Nhà lớn Long Sơn Khu di tích có 1-0-2 Vũng Tàu
Nếu có dịp đến Vũng Tàu, bạn đừng bỏ qua khu di tích Nhà lớn Long Sơn. Đây không chỉ là quần thể kiến trúc đặc biệt chứa đựng nhiều ký ức mà còn là điểm đến trải nghiệm, khám phá vô cùng mới mẻ, độc đáo.
1. Đôi nét về Nhà lớn Long Sơn
Nhà Lớn Long Sơn hay còn gọi là đền Ông Trần tọa lạc ở sườn phía Đông Núi Nứa, đảo Long Sơn, Vũng Tàu. Đây là một quần thể kiến trúc mang đậm những nét nghệ thuật đặc sắc có 1-0-2 ở Việt Nam. Là sự kết hợp của tín ngưỡng dân gian địa phương và Nho giáo, Lão giáo nên đây cũng được xem là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc Việt Nam.
Ảnh: @tofuketchup
Đến Nhà Lớn Long Sơn, du khách sẽ được lắng nghe những câu chuyện về đạo Ông Trần. Chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc đáo, gần gũi. Bên cạnh đó, đây còn là điểm đến ý nghĩa giúp du khách khám phá lịch sử, văn hóa truyền thống xa xưa của dân tộc ta.
2. Hướng dẫn đường đi đến Nhà Lớn
Nằm trên địa phận Bà Rịa Vũng Tàu, để đến được Nhà Lớn, du khách đi theo hướng quốc lộ 51 từ Sài Gòn đến Vũng Tàu. Chạy khoảng 80km thì tới được ngã ba Long Sơn. Đến đây bạn sẽ nhìn thấy bảng chỉ dẫn rẽ phải vào ngã ba. Đi thẳng khoảng 5 km nữa thì bạn sẽ đến được khu di tích Nhà Lớn.
Từ Sài Gòn bạn có thể tự chạy xe máy, xe hơi cá nhân đi theo chỉ dẫn và dễ dàng tìm được điểm đến. Nếu không muốn tự chạy xe, bạn có thể đi xe khách và bắt thêm xe ôm để vào Nhà Lớn. Tuy nhiên, bạn nên tự chạy xe để tiện di chuyển và khám phá các địa danh xung quanh.
3. Không gian kiến trúc độc đáo của Nhà Lớn Long Sơn
Vừa đặt chân đến Nhà Lớn, du khách sẽ cảm nhận được sự thân thuộc, nhẹ nhàng với những tone màu độc đáo, gần gũi. Nhà Lớn có tone màu chủ yếu là màu xanh nhạt, vàng, đỏ tươi… với sự kết hợp vô cùng hài hòa khiến cho du khách cảm nhận về sự sinh động, bình dị như làng quê Việt Nam.
Ảnh: @ngan.dnt.arch
Toàn bộ quần thể kiến trúc Nhà Lớn rộng đến 2ha với các công trình được xây dựng chủ yếu từ mái ngói, gỗ quý và không được sắp xếp theo một trật tự nào. Những công trình nhà lầu, nhà trệt xen kẽ nối tiếp nhau tạo nên bố cục khác lạ. Từ mái ngói đỏ tươi, mộc mạc cho đến những dãy tường vôi trắng hay chiếc rèm che xanh biếc. Tất cả tạo nên nét đẹp vô cùng bình yên hiếm thấy.
Ảnh sưu tầm
Bước vào bên trong, Nhà Lớn Long Sơn chia thành 3 khu vực, gồm nhà thờ, khu lăng mộ và khu chức năng. Khu nhà thờ là nơi thờ Khổng Tử, Phật giáo, Đạo giáo và tổ tiên họ Lê. Với phần chánh điện có treo nhiều liễn, câu đối và các hoành phi được chạm trổ tỉ mỉ, công phu. Những bộ bàn ghế bát tiên từ thời vua Thành Thái và những tranh vẽ bài thơ Lục Vân Tiên đều được hiện diện trang nghiêm.
Video đang HOT
Ảnh sưu tầm
Tiếp theo là khu nhà chức năng là nơi được xây dựng để phục vụ người dân xã đảo. Nơi đây bao gồm nhà bếp, nhà khách, nhà chợ, trường học, nhà đèn, kho thóc… Thời xưa ông Trần thuê người về dạy chữ cho người dân. Ngày nay thì thanh niên, trẻ nhỏ sẽ được dạy viết liễn, viết chữ Nôm.
