Nhà làm phim Tom Fawthrop cảnh báo rủi ro của con đập Don Sahong
Nhà làm phim người Anh Tom Fawthrop nổi tiếng ở Đông Nam Á với bộ phim tài liệu khoa học Where have all the fish gone? (tạm dịch: Cá đi đâu hết cả?) nói về hàng loạt các con đập đang được xây dựng trên sông Mekong đang gây ra biến động và thảm họa ra sao với nghề cá và hàng triệu cư dân đang sinh sống dựa vào dòng sông này.
Ông Tom Fawthrop tại hội nghị sông Mekong TP.HCM 2014 – Ảnh: Khải Đơn
Ông có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh sông Mekong lần này tại TP.HCM và dành cho Thanh Niên Online một cuộc trò chuyện ngắn về các quan ngại của ông với những con đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong.
* Năm nay ông có quay lại Xayaburi không?
- Ông Tom Fawthrop: Lần gần nhất tôi ghé là khoảng cuối năm ngoái. Thường mỗi năm đều có đến.
* Bây giờ ở đó ra sao rồi thưa ông?
- Như một báo cáo tôi đọc, Xayaburi đã xây được 30% rồi. Vào khoảng cuối tháng 12 năm rồi, có một thời điểm việc xây dựng bị ngắt quãng vì nước lụt dâng cao. Lúc đó Xayaburi ngừng xây khoảng 2 – 3 tuần.
* Ông có đến thăm những ngôi làng bên cạnh Xayaburi không?
- Có, họ dẫn chúng tôi đến một ngôi làng. Một số gia đình đã đi tái định cư, vẫn còn nhiều người chờ tái định cư.
Video đang HOT
* Xayaburi vấp phải sự phản đối nhưng vẫn được xây dựng. Vậy còn với đập Don Sahong, chủ đề nóng đang được nhiều người quan tâm, thì sao rồi thưa ông?
- Tôi chưa quay lại đó. Nhưng lần đầu tiên tôi đến Don Sahong vào năm 2007. Đó là lần đầu tiên người ta muốn tung dự án đó ra giới thiệu. Một lý do khiến thời điểm đó họ không tiếp tục với dự án này là vì các chuyên gia hàng đầu của MRC (Mekong River Commission – Ủy hội sông Mekong) đã đưa ra những cảnh báo rất nghiêm trọng.
Những công ty đã đề xuất dự án Don Sahong không hề có những đánh giá chi tiết về tác hại. Đến tận bây giờ, hầu hết những nhà nghiên cứu vẫn phản đối việc xây dựng Don Sahong. Nếu Don Sahong được xây, đó sẽ là một “thảm họa”…
Thang cá tại thủy điện Pak Mun, Thái Lan, đã không đem lại kết quả như mong đợi – Ảnh: International River
* Thưa ông, “thảm hoạ” nghĩa là thế nào, nếu Don Sahong được xây dựng?
Ông Tom FawThrop cho biết như với Tonle Sap, các con đập thủy điện có thể dễ dàng làm thay đổi và phá hủy hệ sinh thái kỳ diệu và mong manh này. Và rằng, Tonle Sap quay vòng nước ngập mỗi năm, nó cân bằng tất cả như một điều kỳ diệu. Tất cả những sự phong phú này đang bị đe dọa. “Một chuyên gia người Việt Nam tôi từng gặp nói nếu 11 con đập được xây dựng trên dòng chính sông Mekong, ông ấy không biết liệu Đồng bằng sông Cửu Long có sống sót nổi không trong 30 – 50 năm tới. Và Việt Nam có thể phải đối mặt với sự khan hiếm lương thực bởi vì đồng bằng này là nơi sản xuất lương thực chính của Việt Nam”, Tom FawThrop nói.
- Bởi vì dòng Hou Shahong là đường đi duy nhất để hầu hết các loài cá đang sống ở khúc sông đó di cư từ Campuchia lên trên Lào trong mùa sinh nở. Đây là vòng quay sinh sản tự nhiên đã được thành lập có lẽ từ hàng ngàn năm trước và đa số cá ở đây đều chỉ sử dụng quãng sông này để đi lên trên.
Những người muốn xây dựng Don Sahong cho rằng họ có thể, bằng cách nào đó, huấn luyện, chỉ vẽ cho đàn cá sử dụng một dòng nước khác thay thế để di cư thay vì đi qua Hou Shahong. Nhưng, như tôi biết, chưa từng có một chứng cứ nhỏ nhất nào cho thấy đàn cá muốn “hợp tác” với phương pháp này.
* Về chuyện tạo đường cho cá đi, như một số thủy điện trên sông Mekong từng làm, ông đã từng nghe nói về “thang cá” chưa?
- Vâng, tôi biết chứ. Thang cá là một ý tưởng và kỹ thuật, có khi được gọi là thang cá, vài chỗ gọi là “hệ thống đường đi cho cá”. Dù có gọi là gì, trong quá trình tôi thực hiện bộ phim tài liệu Where have all the fish gone? và phỏng vấn các chuyên gia về nghề cá, thì hóa ra, tất cả những công nghệ để di chuyển cá đã được áp dụng, đều hầu hết đến từ các quốc gia ở nơi nào khác trên thế giới chứ không phải ở đây.
Các chuyên gia đã mang thang cá đến đây đều đến từ Thụy Sĩ, Na Uy, vùng Scadinavia, Bắc Mỹ. Tất cả thí nghiệm trên thang cá đều chỉ thành công với cá hồi. Thang cá có thể có hiệu quả với cá hồi, nhưng cá hồi chỉ là một loài, và là loài rất nổi tiếng vì biết nhảy ngược nguồn nước. Thang cá đã được “đo ni đóng giày” cho cá hồi.
