Nhà khoa học WHO: Phải mất 5 năm để thực sự kiểm soát Covid-19
Có thể phải mất 4 hoặc 5 năm để dịch Covid-19 thực sự nằm trong tầm kiểm soát, nhà khoa học trưởng của WHO Soumya Swaminathan khẳng định.
Bà Soumya Swaminathan đã cảnh báo hôm 13/5 rằng có nhiều yếu tố khác nhau đóng vai trò quyết định việc virus SARS-Cov-2 sẽ còn khiến thế giới điêu đứng trong bao lâu.
Bà Soumya Swaminathan. Ảnh: Reuters
“Nếu nói rằng chúng ta sẽ có vaccine và chúng ta có thể cung cấp cho toàn bộ dân số thế giới, việc này sẽ mất khoảng 3 – 4 năm. Vì thế, tôi cho rằng trong quãng thời gian 4 – 5 năm, chúng ta có thể kiểm soát được dịch bệnh này”, nhà khoa học hàng đầu WHO nhận định trong một cuộc thảo luận của Financial Times.
Bà Swaminathan cho biết thêm rằng vaccine dường như là “lối thoát tốt nhất hiện nay”, song cũng thừa nhận “không có quả cầu thủy tinh” nào đoán trước tương lai và đại dịch thậm chí “có nguy cơ còn tồi tệ hơn”.
Video đang HOT
Nếu virus biến chủng, việc này có thể khiến vaccine không còn hiệu quả nữa, chuyên gia WHO cho biết.
Các nhà khoa học khác cũng đang đặt ra câu hỏi liệu dịch Covid-19 có thực sự được xóa sổ hay không.
“Chỉ có bệnh đậu mùa từng được loại bỏ và xóa sổ”, Giáo sư về y tế toàn cầu tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London, ông Peter Piot cho biết.
“Chúng ta sẽ phải tìm ra cách để xã hội sống chung với dịch bệnh này”, chuyên gia này khẳng định, đồng thời đề xuất rằng thế giới sẽ phải điều chỉnh từ lệnh phong tỏa toàn bộ sang cục bộ, với những cách tiếp cận nhắm đến những mục tiêu cụ thể hơn để khoanh vùng dập dịch.
Bà Swaminathan đã bác bỏ hy vọng về phương án miễn dịch cộng đồng đối với dịch Covid-19 bởi điều đó đồng nghĩa với việc chấp nhận “tỷ lệ lớn số người tử vong”.
Trên khắp thế giới, các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ miễn dịch tự nhiên hiện nay chỉ ở khoảng 10 – 15%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 90 – 95 cần thiết để đạt được miễn dịch cộng đồng, bà Swaminathan nhận định.
Chuyên gia WHO này cũng cho biết: “Những người mắc bệnh hiện nay đang phát triển kháng thể và hy vọng sẽ miễn dịch trong một khoảng thời gian. Nhưng chúng ta không biết thời gian đó kéo dài bao lâu. Việc này vẫn cần được nghiên cứu thêm”./.
Sốc: Phát hiện sinh vật dài nhất thế giới, chỉ một đoạn đã bằng tòa nhà 11 tầng
Một sinh vật biển sâu khổng lồ vừa được ghi nhận là động vật dài nhất từng được biết đến sau khi các nhà khoa học phát hiện ra nó ở ngoài khơi bờ biển phía tây Australia.
Sinh vật dài nhất thế giới vừa được phát hiện được gọi là Apolemia siphonophore và thuộc về một nhóm sinh vật liên quan đến loài sứa.
Các nhà khoa học làm việc tại Tàu nghiên cứu của Viện Đại dương Schimdt đã bắt gặp sinh vật này khi họ điều khiển phương tiện lặn từ xa vào môi trường biển sâu.
Nhóm nghiên cứu cho biết sinh vật được phát hiện ngoài khơi tây Australia trong hình dạng "kiếm ăn kỳ lạ". Nó được gọi là Apolemia siphonophore và thuộc về một nhóm sinh vật liên quan đến sứa cũng như san hô.
Sinh vật được phát hiện trong tư thế kiếm ăn
Nhưng không giống như sứa, siphonophore được tạo thành từ "hàng ngàn cá thể nhân bản, chuyên biệt" kết hợp với nhau để tạo thành một "sinh vật" duy nhất. Các nhà khoa học đã đo được rằng vòng ngoài của siphonophore có đường kính 15 mét, gợi ý rằng 1 phân đoạn của nó đã dài 47m, tương đương tòa nhà 11 tầng.
Họ ước tính sinh vật này có tổng chiều dài hơn 120 mét. Nếu đúng thì siphonophore có khả năng là sinh vật sống dài nhất từng được ghi nhận.
Một phát ngôn viên của Viện Đại học Schmidt xác nhận với Newsweek rằng: "Toàn bộ chiều dài của sinh vật này dài hơn nhiều. Nhóm nghiên cứu đang ước tính tổng chiều dài của nó là hơn 120 mét".
Minh Nhật
Phát hiện 3 chủng của virus gây Covid-19 Các nhà di truyền học của Anh và Đức đã phát hiện virus corona gây bệnh Covid-19 có 3 chủng, đều bắt nguồn từ mầm bệnh đầu tiên tìm thấy trên loài dơi, nhưng đã tiến hoá khác nhau. Theo South China Morning Post, các nhà di truyền học của Đức và Anh đã vạch ra được con đường tiến hoá của virus...