Ảnh: @soduabentre
Đến khu lăng mộ bạn sẽ nhìn thấy những ngôi mộ trắng muốt không có tên người mất. Ngụ ý của điều này là nhắc nhở thế hệ sau luôn nhớ về cội nguồn, về tổ tiên. Và tụ họp về đây vào mỗi ngày 25 tháng chạp hàng năm để tưởng nhớ.
4. Đến Nhà Lớn Long Sơn khám phá những gì?
Đến với Nhà Lớn Long Sơn, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến công trình kiến trúc độc đáo, trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, lịch sử nhưng vẫn hiên ngang, sừng sững.
Không chỉ vậy, du khách sẽ được tận tai lắng nghe dì Ba Kiềm (người cháu đời thứ 4 của ông Lê Văn Mưu là người khai hoang đảo hàu Long Sơn) kể về lịch sử, về câu chuyện của Ông Trần. Từ đó, thêm hiểu rõ về lịch sử của đạo Ông Trần muốn truyền dạy cho thế hệ mai sau.
Ảnh: @eric.qinghuang
Nếu đến Nhà Lớn vào đúng dịp vía Ông Rần (20-2 Âm Lịch) hoặc ngày Trùng Cửu (9-9 Âm Lịch) bạn sẽ được chứng kiến những lễ hội mang đậm nét văn hoá vô cùng đặc sắc, thú vị.
Không những vậy, du khách khi đến tham quan Nhà Lớn Long Sơn còn có cơ hội thưởng thức những món đặc sản dân dã như khoai mì hấp nước cốt dừa, bánh ít… rồi tá túc qua đêm tại nhà cổ. Đôi khi những sự giản đơn, bình dị lại khiến bạn như trút bỏ được nhiều nỗi niềm, tâm hồn thêm sảng khoái, thư giãn.
5. Những điều cần chú ý khi tham quan Nhà Lớn
Ghé thăm Nhà Lớn Long Sơn, bạn hãy đảm bảo một số lưu ý dưới đây để chuyến ghé thăm được trọn vẹn và nhiều niềm vui:
Khi vào Nhà Lớn bạn không cần mua vé, chỉ cần nêu rõ danh tính là có thể vào bên trong.
Nếu muốn chụp hình tại các khu chánh điện hoặc thờ cùng, bạn nên hỏi ý kiến trước xem quy định có cấm chụp ảnh không.
Tại Nhà Lớn có cơm chay và chỗ nghỉ chân miễn phí cho du khách nên bạn có thể đến đây thưởng thức đồ chay để cảm nhận sự thanh đạm, dân dã.
Khi ghé thăm Nhà Lớn là nơi linh thiêng, bạn nên đảm bảo ăn mặc lịch sự, gọn gàng, chỉn chu. Không nên ăn mặc quá hở hang hoặc loè loẹt.
Khám phá Bến phà Cần Giờ Vũng Tàu
1. Thông tin về bến phà Cần Giờ Vũng Tàu
Bến phà Cần Giờ Vũng Tàu mới được xây dựng vài năm trở lại đây và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2021. Đây là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn khi di chuyển từ Sài Gòn đến Vũng Tàu và ngược lại.Thay vì phải mất từ 2 - 3 tiếng di chuyển với các phương tiện truyền thống trên đường bộ thì giờ đây bạn chỉ cần mất chưa đầy 30 phút là có thể đến được Vũng Tàu khi di chuyển trên phà.
Ảnh: @turquoise1512
Bến phà được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho người dân Cần Giờ và các khu vực lân cận như Cần Đước, Cần Giuộc ở Long An và khu vực Tây Nam Bộ có thể di chuyển đến Vũng Tàu nhanh chóng, thuận lợi hơn. Ngoài ra, đến Vũng Tàu từ bến phà cũng cực kỳ thích hợp cho những du khách muốn đổi gió tại Vũng Tàu nhưng muốn tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển như thông thường.
2. Hướng dẫn cách di chuyển đến Bến phà từ Sài Gòn
Bến phà Cần Giờ Vũng Tàu nằm ở huyện Cần Giờ nên bạn cần di chuyển bằng các phương tiện phù hợp để đến được bến phà. Cụ thể như sau:
Xuất phát từ chợ Bến Thành, quận 1 bạn đi thẳng đường Hàm Nghi qua cầu Khánh Hội đến được đường Nguyễn Tất Thành. Tiếp tục đi qua cầu Tân Thuận 2 rồi rẽ vào Nguyễn Văn Linh đi thêm khoảng 1,7 km đến công ty Thái Đức thì rẽ trái. Đi tiếp qua cầu Đa Khoa đến đường Nguyễn Thị Thập. Tiếp tục chạy đến đường Huỳnh Tấn Phát thì rẽ trái, đi thẳng đến phà Bình Khánh để đến được Cần Giờ.