Nhưng hầu hết các loại cá khác lại không nhảy, và hầu hết các sông ở Bắc Mỹ hay Bắc Âu không có quá nhiều loài cá, chỉ vài ba loại, hay 10 loài. Trong khi đó, Mekong có hơn 900 loài cá. Đây là chi tiết quan trọng nhất, bởi cho dù Mekong chỉ là dòng sông lớn thứ 12 thế giới, nhưng Mekong, cùng với Amazon, lại là những dòng sông có hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới, từ hàng trăm đến cả ngàn loài.
Một ngư dân đánh được loại cá khổng lồ rất hiếm trên biển hồ Tonlé Sap, Campuchia – Ảnh: National Geographic
Những nhà đại diện Trung Quốc nói nhiều về nước sạch, nhưng chất lượng nước sạch không phải là thứ các loài cá cần. Cá tìm nguồn nước có phù sa, có thức ăn, dưỡng chất. Nếu ta khiến nước sạch, ta đã lấy đi tất cả những chất dinh dưỡng quý nhất trong nước.
* Từ khi ông bắt đầu đi làm phim về Mekong, dòng sông có thay đổi nhiều không?
- Rất nhiều thay đổi, đặc biệt là ở khu vực phía bắc của dòng sông. Tất cả những ngư dân sống cạnh dòng sông đều kể với tôi mực nước lên xuống liên tục, thất thường từ khi các con đập được xây. Cả nông nghiệp và nguồn cá đều phải chịu tác động.
* Xin cảm ơn ông đã dành cho Thanh Niên Online cuộc trao đổi này!
Nước và các quan ngại trên dòng Mekong Trong ngày thảo luận đầu tiên (2.4), các diễn giả của Hội nghị thượng đỉnh sông Mekong 2014 đã bàn nhiều đến nước và các quan ngại trên dòng Mekong. Nội dung tham luận của ông Fritz Holzwarth, chuyên gia về chính sách về nước, từng làm việc cho Bộ Môi trường, Bảo tồn tự nhiên, Xây dựng và An ninh hạt nhân Liên bang Đức, thu hút khá nhiều sự quan tâm. Ông Fritz nhận định: “Nước và năng lượng là những yêu cầu tiên quyết nhằm đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị”. Ông Zhong Yong, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, khi nói về việc sử dụng nguồn nước sông Lan Thương, vẫn bảo lưu quan điểm trước kia của Trung Quốc về việc xây dựng thủy điện trên dòng chính Mekong. Tiến sĩ Trần Thục, Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường Việt Nam, cảnh báo về nguy cơ mà biến đổi khí hậu có thể tác động đến Đồng bằng sông Cửu Long. Theo kịch bản mà ông Thục đề cập, vụ đông xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể giảm sút 495 kg/ha vào năm 2030 và tiếp tục giảm thu hoạch 680 kg/ha vào năm 2050, dẫn đến sự thiệt hại 756 nghìn tấn lúa vào năm 2030 và 1 triệu tấn vào năm 2050. Ông Thục khẳng định kéo theo đó là các biến đổi khắc nghiệt về khí hậu như nhiệt độ tăng, các đợt không khí nóng thường xuyên đổ vào miền Nam Việt Nam hơn.
Theo TNO
Vụ máy bay Malaysia mất tích: Phóng viên Tân Hoa xã quyết bám trụ Phú Quốc
Hàng chục phóng viên quốc tế đã đổ về Phú Quốc để tác nghiệp trong vụ máy bay của hãng Malaysia Airlines mất tích. Nhiều nhóm phóng viên đi với thiết bị máy móc đồ sộ và tác nghiệp liên tục.
Phóng viên Tân Hoa xã tác nghiệp tại Phú Quốc
Đặc biệt, Tân Hoa xã - hãng thông tấn chính thức của nhà nước Trung Quốc - đã có mặt từ rất sớm với hai nhóm từ Hồng Kông và Campuchia qua cùng một lúc.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Xing Peiyu - Trưởng phòng truyền hình phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tân Hoa xã - cho biết: "Có quá nhiều người Trung Quốc mất tích trong thảm họa đó. Cá nhân tôi rất đau buồn và cùng với hai nhóm phóng viên ở Hồng Kông và Campuchia lên đường đến Việt Nam ngay".
Ông Xing Peiyu cho biết việc Tân Hoa xã chọn Phú Quốc và Cà Mau để tác nghiệp chính vì hai nơi này được cho là gần nơi máy bay bị mất tích nhất.
"Các đồng nghiệp khác của Tân Hoa xã đã có mặt ở Hà Nội. Không biết còn bao nhiêu ngày chờ đợi nữa nhưng chúng tôi sẽ bám trụ ở đây để người thân của các gia đình nạn nhân có được tin tức mới", Xing Peiyu nói.
Theo TNO
Vụ máy bay Malaysia mất tích: Phóng viên quốc tế đổ về Phú Quốc Chuyến bay 7 giờ sáng của hãng Vietnam Airlines phải bay chờ trên cao đến hai lần vì sân bay quốc tế Phú Quốc liên tục bận rộn. Những hành khách của chuyến bay VN1813 phải đợi 20 phút sau mới có thể đáp xuống. Phóng viên Vincent Jiang và đồng nghiệp đang chuẩn bị cho chuyến tác nghiệp tại Phú Quốc Trên...