà mạng.
Gunjan Hasan, người vừa mua iPhone tại một cửa hàng của Reliance Communications, nói rằng trước đây cô đã phải hoãn mua điện thoại vì lí do giá cao. “Khi bạn có một gia đình và nhiều chi phí phải trang trải khác, bạn thực sự cần suy nghĩ trước khi rút ví trả 50.000 rupee (khoảng 800 USD) hay tầm đó tiền chỉ để mua một chiếc điện thoại”, Hasan, 36 tuổi, đang làm việc tại công ty KSA Development Venture ở New Delhi, nói.
Trợ giá là một phần trong chiến lược của Tổng giám đốc Gurdeep Singh của nhà mạng Reliance, nhằm giảm sự phụ thuộc của Reliance vào những người dùng mang lại tỉ suất lợi nhuận thấp. Ấn Độ là thị trường di động lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Theo Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ di động Ấn Độ, trong nằm tài chính kết thúc vào tháng 3/2013, Ấn Độ có 788 triệu thuê bao di động, tăng 37% trong 2 năm. Tuy nhiên, hầu hết người dùng chỉ đăng kí các gói cước thoại giá rẻ. Hãng di động dẫn đầu thị trường Ấn Độ là Bharti Airtel chỉ thu được trung bình 3,1 USD/thuê bao/tháng, trong khi hãng China Telecom của Trung Quốc thu được 8,8 USD/người dùng/tháng. Trợ giá có thể sẽ kích thích người dùng hướng đến những gói cước dữ liệu cao hơn.
“Chúng ta rất cần tăng trưởng, và chiến lược này có thể giúp giải quyết vấn đề”, Singh nói.
Video đang HOT
Nếu ông đúng, Reliance có thể giúp giải quyết cơn đau đầu đang diễn ra với các nhà mạng trên các thị trường có mức tăng trưởng smartphone nhanh nhất thế giới. Với việc người dùng di động của Ấn Độ quen trả mức cước chưa đến 1 penny/1 phút thoại, các nhà mạng Ấn Độ có mức thu nhập thấp hơn nhiều so với các nahf mạng quốc tế, trung bình chỉ đạt 1,6 USD/tháng/người dùng, trong khi các công ty Mỹ thu 69 USD/tháng/người dùng. Nhà mạng Ấn Độ đã phải giảm mức phí dữ liệu xuống đến 90%, đánh cược vào các gói cước giá rẻ hơn nhằm giúp kích thích người dùng gia tăng các hoạt động chơi game di động và mạng xã hội. Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng của Reliance đã tăng vọt 26%, lên 1,92 USD, trong 3 tháng kết thúc vào tháng 9/2013. Để tăng mức doanh thu trung bình hơn nữa, công ty nói họ đã ngắt kết nối của 10 triệu thuê bao cấp thấp, không sinh lợi nhuận.
Hầu hết các nhà mạng Ấn Độ đang bán các thiết bị rẻ hơn iPhone. Mức giá cao khiến Apple tụt ở vị trị thứ 8 trên thị trường Ấn Độ, thua xa vị trí dẫn đầu của Samsung. Hầu hết 80% doanh số smartphone của Samsung tại Ấn Độ đến từ những thiết bị có mức giá dưới 380 USD. Những nhãn hiệu địa phương như Micromax cũng cung cấp nhiều smartphone giá rẻ. Doanh số smartphone tại Ấn Độ sẽ tăng từ 16,3 triệu máy năm 2012 lên 41,4 triệu máy trong năm nay, theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, và dự đoán sẽ đạt 128 triệu vào năm 2015.
Ankita Somani, một nhà phân tích của hagnx Angel Broking ở Mumbai, cho rằng hầu hết các nhà mạng phải thuyết phục người Ấn Độ sử dụng điện thoại để gọi điện nhiều hơn nữa, trước khi “dụ” họ đến với các sản phẩm Apple. Cách đây 10 năm, Reliance đã cố gắng bán trợ giá các máy điện thoại Samsung và LG, nhưng đã phải kết thúc chương trình sau khi khách hàng không chịu thanh toán và bỏ điện thoại. Giờ đây, công ty yêu cầu người dùng đồng ý thanh toán tự động bằng thẻ tín dụng. Hãng hợp tác với các ngân hàng như Citibank và Standard Chartered.
