Nhà lãnh đạo Kim Jong-un chủ trì cuộc họp Bộ chính trị
Cuộc họp thảo luận sâu về một số vấn đề quan trọng, phát sinh trong việc phát triển hơn nữa nền kinh tế tự cung tự cấp của đất nước.
Truyền thông Nhà nước Triều Tiên ngày 8/6 đưa tin, Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chủ trì một cuộc họp Bộ Chính trị của Đảng Lao động và thảo luận những biện pháp nhằm phát triển ngành hóa chất, song các vấn đề liên Triều Tiên và đối ngoại khác không nằm trong chương trình nghị sự.
Cuộc họp được tổ chức vào ngày 7/6, chỉ 2 ngày sau khi Triều Tiên cảnh báo đóng cửa một văn phòng liên lạc với Hàn Quốc, nhằm phản đối các vụ rải truyền đơn chống Triều Tiên của phía Hàn Quốc.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại cuộc họp Bộ chính trị Đảng Lao động Triều Tiên ngày 11/4. Ảnh: KCNA
Theo Hãng thông tấn chính thức Triều Tiên KCNA, cuộc họp đã thảo luận sâu về một số vấn đề quan trọng, phát sinh trong việc phát triển hơn nữa nền kinh tế tự cung tự cấp của đất nước và cải thiện mức sống của người dân. Chủ tịch Kim Jong-un đã liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành hóa chất, gọi đây là “nền tảng” của ngành công nghiệp và là lực đẩy lớn cho nền kinh tế quốc gia.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng khẳng định sự cần thiết phải cải thiện điều kiện sống của người dân Triều Tiên, kêu gọi các biện pháp nhà nước mạnh mẽ trong vấn đề này và ra lệnh xây dựng thêm nhiều nhà ở. Tuy nhiên, KCNA không đề cập đến các vấn đề liên Triều Tiên, đặc biệt là vấn đề rải truyền đơn chống Triều Tiên đang gây căng thẳng giữa hai nước.
Bộ Mặt trận Thống nhất Triều Tiên (UFD) – nơi xử lý các vấn đề liên Triều hôm 5/6 tuyên bố, sẽ đóng cửa một văn phòng liên lạc liên Triều tại thị trấn biên giới Kaesong, nếu Hàn Quốc không có hành động ngăn chặn tình trạng thả tờ rơi có nội dung chống Bình Nhưỡng.
Cùng với việc đóng cửa văn phòng liên lạc, Triều Tiên cũng cảnh báo sẽ hủy bỏ thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự liên Triều và đóng cửa hoàn toàn khu công nghiệp chung.
Trung Quốc soạn thảo kế hoạch 5 năm mới
Kế hoạch 5 năm tiếp theo đang được Trung Quốc xây dựng với mục tiêu tăng tự chủ, giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ .
Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc sẽ đặt ra mục tiêu chính trị và kinh tế cho giai đoạn 2021-2025, phản ánh sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang ở thế đối đầu căng thẳng về nhiều vấn đề, cũng như xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh toàn cầu, theo các nhà nghiên cứu đang tham gia chuẩn bị kế hoạch trên.
Phiên bản hoàn chỉnh của kế hoạch này chỉ được công bố vào tháng 3/2021, nhưng các phân tích sơ bộ cho thấy Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tự chủ trong phát triển bằng cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ và nguồn xuất khẩu từ Mỹ.
Ông Tập đi qua các đại biểu trong phiên khai mạc kỳ họp quốc hội Trung Quốc hôm 21/5. Ảnh: AFP.
Cùng lúc đó, Bắc Kinh vẫn sẽ duy trì khuôn khổ chính sách "mở cửa và tái cơ cấu" nhằm duy trì vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là với các nước châu Á và châu Âu, đồng thời giảm thiểu tác hại của "nguy cơ tách rời" ngày càng lớn với Washington.
Ý tưởng này được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ủng hộ trong cuộc họp Bộ Chính trị, theo đó Bắc Kinh sẽ áp dụng mô hình phát triển mới "bao gồm cả hệ thống kinh tế nội địa quy mô lớn và mạng lưới kinh tế quốc tế", thay vì dựa hoàn toàn vào thị trường nước ngoài.
Trung Quốc sẽ không từ bỏ thị trường nước ngoài, nhưng sẽ chuyển dịch ngành sản xuất nội địa để đáp ứng nhu cầu khổng lồ trong nước. Điều này được củng cố bởi bản thảo "Hướng về phía Tây" vừa được công bố, trong đó hứa hẹn khoản đầu tư vào những dự án công nghiệp ở các tỉnh miền trung và miền tây, nhằm giảm bớt thiệt hại mà những tỉnh phía đông Trung Quốc hứng chịu do Covid-19.
Công nghệ cũng là một trong những lĩnh vực then chốt được kỳ vọng sẽ có đột phá trong kế hoạch 5 năm tiếp theo của Trung Quốc. Việc Washington nhắm vào tập đoàn Huawei và hạn chế xuất khẩu công nghệ cao cho Bắc Kinh khiến nước này tìm mọi cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ ngoại nhập.
Các kế hoạch 5 năm của Trung Quốc từ năm 1981 đến nay đều ưu tiên phát triển kinh tế, đồng thời mở rộng ra những mục tiêu bảo vệ môi trường và an sinh xã hội. Nó là nền tảng cho hàng trăm kế hoạch 5 năm cấp tỉnh, thành phố và ngành công nghiệp, bảo đảm sự đồng nhất về phát triển trên khắp cả nước.
Trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Đổi mới và Phát triển Quốc gia (NDRC) của Trung Quốc đã đặt ra 25 mục tiêu tăng trưởng, trong đó 13 mục tiêu buộc phải hoàn thành như giảm đói nghèo và bảo đảm diện tích canh tác tối thiểu.
Đánh giá giữa kỳ vào năm 2018 cho thấy 4 mục tiêu bị chậm so với kế hoạch, trong đó có ngân sách phát triển và nghiên cứu công nghệ, cũng như chất lượng nước.
Đại dịch Covid-19 cũng đe dọa mục tiêu quan trọng nhất là tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế từ năm 2010 đến 2020, khiến nền kinh tế Trung Quốc suy giảm 6,8% trong quý 1/2020 và chấm dứt mọi hy vọng đạt mức tăng thu nhập bình quân đầu người tối thiểu là 6,5% trong năm nay.
Hàn Quốc tiếp tục bác tin ông Kim Jong Un lâm bệnh nặng Hàn Quốc tiếp tục dập tắt tin đồn về tình hình sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, nói ông vẫn "còn sống và khỏe mạnh". "Chính phủ chúng tôi vẫn kiên định với quan điểm của mình", ông Moon Chung In, cố vấn hàng đầu về chính sách đối ngoại của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In,...