Nhà khoa học Trung Quốc kiện Hội đồng Nobel
Một nhà khoa học Trung Quốc làm đơn kiện Hội đồng Nobel đã trao giải thưởng Nobel Y học năm 2012 cho hai nhà khoa học Nhật và Anh, làm hủy hoại danh tiếng của ông trong giới khoa học.
Tiến sĩ Rongxiang Xu, tự cho mình là cha đẻ của ngành khoa học tái tạo tế bào gốc ở người trưởng thành, cho rằng ông đã có những phát hiện quan trọng trong lĩnh vực này một thập kỷ trước khi hai nhà khoa học đoạt giải Nobel Y học 2012 tìm ra, theo tin tức từ AFP.
Nhà khoa học Shinya Yamanaka (trái) và John Gurdon đoạt giải Nobel Y học 2012 – Ảnh: AFP
Nhà khoa học Shinya Yamanaka (Nhật) và John Gurdon (Anh) đoạt giải Nobel Y học 2012 hồi tháng 10 qua, nhờ vào nghiên cứu tái lập trình (hay tái tạo) tế bào gốc của con người, tạo ra một cơ hội mới để nghiên cứu các bệnh, phát triển các phương pháp tầm soát và liệu pháp trị bệnh mới, theo đánh giá của Hội đồng Nobel.
Tuy nhiên, trong đơn kiện của mình, tiến sĩ Rongxiang Xu cho rằng, ông đã khám phá ra liệu pháp tái tạo tế bào gốc hồi năm 1984, giúp ích cho 20 triệu bệnh nhân bỏng ở 73 quốc gia.
Video đang HOT
Ông Rongxiang Xu, hiện đang sống và làm việc tại thành phố Los Angeles (Mỹ), cho biết Hội đồng Nobel không công bằng khi trao giải cho hai nhà khoa học trên, làm hủy hoại danh tiếng của ông trong giới y học.
“Mục đích tôi làm đơn kiện này là nhằm chứng minh những đánh giá của Hội đồng Nobel là hoàn toàn sai lầm và không công bằng”, AFP dẫn lời ông Rongxiang Xu trong một phát biểu.
Theo AFP, đơn kiện của ông Rongxiang Xu đã được trình lên tòa án tại California, hiện Hội đồng Nobel vẫn chưa có phản ứng gì.
Theo TNO
Nữ binh sĩ Mỹ kiện bộ trưởng vì không được chiến đấu
Một nhóm nữ quân nhân Mỹ vừa đâm đơn kiện Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta vì chính sách cấm nữ giới tham gia chiến đấu trong quân đội.
Trung sĩ Jennifer Hunt, người được tặng thưởng huân chương Purple Heart sau khi xe của cô bị trúng bom ở Afghanistan, là một trong 4 nữ quân nhân kiện Bộ Quốc phòng. Ảnh: Telegraph
4 nữ quân nhân, trong đó có hai người từng được tặng huân chương Purple Heart vì chiến đấu dũng cảm ở chiến trường Afghanistan, lên án chính sách của Bộ trưởng Leon Panetta là "bất công với phụ nữ, những người đang tiếp tục hy sinh tính mạng của mình cho đất nước".
"Từ khi còn là một cô bé, tôi đã ao ước trở thành một phi công của không quân, và tôi đã từng bước chứng minh được năng lực của mình", AFP dẫn lời thiếu tá Mary Jennings Hegar, một phi công lái trực thăng cứu hộ từng làm nhiệm vụ ở Afghanistan nói.
Máy bay của Hegar bị bắn hạ năm 2009 khi đang cứu hộ 3 binh sĩ bị thương. Cô phải tham gia chiến đấu, nã súng đáp trả và bị thương nghiêm trọng. Hegar sau đó đã được tặng thưởng huân chương.
"Năng lực tác chiến không liên quan đến giới tính hay bất cứ điều gì khác. Mọi thứ đều được thực hiện bằng trái tim, tính cách, khả năng, sự quyết đoán và mong muốn cống hiến", cô nói trong một thông báo tuyên bố về vụ kiện.
Phụ nữ Mỹ vẫn bị cấm tham gia các đơn vị tác chiến, dù các binh sĩ nữ thực tế vẫn góp sức chiến đấu trong cuộc chiến kéo dài một thập kỷ qua tại Afghanistan và Iraq, với 140 người thiệt mạng trên chiến trường. Họ bị cấm tham gia các đơn vị bộ binh, thiết giáp và lực lượng đặc nhiệm vì quân đội Mỹ cho rằng các nữ binh sĩ không đủ khỏe để thực hiện những nhiệm vụ mà đơn vị yêu cầu.
Đơn kiện đã được 4 nữ binh sĩ và Mạng lưới Hành động vì Các nữ quân nhân nộp hôm qua lên tòa án liên bang ở San Francisco, do Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) và công ty luật Munger, Tolles& Olson làm đại diện. Đơn kiện ghi ông Panetta là bị cáo.
"Những người phụ nữ này đã phục vụ cho đất nước một cách can trường và vinh dự, đã chứng minh được năng lực của mình dưới bom đạn chẳng khác gì các đồng đội nam giới", luật sư của ACLU Ariela Migdal nói. "Chính sách lỗi thời này không phản ánh được bản chất của chiến tranh hiện đại hay sự đóng góp trên thực tế của những phụ nữ mặc quân phục".
Tuy nhiên, phát ngôn viên Lầu Năm góc George Little cho rằng ông Panetta đã rất nỗ lực để thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong quân đội Mỹ.
"Trong thời của ông, khoảng 14.500 vị trí đã được thiết lập cho nữ giới, và ông đã chỉ đạo các đơn vị khai thác thêm vai trò tiềm năng của phụ nữ trong quân đội", ông Little nói. "Vì thế tôi nghĩ nỗ lực của ông trong vấn đề rất lớn. Những vị trí gần đây mà tôi vừa đề cập chỉ mới là bắt đầu và chưa phải là kết thúc của quá trình này".
Theo VNE
Nam giới cũng nên chủng ngừa siêu vi gây ung thư tử cung Theo đồng chủ nhân Nobel Y học năm 2008 Harald zur Hausen, nam giới cũng phải cẩn thận với siêu vi gây ung thư cổ tử cung. Năm 2006, thế giới chứng kiến một bước ngoặt trên con đường đối phó ung thư: bằng cách chủng ngừa có thể ngăn chặn ung thư cổ tử cung - một trong những nguyên nhân hàng...