Tuy vậy, theo nhà phân tích Praveen Menon của Bloomberg Industries, không có nhiều người dùng Ấn Độ sử dụng thẻ tín dụng. Hiện nay cả nước Ấn Độ chỉ có 18,5 triệu thẻ tín dụng, nghĩa là trong 50 người dùng điện thoại chỉ có 1 người dùng thẻ tín dụng. Và các khách hàng Ấn Độ không quen với việc bị trói buộc vào một nhà mạng trong một thời gian lâu dài. Theo Harit Shah, một nhà phân tích của Nirmal Bang Equities ở Mumbai, thì người dùng di động Ấn Độ có thể “chung thuỷ với nhà mạng trong 6 tháng, chứ không phải 2 năm”.
Theo ICTNews
"Doanh nghiệp OTT xem nhà mạng như đại lý"
Vẫn chưa có thỏa thuận hợp tác nào được ký kết giữa nhà mạng viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT...
Bộ Thông tin và Truyền thông đã khuyến khích hợp tác, các nhà mạng viễn thông đã nhắc đến viễn cảnh bắt tay với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gọi điện, nhắn tin miễn phí trên Internet (OTT) để mang đến lợi ích tối đa cho người tiêu dùng. Song cho đến nay, vẫn chưa có thỏa thuận hợp tác nào được ký kết.
Trao đổi với VnEconomy, lãnh đạo một nhà mạng viễn thông cho biết, đơn vị của ông đã trao đổi với hầu hết các doanh nghiệp cung cấp OTT trên thị trường để bàn về phương thức hợp tác. Tuy nhiên, theo ông, các doanh nghiệp OTT đều muốn tiếp tục duy trì miễn phí tin nhắn, cũng như đề xuất chỉ thu phí đối với những ứng dụng/nội dung được bán trên tin nhắn. Đôi bên sẽ ăn chia trên phần doanh thu này.
"Với hơi hướng hợp tác trên, các doanh nghiệp OTT đã coi nhà mạng như một kênh bán hàng, một đại lý", ông nói.
Vì thế, vị này cho rằng, hợp tác giữa nhà mạng và doanh nghiệp OTT phải thật sự "win - win", và cần phải có "động tác khác", chứ không chỉ như kỳ vọng của doanh nghiệp OTT.
Và ông nhấn mạnh, nếu Bộ Thông tin và Truyền thông coi OTT là một dịch vụ viễn thông, thì cần sớm có chính sách, văn bản hướng dẫn để quản lý đối với các dịch vụ này.
Về phía các cơ quan quản lý, hôm 31/10 vừa qua, Bộ rrưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã ký Chỉ thị số 75/BTTTT về việc tăng cường quản lý và phát triển dịch vụ viễn thông quốc tế.
Trong chỉ thị trên, có một nội dung đáng chú ý, đó là chỉ đạo Cục Viễn thông nghiên cứu tình hình phát triển công nghệ, dịch vụ mới, đặc biệt là dịch vụ OTT để đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm "giảm thiểu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ viễn thông nói chung, dịch vụ viễn thông quốc tế nói riêng" trên cơ sở bảo đảm quyền lợi người sử dụng dịch vụ, hợp tác cùng có lợi giữa các doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT.
Theo Bộ, các doanh nghiệp viễn thông cần chủ động nghiên cứu và thử nghiệm các mô hình hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ OTT.
Ngoài ra, nhà mạng cũng cần xem xét và đề xuất với Cục Viễn thông giá cước dịch vụ truy nhậpInternet trên di động và các gói cước áp dụng với dịch vụ OTT nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, cũng như của doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT.
Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông nói, quan điểm của Bộ là ủng hộ doanh nghiệp đôi bên đàm phán để tạo ra các phương thức hợp tác hợp lý nhất.
"Tất nhiên, nếu "ông" nào cũng chỉ nghĩ đến mình thôi, thì rất khó", ông Hải nói.
Cục trưởng Hải cũng tiếp tục khẳng định, OTT là dịch vụ công nghệ tiên tiến đem lại nhiều lợi ích cho người dùng, nên chắc chắn không có chuyện dùng chính sách để ngăn cấm, ngăn cản OTT phát triển.
Theo VNE
Thị trường máy tính cá nhân suy giảm 6 tháng liên tiếp Doanh số thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu giảm quý thứ 6 liên tiếp vào quý 3 vừa qua. Tuy nhiên, tốc độ suy giảm không mạnh như dự báo. Trang PC World dẫn báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu Gartner cho biết, doanh số PC toàn cầu quý 3 giảm 8,6% so với cùng kì năm ngoái,...