Nhà lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Liễu Châu (Trung Quốc)
Liễu Châu, Trung Quốc là một chặng quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hiện tại thành phố này có một Nhà lưu niệm về Người với tên gọi “Nhà ở cũ của Hồ Chí Minh”. Đây là điểm dừng chân đầu tiên và không thể bỏ qua của mỗi người Việt Nam khi đến Liễu Châu.
Nằm ngay trên khu phố cổ ở thành phố Liễu Châu, trung tâm công nghiệp lớn nhất Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Nhà ở cũ của Bác tọa lạc tại số 2-1 phố Liễu Thạch, đối diện là núi Ngư Phong. Đây chính là ngọn núi Tây Phong Lĩnh nổi tiếng trong bài thơ “Mới ra tù học leo núi” của Người.
Nhà ở cũ của Hồ Chí Minh tại Liễu Châu. (Ảnh: Hà Thắng)
Nơi đây là một tòa nhà hai tầng có kết cấu gạch gỗ kiểu Trung Quốc, được xây dựng vào năm 1930 trên nền đất rộng hơn 180m2. Mặt trước tòa nhà quay ra con phố đông đúc. Vào những năm 40 của thế kỷ 20, đây là nhà trọ Nam Dương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu trú tại đây khoảng một năm (từ tháng 9/1943 đến tháng 9/1944) trong lần thứ 3 tới Liễu Châu.
Ông Ôn Kỳ Châu, nguyên Trưởng phòng quản lý Nhà lưu niệm nơi ở cũ của Hồ Chí Minh giới thiệu: “Trong suốt cuộc đời Cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong đó, Liễu Châu là một chặng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng 4 lần đến Liễu Châu. Tháng 8/1943, sau khi được trả tự do, Người đã thuê phòng ở tầng trên tòa nhà này trong vòng 1 năm. Trong thời gian ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều hoạt động cách mạng, như tổ chức Đại hội đại biểu Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, mở các lớp huấn luyện cách mạng.”
Ông Ôn Kỳ Châu, nguyên Trưởng phòng quản lý Nhà lưu niệm nơi ở cũ của Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Tại nhà lưu niệm, tầng một là các tư liệu chung về cuộc đời của Người, gác hai là những hiện vật, tư liệu về thời gian Bác Hồ hoạt động ở Liễu Châu. Giữa sảnh đường tầng một là một bức tượng đồng bán thân của Bác, hai bên là những tủ kính đặt những tài liệu, tranh ảnh.
Căn phòng nơi Bác ở được lưu giữ trên tầng 2. Vẫn còn đó chiếc giường mộc mạc, bộ quần áo kaki bạc màu, bộ bàn ghế nhỏ, chiếc điện thoại để bàn, chiếc đồng hồ cũ…. Chính ở không gian nhỏ chỉ vài mét vuông ấy, Bác đã từng cặm cụi bên bàn viết, tìm đường, vạch lối đưa cách mạng Việt Nam đến bến bờ thắng lợi, đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Cũng chính tại đây, Bác đã biên soạn xong tập thơ “Nhật ký trong tù”.
Nhận định về việc lưu lại đây 1 năm của Bác, ông Ôn Kỳ Châu nói: “Vậy vì sao Người lại ở đây trong vòng 1 năm? Tôi cho rằng, bởi khi đó lãnh đạo các đảng phái của Việt Nam đều ở ngay đối diện, ở đó có một nhà trọ gọi là Lạc Quần Xã. Người thường sang bên đó để bàn bạc công việc, họp hành. Do vậy, Người đã quyết định ở đây trong 1 năm.”
Phòng ở của Bác tại khu di tích ở Liễu Châu.
“Nhà ở cũ của Hồ Chí Minh” lần lượt được công nhận là di tích cấp thành phố và cấp tỉnh vào năm 1996 và 1997. Cuối năm 2001, cơ quan quản lý văn hóa thành phố Liễu Châu tiếp quản căn nhà, đã cho tu sửa, phục nguyên như cũ và bắt đầu trưng bày những tài liệu liên quan đến thời gian hoạt động của Người tại đây. Tháng 9/2002, phòng trưng bày cuộc đời cách mạng Hồ Chí Minh trong căn nhà cũ được khánh thành và chính thức mở cửa đón khách tham quan. Năm 2006, Quốc Vụ viện Trung Quốc công nhận đây là di tích cấp quốc gia (đơn vị bảo hộ văn vật toàn quốc).
Chị Vi Vân Đan, hướng dẫn viên tại Nhà ở cũ của Bác nói: “Người xem đến đây đều cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhưng niềm tin tất thắng của Người đối với cách mạng, đối với Đảng Cộng sản đã truyền được tới mỗi người. Mỗi lần được nghe giới thiệu, người xem đều thấy được ý nghĩa sâu sắc của nơi này và cho rằng đây là địa chỉ cần được lưu giữ.”