Ảnh sưu tầm
Sau khi qua phà Bình Khánh đến được Cần Giờ thì đi thẳng hướng vào rừng Sác. Khi đến vòng xoay bạn có thể chạy theo lối thứ 2 vào khu duyên Hải, tiếp tục chạy đến Phan Trọng Tuệ thì rẽ trái. Chạy thẳng đến đường Thạnh Thới thì rẽ phải rồi đi thêm 3 km đến đường Tắc Suất, đi thẳng tầm 1km là đến bến phà.
3. Chi tiết lịch và giá vé phà Cần Giờ - Vũng tàu
Lịch trình của bến phà Cần Giờ Vũng Tàu như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuyến phà đường thủy từ Cần Giờ đến Vũng Tàu có khoảng cách khoảng 15km với thời gian di chuyển khoảng 30 phút.
Lịch tàu chạy trên phà khá dày chuyến, thời gian chạy từ 6h sáng đến 6h chiều. Trung bình cứ khoảng 60 phút là có một chuyến tàu (có khoảng 24 chuyến mỗi ngày). Mặc dù chuyến tàu khá nhiều nhưng cũng có thể có sự thay đổi hoặc khách đông. Do đó, nếu bạn muốn có chuyến du lịch đến Vũng Tàu bằng phà thì nên đến sớm 1 tiếng để tìm cho mình được chuyến đi hợp lý, hạn chế đợi lâu.
Ảnh: @yuht.nguyen
Lưu ý: Nếu bạn muốn mua vé tại bến phà để đi và về trong ngày thì nên đặt vé từ ngày hôm trước. Những chuyến cuối trong ngày thường rất đông khách và vé phà dễ bị hết sớm.
Bảng giá vé bến phà Cần Giờ Vũng Tàu chi tiết như sau:
Hành khách/xe gắn máy/xe đạp: 70.000đ/người/lượt
Xe ô tô 4 chỗ: 350.000đ/xe/lượt
Xe ô tô từ 7 đến dưới 20 chỗ: 450.000đ/xe/lượt
Xe ô tô từ 20 chỗ đến dưới 26 chỗ: 600.000đ/xe/lượt
4. Một số lý do nên đi bến phà Cần Giờ Vũng Tàu
Đến Vũng Tàu trên bến phà Cần Giờ là một trong những trải nghiệm bạn nhất định nên thử một lần. Chắc chắn những điểm nổi bật dưới đây sẽ giúp chuyến đi của bạn trở nên tuyệt vời hơn:
Ảnh: @_13.14.jpg
Rút ngắn thời gian di chuyển từ Sài gòn đến Vũng Tàu từ 2 - 3 tiếng còn xuống 30 phút.
Di chuyển bằng phà sẽ đảm bảo an toàn hơn so với di chuyển trên đường bộ. Với 2 tầng phà được bố trí ghế ngồi êm ái, rộng rãi sẽ giúp du khách có những phút giây nghỉ ngơi trong suốt hành trình di chuyển.
Đến Vũng Tàu bằng phà bạn sẽ được trải nghiệm nhiều dịch vụ hiện đại mà nếu di chuyển bằng các phương tiện trên đường bộ bạn sẽ không có được.
Di chuyển bằng phà khá êm ái, bạn không phải lo sợ bị say sóng.
Cảm giác ngồi trên phà và ngắm hoàng hôn trên biển, hóng gió giữa không gian rộng lớn của biển cả, đất trời cực kỳ tuyệt vời.
5 cảnh đẹp ở Vũng Tàu cho bức ảnh check-in cực đỉnh Vũng Tàu là điểm đến quen thuộc với khách du lịch Sài Gòn nhờ sở hữu nét đẹp hoang sơ và nhiều món ăn hấp dẫn. Bạn đừng bỏ lỡ gợi ý Top 5 cảnh đẹp Vũng Tàu nổi tiếng dưới đây. 1. Ngọn Hải Đăng Vũng Tàu Vẻ đẹp bình yên và ngập tràn hương thơm hoa cỏ của Ngọn hải đăng...