Nhà khoa học Trung Quốc tạo ra cặp song sinh chỉnh sửa gen tiếp tục tuyên bố chấn động
Nhà khoa học Trung Quốc tiếp tục khiến nhiều người bất ngờ khi tuyên bố thêm một tình nguyện viên thụ thai thành công bào thai được chỉnh sửa gen, sau cặp song sinh chuyển đổi gen đầu tiên trên thế giới.
Tin tức AFF Cup 2018 của tuyển Việt Nam mới nhấtQuá trình tạo ra cặp song sinh biến đổi gen đầu tiên trên thế giới diễn ra thế nào?Nhà khoa học tạo ra cặp song sinh điều chỉnh gen đầu tiên trên thế giới bị điều tra
Phát biểu trong một hội nghị quốc tế lần thứ 2 về chỉnh sửa gen tại Hồng Kông hôm 28/11, ông Hạ Kiến Khuê, nhà nghiên cứu tới từ Thâm Quyến cho biết các thử nghiệm lâm sàng về chuyển đổi gen của ông bị tạm ngừng vì tình hình hiện tại.
Tuy nhiên, ông tỏ ra tự hào về nghiên cứu của mình và tiết lộ “một bào thai tiềm năng khác” được chỉnh sửa gen ở giai đoạn đầu và một tình nguyện viên đã thụ thai thành công phôi thai này.
Về cặp song sinh “Lulu” và “Nana”, ông Hạ cho biết hai đứa trẻ được sinh ra bình thường, khỏe mạnh và sẽ theo sát chúng trong 18 năm tới.
Nhà khoa học Hạ Kiến Khuê tự hào về nghiên cứu đang bị cộng đồng khoa học quốc tế lên án kịch liệt của mình. (Ảnh: Reuters)
Nhà nghiên cứu Trung Quốc khẳng định các bậc phụ huynh tham gia vào nghiên cứu nhận thức được những nguy hiểm tiềm tàng của thử nghiệm, nhưng họ vẫn quyết định cấy ghép phôi thai đã được chỉnh sửa. Ông Hạ cũng thừa nhận trường đại học nơi ông làm việc không hay biết về nghiên cứu của ông.
Về kinh phí cho nghiên cứu, ông Hạ nói tự bỏ tiền túi, nhưng không trả lời câu hỏi vì sao phải giữ bí mật công việc của mình cho tới khi hoàn thành. Ông chỉ nói rằng “nghiên cứu đã được gửi tới một tạp chí khoa học để xem xét”, nhưng không tiết lộ tên tạp chí này.
Video đang HOT
Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam trước đó cho biết ông Hạ nghỉ phép không lương từ tháng 2 và không hề báo cáo về nghiên cứu của mình, đồng thời nhấn mạnh thử nghiệm của ông “vi phạm nghiêm trọng đạo đức học thuật và quy tắc ứng xử”.
Các nhà tổ chức hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen cũng khẳng định không hề hay biết về nghiên cứu của nhà khoa học Trung Quốc. Nhà điều hành hội nghị Robin Lovell-Badge nói rằng thử nghiệm của ông Hạ là một bước lùi cho ngành khoa học, nhưng thừa nhận đây là một mốc thời điểm quan trọng trong lịch sử.
Chỉnh sửa gen là một phương pháp tiềm năng để chữa các căn bệnh di truyền nhưng nó gây ra nhiều tranh cãi vì lo ngại sẽ thay đổi các đặc tính thế hệ tương lai và cuối cùng làm ảnh hưởng đến toàn bộ bộ gen của nhân loại. Ở nhiều nước, việc chỉnh sửa gen trên người bị kiểm soát chặt chẽ.
Ông Renzong, cựu Phó chủ tịch Ủy ban đạo đức của Bộ Y tế Trung Quốc cho rằng các quy định lỏng lẻo của Bắc Kinh đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học trong nước phá vỡ các quy tắc mà không lo bị trừng phạt.
Tuy nhiên, theo Tân Hoa Xã, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc mới đây ra lệnh điều tra nghiên cứu của ông Hạ, trong khi nhóm hơn 120 nhà khoa học Trung Quốc cũng ký vào một thư ngỏ lên án cái mà họ gọi là nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ sinh học vi phạm đạo đức và tinh thần khoa học này.
“Nghiên cứu trên phá hủy uy tín của Trung Quốc trong lĩnh vực này”, Liên minh các Hiệp hội Khoa học Đời sống Trung Quốc nhấn mạnh.
(Nguồn: SCMP)
SONG HY
Theo VTC
Nhà khoa học quân sự Trung Quốc bị "tố" chiếm đoạt công nghệ phương Tây
Các nhà khoa học có liên quan tới quân đội Trung Quốc được cho là đang lợi dụng những dự án nghiên cứu hợp tác với chuyên gia tại các trường đại học Phương Tây nhằm "tuồn" công nghệ tiên tiến về nước để phát triển nền khoa học kỹ thuật Trung Quốc.
Các nhà khoa học Trung Quốc (Ảnh minh họa: Reuters)
CNN dẫn báo cáo của viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) cho biết, ngày càng nhiều các nhà khoa học có liên quan tới quân đội Trung Quốc mang các công nghệ tiên tiến ở nước ngoài về Bắc Kinh, lợi dụng các dự án hợp tác với chuyên gia Phương Tây tại các trường đại học, cơ sở nghiên cứu.
Báo cáo nói rằng các chính phủ và trường đại học Phương Tây dường như đang thiếu đi sự cảnh giác cao độ với các nhà khoa học Trung Quốc trong tham vọng hiện đại hóa nền quân sự Bắc Kinh dựa vào công nghệ nước ngoài.
"Tôi chưa thấy bất cứ đại học nào nhận thức đầy đủ về mối đe dọa này", chuyên gia Alex Joske của ASPI nhận định. Ông Joske cho rằng các đại học có thể chưa ý thức được việc nền quân sự Trung Quốc có thể hưởng lợi từ các hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học Australia và điều này có thể ảnh hưởng tới lợi ích của Canberra.
ASPI là một tổ chức nghiên cứu phi đảng phái, được chính phủ Australia tài trợ một phần kinh phí hoạt động, theo CNN.
Từ năm 2007, có hơn 2.500 nhà khoa học Trung Quốc có liên hệ với lực lượng quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã tới Mỹ, Australia, Anh và một số quốc gia khác để nghiên cứu và làm việc. "Những nhà khoa học này hoạt động trong các lĩnh vực kỹ thuật chiến lược như vật lý lượng tử, công nghệ xử lý tín hiệu, mật mã, công nghệ điều hướng và thiết bị tự động", báo cáo viết.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc gọi những hoạt động trên là "hái hoa từ vườn hoa nước ngoài để tạo nên mật ngọt ở Trung Quốc".
Theo ASPI, các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu Trung Quốc như học viện tàu ngầm hải quân, đại học kỹ thuật lực lượng tên lửa đã tới các nước Phương Tây để du học, làm nghiên cứu sinh hoặc theo học tiến sĩ.
ASPI cho biết, trong quá trình nghiên cứu ở nước ngoài, các nhà khoa học này đã mang những công trình nghiên cứu, công nghệ hợp tác với nước chủ nhà về Trung Quốc.
Phản ứng với báo cáo của ASPI về sự bảo vệ "lỏng lẻo" công nghệ trước các nhà khoa học quân sự nước ngoài, các đại học ở Australia cho biết họ đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của chính phủ Australia đưa ra về việc rà soát hồ sơ đăng ký, kiểm soát các mối đe dọa, nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của Australia.
Đại học New South Wales, cơ sở giáo dục được nhắc tới trong báo cáo của ASPI cho biết, họ thực hiện đánh giá chặt chẽ các hồ sơ lý lịch theo yêu cầu của chính quyền Australia.
Tuy nhiên, theo ASPI, một số nhà khoa học quân sự Trung Quốc dường như đã sử dụng "vỏ bọc" để cắt đứt mối liên hệ với lực lượng PLA, thay vào đó nhận mình là học giả đến từ những viện nghiên cứu không tồn tại ở Trung Quốc.
Báo cáo của tổ chức Australia được công bố chỉ 1 ngày sau khi ông Christopher Ashley Ford, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách an ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí cho biết, việc ngăn chặn chuyển giao công nghệ sang Trung Quốc là ưu tiên của Mỹ. Quan chức này quan ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng và biến đổi các công nghệ dân sự áp dụng vào quân sự và ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của Mỹ.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
'Cha đẻ' bom hạt nhân, nhiệt hạch Trung Quốc qua đời ở tuổi 100 Nhà vật lý hạt nhân được coi trọng ở Trung Quốc như một trong những nhân tố chính đứng sau toàn bộ chương trình vũ khí hạt nhân đã qua đời. Theo RT, ông Cheng Kaijia, người đã giúp Trung Quốc sở hữu thứ vũ khí chết người nhất và hủy diệt nhất trên trái đất - vũ khí hạt nhân - đã...