Nếu Trung Quốc là một trong những nơi Bác Hồ dừng chân dài nhất trong quãng đời hoạt động cách mạng của mình, thì Quảng Tây có lẽ là địa phương lưu nhiều dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất ở Trung Quốc. Trong đó, Liễu Châu là một chặng quan trọng trong toàn bộ thời gian Người hoạt động trên đất nước này./.
Thị trấn cổ trên đỉnh thác, khung cảnh như chốn thần tiên ai nhìn cũng muốn ghé
Cảnh sắc nơi này chỉ có thể nói là kiệt tác của thiên nhiên, chỉ nhìn qua ảnh thôi cũng đủ khiến người xem muốn xách vali đến ngay.
Ngày nay, xu hướng du khách tìm đến những danh thắng tự nhiên còn lưu giữ những cảnh sắc cổ xưa tăng cao rõ rệt. Đặc biệt là dân thành thị thường rất chuộng những nơi có sông núi, ao hồ, nhà cổ bình yên, họ không tiếc tiền và cũng không ngại đường xá xa xôi để đến được.
Có thể cảnh vật như vậy có vô số nơi trên thế giới này, nhưng nhắc đến Trung Quốc không thể không kể tới Furong, một trong những thị trấn cực kỳ đẹp nằm trên đỉnh thác.
Furong là một trong số ít những nơi có cảnh sắc làm đắm say lòng người. Thị trấn nhỏ này nằm ở khu tự trị Tương Tây, tỉnh Hồ Nam và được biết đến là một trong 4 thị trấn nổi tiếng nhất ở khu vực này.
Ngôi làng nhỏ nhắn này có một bề dày lịch sử khiến ai cũng ngưỡng mộ. Người ta nói rằng làng Furong có lịch sử hơn 2.000 năm, nghĩa là có từ thời Tây Hán. Mặc dù có diện tích khiêm tốn, nhưng khi đến đây du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí lịch sử rõ rệt.
Trong những câu chuyện mà người dân địa phương kể lại với nhau, họ nói rằng tổ tiên họ đã sống rất khổ cực dưới triều đại của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng.
Cuối cùng, vào một ngày họ, những con người sống ở tận cùng của sự đau khổ đã trỗi dậy và phát động cuộc nổi loạn lật đổ đế chế nhà Tần. Cùng lúc đó, thế giới cũng đang bước vào thời điểm hỗn loạn, mọi vật chìm trong sự tang thương, chết chóc.
Lúc này, một số người nghĩ đến việc trốn vào trong rừng sâu, nơi không ai biết để tách khỏi cuộc sống đau thương hiện tại. Ngôi làng Furong có thể đã hình thành vào thời điểm đó. Những người đến đây thấy rằng nơi này biệt lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài nên đã định cư lại, và tổ tiên cứ thế truyền lại cho con cháu đến ngày nay.
Đặc điểm nổi bật nhất ở thị trấn Furong là có một thác nước rất lớn. Khung cảnh nơi này trước đây có rất nhiều ngọn núi hoang sơ, nhưng dần dần có nhiều ngôi nhà được xây dựng phía trên đỉnh thác. Sau nhiều thiên niên kỷ trôi qua, cảnh sắc cũng dần thay đổi, con người ngày càng nhiều hơn và những người nơi khác bắt đầu tìm đến.
Đứng từ xa, du khách có thể nhìn thấy một thác nước rất hùng vĩ. Thác nước cao khoảng 60m, bề ngang 40m, khung cảnh thực sự rất ấn tượng, đặc biệt là lúc lên đèn. Trong những bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, du khách có thể thấy được khung cảnh đẹp đến choáng ngợp của thị trấn này.
Ở một góc của ngôi làng nhỏ này, có một nơi gọi là Tusi Xinggong, được cho là có liên quan đến việc thành lập ngôi làng nhỏ này. Vào thời điểm đó, có một người đàn ông rất giàu tên là Tu Wang.
Sau khi đến đây, anh ta đã dành rất nhiều tiền và đổ công sức để xây dựng một khu nghỉ mát mùa hè. Sau khi xây dựng xong, quy mô làng mới dần hình thành và phát triển mạnh.
Khu nghỉ dưỡng mùa hè này có một vị trí rất đặc biệt trong tâm trí của người dân địa phương. Sau này, khi danh tiếng của làng Furong phát triển, khu nghỉ mát mùa hè đã được người dân biến thành một tổ hợp khu vui chơi ăn uống, trở thành biểu tượng của ngôi làng.
Những bí ẩn trong lâu đài hang động lớn nhất thế giới Hang động Postojna là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất ở Slovenia, với những bí mật lý thú. Lâu đài Predjama. Nằm cách thành phố Ljubljana khoảng 56 km về phía nam, hang động Postojna là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất ở Slovenia. Điểm dừng chân phổ biến đầu tiên của du khách là lâu đài Predjama. Lâu...