Nhà khoa học phát hiện ra virus Ebola khẳng định thế giới đã kiểm soát được căn bệnh này
Virus Ebola đã bị đánh bại, vaccine và thuốc điều trị đã kiểm soát căn bệnh gây chết người này.
Đây là tuyên bố của Giáo sư Jean-Jaques Muyembe, người lần đầu tiên phát hiện virus Ebola hơn 40 năm trước.
Y tá tiêm phòng vaccine ngăn ngừa virus Ebola cho người dân tại Goma, CHDC Congo, ngày 7/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Giáo sư Muyembe, nhà virus học, người đứng đầu Viện nghiên cứu y sinh của CHDC Congo, đồng thời đang là người điều phối cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại nước này, khẳng định :”Trong 40 năm qua, tôi đã chứng kiến và tham gia cuộc chiến chống lại căn bệnh gây chết người này và hôm nay tôi có thể nói rằng chúng ta đã chiễn thắng căn bệnh này. Bệnh Ebola có thể phòng ngừa và chữa trị được”. Cùng với các điều trị lâm sàng hiệu quả hơn, sự sẵn có của vaccines có nghĩa là căn bệnh sốt xuất huyết dễ lây nhiễm và từng gây tử vong cao này giờ đây có thể được kiểm soát.
Video đang HOT
Giáo sư Muyembe cho biết :”Nếu căn bệnh xuất hiện, chúng tôi sẽ cắt đứt chuỗi lây nhiễm, chúng tôi tiêm vaccine cho tất cả những người tiếp xúc với trường hợp mắc bệnh và chúng tôi điều trị những người mắc bệnh”. Ông khẳng định nếu dịch bệnh được phát hiện kịp thời, nó có thể chấm dứt sau 1 tuần,
Kể từ khi xuất hiện, căn bệnh do virus Ebola gây ra làm hơn 15.000 người thiệt mạng. Triệu chứng chủ yếu là sốt, nôn, xuất huyết và tiêu chảy. Đợt dịch lớn nhất xảy ra tại khu vực Tây Phi từ năm 2013 đến năm 2016 làm 11.000 người tử vong. CHDC Congo trải qua đợt dịch thứ 12 trong năm 2021 này kéo dài 3 tháng.
Giáo sư Muyembe lần đầu tiên phát hiện virus Ebola năm 1976 khi ông là một nhà dịch tế học được điều đến làm việc tại làng Yambuku ở miền Bắc CHDC Congo.
Nghiên cứu mới về tình trạng 'COVID kéo dài' ở Anh
Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) mới đây đã tiến hành cuộc nghiên cứu khảo sát đối với 27.000 người mắc COVID-19.
Theo đó, 3 phương pháp đã được sử dụng để ước tính mức độ phổ biến của những triệu chứng kéo dài sau khi mắc bệnh, hay còn được gọi là "COVID kéo dài" (Long COVID).
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Một kết quả phân tích cho thấy 5% số người được hỏi có ít nhất một triệu chứng kéo dài từ 12 đến 16 tuần sau có kết quả dương tính. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, 3,4% người không mắc bệnh cũng cho biết có triệu chứng "COVID kéo dài" tương tự.
Những triệu chứng của "COVID kéo dài" gồm sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi hoặc suy yếu, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, đau họng, ho, thở gấp, mất vị giác và khứu giác. Tuy nhiên, ONS cho rằng những triệu chứng trên cũng thường gặp trong dân số nói chung, và có thể là dấu hiệu của bệnh khác.
Một phân tích thứ 2 về "COVID kéo dài" cũng cho thấy chỉ 3% người có triệu chứng ít nhất 12 tuần sau khi mắc bệnh. Tỷ lệ này ở người không mắc là 0,5%. Tuy nhiên, ở nhóm phân tích thứ 3, những người tham gia được yêu cầu tự xác định mình có mắc các triệu chứng "COVID kéo dài" hay không. Kết quả cho thấy khoảng 11,7% trả lời là Có, trong đó 7,5% cho biết tình trạng bệnh đã hạn chế các hoạt động thường ngày của họ. Khi phương pháp này được áp dụng với những người mắc COVID-19 có triệu chứng, tỷ lệ cho biết có triệu chứng "COVID kéo dài" đã tăng lên 17,7%.
Kết quả trên được đưa ra sau khi nhiều nghiên cứu trước đó cho thấy có tới 1/5 (20%) số người mắc COVID-19 có thể chịu những tác động kéo dài của bệnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới của ONS, chỉ từ 3% - 11,7% số ca dương tính có thể có triệu chứng của "COVID kéo dài". Tỷ lệ này thấp hơn kết quả 14% được chính ONS thực hiện và công bố hồi tháng 4.
Đánh giá về nghiên cứu mới của ONS, Kevin McConway - Giáo sư danh dự Đại học Mở (Anh), cho rằng dù có thể thấp hơn ước tính trước đó, song tỷ lệ ghi nhận "COVID kéo dài" vẫn thực sự là vấn đề lớn. Ước tính trong giai đoạn tuần từ ngày 14 - 20/8, tổng số ca mắc COVID-19 ở Anh là 526.000 ca, và nếu ước tính của ONS là đúng thì tỉ lệ mắc "COVID kéo dài" ở Anh chỉ riêng trong tuần đó đã là từ 16.000 - 60.000 ca.
COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 518.532 trường hợp mắc COVID-19 và 8.941 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 223 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,6 triệu người không qua khỏi. Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 4/9/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập...