Nhà khoa học trẻ nhất thế giới mới chỉ… 6 tuổi
Nhiều trẻ nhỏ thích khám phá thiên nhiên và có đầu óc tò mò có thể tạo nên những nhà khoa học giỏi nhất sau này.
Cô bé Grace Fulton được cho là nhà khoa học trẻ nhất thế giới.
Rất ít người có được tên của họ trên một bài báo khi còn bé. Tuy nhiên, có lẽ cô bé Grace Fulton đến từ Úc lại hoàn toàn khác khi lập kỷ lục lúc mới 6 tuổi.
Mặc dù cha cô bé là đồng tác giả nhưng ông đã nhấn mạnh quyền tác giả của Grace không chỉ đơn giản là để thể hiện, cô bé thực tế đã đóng một phần quan trọng trong một số giai đoạn nghiên cứu.
Graham Fulton – cha của Grace là một nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland, Úc. Nghiên cứu của ông liên quan đến vấn đề những con cú thích nghi tốt với môi trường đô thị như thế nào. Trong báo cáo, Grace từ khi còn bé đã rất thích những con cú. Cô bé lúc mới bốn tuổi đã theo cha của mình trong rừng nhiệt đới để tìm kiếm những con cú và Grace có thể phân biệt được tiếng của chúng.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu gần đây nhất của mình, Graham đã so sánh sự hiện diện của những con cú tại một công viên ở Brisbane với khu rừng nhiệt đới Mount Glorious gần đó.
Graham Fulton nói rằng con gái bé nhỏ của mình đã tham gia nghiên cứu thực địa trong tất cả các dịp và vẫn đi học vào ngày hôm sau. Grace có thể đọc dữ liệu và cho biết con cú nào phổ biến nhất cả trên dữ liệu (bảng excel) và ở hiện trường. Cô bé có thể nhớ lại những khoảnh khắc cha mình quên.
Đặc biệt hơn là Grace đã đặt nhiều câu hỏi truyền cảm hứng cho nghiên cứu, xem dữ liệu, không bao giờ ngừng học hỏi, sửa chữa cho chính cha của mình khi ông Graham Fulton thậm chí nhầm lẫn.
Khi báo cáo khoa học được xuất bản trên Pacific Conservation Biology, cả hai cha con đều được liệt kê là tác giả.
Không có kỷ lục Guinness cho nhà khoa học trẻ nhất được công bố. Tuy nhiên, khi Sophia Spencer đồng tác giả một nghiên cứu trên phương tiện truyền thông xã hội và khoa học, Grace đã được báo cáo rộng rãi là tác giả trẻ nhất của một bài báo khoa học được xuất bản.
Grace cũng là tác giả chính của một bài báo hiện đang được xem xét, trong đó cô bé đã ghi lại một con chim làm tổ trong một loại môi trường trước đây không được coi trọng. Thậm chí Grace còn bày tỏ ý định muốn trở thành một nhà nghiên cứu về loài bướm.
Trang Phạm
Phát hiện dấu vết loài người khác sống giữa "mùa đông núi lửa"
Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy dấu vết khó tin của những cá thể thuộc loài người khác từng lang thang ở Ấn Độ 74.000 năm trước, nơi bấy giờ đang là "tử địa" bởi mùa đông núi lửa Toba.
Nhóm khoa học gia từ Viện Max Planck về Khoa học và lịch sử nhân loại (Đức), Đại học Allahabad (Ấn Độ), Đại học Macquarie và Đại học Queensland (Úc) vừa tìm thấy bằng chứng đầu tiên của những cá thể thuộc chi Người đã sống sót ngoài châu Phi trong kỷ nguyên thảm khốc 74.000 năm trước, khi thảm họa siêu núi lửa Toba khiến các miền đất khác gần như biến thành "tử địa".
Toba là một núi lửa đáng sợ ở Indonesia. Trong đợt phun trào này, nó đã đem đến cho trái đất một mùa đông tăm tối kéo dài tận 10 năm do tro bụi che phủ ánh mặt trời. Suốt 1.000 năm sau đó, trái đất vẫn lạnh giá hơn bình thường.
Các công cụ đá tìm được ở Ấn Độ cho thấy có ít nhất một loài người bí ẩn đã sống sót ở "tử địa" trong thảm họa Toba - ảnh: Chris Clakson
Ngay cả ở châu Phi, tổ tiên chúng ta, những người Homo sapiens cũng đã trải qua một giai đoạn khó khăn, gần như tuyệt chủng, và chỉ tồn tại được nhờ sự khéo léo trong tìm kiếm nguồn sống.
Thế nhưng, một cách khó tin, các nhà khoa học đã tìm thấy các bộ công cụ có niên đại trùng khớp với thảm họa Toba ngay tại Dhaba, thuộc thung lũng Middle Son, Ấn Độ, một nơi đủ gần để bị ảnh hưởng mạnh từ vụ phun trào. Phân tích sâu hơn các bằng chứng cho thấy cộng đồng này đã tồn tại trong suốt thời gian từ 80.000 - 25.000 năm về trước.
Theo giáo sư Chris Clakson (Đại học Queensland), thành viên nhóm nghiên cứu, dân cư Dhaba cổ đại đã sử dụng các công cụ tương đồng với người Homo Sapiens ở châu Phi thời điểm đó. Họ có thể là người Neanderthals, người Denisovans hay một loài người khác chưa được xác định.
Nhưng có điều rõ ràng đó không phải tổ tiên trực tiếp của chúng ta vì Homo Sapiens mãi 60.000 năm trước, khi dân số phục hồi đủ mạnh sau thảm họa Toba, mới rời châu Phi. Đây là một điều may mắn bởi trong "mùa đông núi lửa", châu Phi có thể tạm coi là dễ sống. Theo tính toán, sau khi Toba phun trào, bầu trời trên nơi là Indonesia ngày nay bị che khuất bởi đám mây tro dày tới 100 cm, trong khi ở Ấn Độ là 5 cm, ở châu Phi là 0,1 cm.
Trong khi đó, một số nhóm thuộc các loài người tuyệt chủng như Denisovans hay Neanderthals được cho là đã rời cái nôi của nhân loại khá lâu trước đó. Một số nhóm có thể vẫn ở lại và chỉ rời đi cùng lúc hoặc sau những tốp Homo Sapiens đầu tiên.
Cho đến nay, tàn tích của "hung thần" gây ra mùa đông núi lửa khiến con người gần tuyệt chủng chính là hồ Toba ở Indonesia. Nó rộng đến 30 km, dài 100 km và sâu đến hơn 500 m.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Science, The Conversation
Giải đáp bí ẩn dấu chân khủng long sau nửa thế kỷ Bất cứ nhà khoa học nào cũng đều phấn chấn khi phát hiện ra các dấu chân khủng long, đặc biệt là phát hiện ở những nơi độc nhất vô nhị. Một nơi độc đáo như thế chính là trên trần một cái hang ở Úc nhiều thập kỷ trước, và mãi đến nay bí ẩn những dấu chân này mới được giải...